Kenya treo thưởng bắt kẻ chủ mưu vụ thảm sát
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Kenya Joseph Nkaissery hôm 3-4 tuyên bố nước này sẽ không cúi đầu trước các mối đe dọa khủng bố và sẽ chiến thắng kẻ thù.
Phát biểu trên được đưa ra tại Trường ĐH Moi ở thị trấn Garissa, nơi gánh chịu vụ thảm sát hôm 2-4, khiến 147 người thiệt mạng. Nhiều thi thể còn nằm rải rác tại khuôn viên trường. Một bác sĩ cho hay hầu hết nạn nhân bị bắn từ phía sau đầu. Theo đài CNN, lực lượng an ninh hộ tống sinh viên quay lại trường thu gom tài liệu và vật dụng cá nhân. Trường đại học này sẽ phải đóng cửa vô thời hạn. Hàng trăm sinh viên may mắn sống sót đang trú ẩn tại doanh trại quân đội gần đó. Một số xe buýt được điều đến đưa sinh viên bị thương về nhà trong khi thi thể các nạn nhân thiệt mạng được máy bay chuyển đến thủ đô Nairobi chờ xác nhận danh tính.
Thông báo truy nã tay súng Mohamed Mahamud Ảnh: Bộ Nội vụ Kenya
Đây là vụ tấn công tồi tệ nhất tại Kenya kể từ vụ đánh bom của tổ chức Al-Qaeda nhằm vào đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Nairobi vào năm 1998 khiến 213 người thiệt mạng. Nhóm vũ trang Hồi giáo al-Shebab, một nhánh của tổ chức khủng bố Al-Qaeda, đã nhận trách nhiệm vụ tấn công. Bộ Nội vụ Kenya ra thông báo treo thưởng 220.000 USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin về người đàn ông có tên Mohamed Mahamud – còn có bí danh Dulyadin và Gamadhere – bị cho là kẻ chủ mưu. Người này từng nhận trách nhiệm vụ tấn công xe buýt hồi tháng 11-2014, khiến 28 người thiệt mạng.
Xuân Mai
Video đang HOT
Theo_Người lao động
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Càng tinh giản, bộ máy càng phình to
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình thừa nhận, ba lần tinh giản trước, chúng ta càng tinh giản, bộ máy càng "phình to".
Bộ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời rằng, năm 2015, Bộ này sẽ tiến hành tinh giản biên chế lần thứ tư và có thể hoàn thành chương trình vào năm 2021. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình thừa nhận, ba lần tinh giản trước, chúng ta càng tinh giản, bộ máy càng "phình to". Dư luận thắc mắc, liệu lần tinh giản này có lặp lại "chiến tích" của những lần trước?
6 giải pháp để tránh "vết xe đổ"
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình thừa nhận, 10 năm qua, sau 3 lần tinh giản biên chế, bộ máy không những không giảm mà ngày càng phình to. Tuy nhiên, đề án tinh giản biên chế lần thứ tư sẽ tiến hành từ năm 2015 và có thể hoàn thiện vào năm 2021 sẽ có những giải pháp cụ thể nhằm tránh "vết xe đổ" từ những lần trước.
Theo đó, bộ Nội vụ đề xuất 6 giải pháp để kế hoạch tinh giản lần này đạt hiệu quả như mong muốn gồm: Tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng để tạo nhận thức và đồng thuận của các cấp, ngành, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân khi tổ chức triển khai thực hiện; Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý biên chế theo hướng tập trung, thống nhất, đẩy mạnh và hoàn thành việc xác định vị trí việc làm.
Trên cơ sở đó bố trí số biên chế hợp lý cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đồng thời tinh giản biên chế đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong quá trình thực hiện đề án chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế tinh giản và nghỉ hưu theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Xây dựng, cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo vị trí việc làm và trình độ đào tạo một cách hợp lý; Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
Đồng thời tiến hành xã hội hóa một số lĩnh vực nhiệm vụ công, xem đây là khâu đột phá; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Vẫn "tắc" ở khâu giải quyết nhân sự sau tinh giản
Đó là nhận định của PGS. TS Nguyễn Hữu Tri, nguyên Viện trưởng viện Khoa học hành chính, Học viện hành chính Quốc gia. PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cho biết: "Thực ra chúng ta đã tiến hành tinh giản biên chế tổng cộng 5 lần nhưng thống kê cho thấy sau mỗi đề án tinh giản thì số lượng cán bộ, công chức lại tăng gấp đôi. Nguyên nhân dẫn tới việc càng tinh giản, bộ máy càng phình to do rất nhiều yếu tố, trong đó có việc giải quyết nhân sự sau tinh giản không tốt.
Tôi lấy ví dụ, ông thủ trưởng cơ quan A. có quyền quyết định nhân sự ở cơ quan A. mà ông thủ trưởng cơ quan B. không can thiệp được. Như vậy, việc tuyển dụng nhân sự giữa các đơn vị hành chính hoàn toàn độc lập với nhau. Đến khi chúng ta tiến hành tinh giản, nhân sự cơ quan A. bị thừa ra và với cơ chế hiện hành, nhân sự thừa ra đó sẽ được điều sang cơ quan B. hoặc các đơn vị hành chính khác. Vòng luân chuyển nhân sự như vậy, thử hỏi chúng ta giảm thế nào? Xét từng cơ quan, việc tinh giản đã được thực hiện, nhưng khi tính tổng nhân sự ở các cơ quan hành chính trong cả nước, số nhân sự lại phình ra".
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri.
Từ những phân tích như trên, PGS Nguyễn Hữu Tri cho biết: "Từ kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, chúng ta cần phải có một cơ quan đặc trách, chuyên quản lý vấn đề công chức một cách thống nhất. Có như vậy, chúng ta mới khắc phục được những hạn chế trong giải quyết nhân sự sau tinh giản".
Đồng tình với quan điểm đổi mới nhân sự là khâu quan trọng, TS. Ngô Thành Can, Phó trưởng khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự (học viện Hành chính Quốc gia) cho biết: "Chúng ta muốn thiết kế lại bộ máy, trước hết nằm từ khâu tổ chức. Tổ chức khéo thì tạo ra những nhà lãnh đạo giỏi, còn tổ chức không khéo sẽ tạo ra những nhà lãnh đạo tồi.
Trước mắt chúng ta phải thấy, mình cần có tổ chức không? Và từ tổ chức đó, chúng ta cần bao nhiêu người để thực hiện công việc ấy. Phân công công việc theo vị trí việc làm (tức là mỗi vị trí đảm trách đều được xác định bằng việc mô tả công việc và người ta có thể đánh giá theo vị trí này), đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Chúng ta rõ ràng mới chỉ đang hướng tới chứ chưa thực hiện được".
Phạm Thiệu
Theo_Người Đưa Tin
Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về tinh giản biên... Trong chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" tối 22/3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã đưa ra 6 giải pháp để thực hiện tinh giản biên chế hiệu quả hơn, tránh tình trạng "đánh trống, bỏ dùi". Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Xin chuyển đến Bộ trưởng câu hỏi đầu tiên của một cán bộ quản...