Kênh ngân hàng ‘hút’ 8,8 triệu tỷ đồng tiền gửi, gần một nửa nằm ở 4 NHTM quốc doanh
Kênh ngân hàng đang hút vốn mạnh từ các tổ chức kinh tế khi năm 2019, tiền gửi của nhóm này tăng tới 18,59%, trong khi tiền gửi từ dân cư chỉ tăng 10,36%.
Kênh ngân hàng ‘hút’ 8,8 triệu tỷ đồng tiền gửi, gần nửa nằm ở 4 NHTM quốc doanh
Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết năm 2019, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt gần 8,8 triệu tỷ đồng. Trong đó, gần 4 triệu tỷ đồng là tiền gửi của các tổ chức kinh tế; còn lại hơn 4,8 triệu tỷ đồng là tiền gửi của dân cư.
Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế cao hơn nhiều dân cư.
Cụ thể, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng tới 18,59% trong năm 2019, trong khi tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng chỉ tăng 10,36% cùng thời gian.
Thống kê của VietnamFinance từ báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng cho thấy, 4 ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank sở hữu tới gần nửa tổng tiền gửi khách hàng trong hệ thống ngân hàng.
Trong đó, Agribank đứng đầu, ước tính khoảng trên 1,2 triệu tỷ đồng. BIDV cũng sở hữu lượng tiền gửi khách hàng vượt mốc triệu tỷ, đạt 1,1 triệu tỷ đồng chốt năm 2019. Kế đó là Vietcombank với trên 928.000 tỷ đồng và VietinBank với trên 892.000 tỷ đồng.
Nhìn lại quá khứ, hồi năm 2013, lượng tiền gửi khách hàng của VietinBank từng vượt BIDV và Vietcombank. Sau đó BIDV vượt lên hẳn trong cuộc đua, còn VietinBank vẫn “trên cơ” Vietcombank cho đến năm 2018.
Video đang HOT
Tuy nhiên sang đến năm 2019, tiền gửi khách hàng của Vietcombank tăng tới 15,8%, trong khi mức tăng của VietinBank chỉ là 8,1%, qua đó vượt lên. Nguyên nhân là do VietinBank có hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp (do vướng hệ số an toàn vốn) nên nhu cầu vốn cũng hạn chế hơn.
Với khối ngân hàng thương mại tư nhân, đứng đầu là SCB với lượng tiền gửi khách hàng lên đến trên 438.000 tỷ đồng. Xếp ngay sau là Sacombank với trên 400.000 tỷ đồng. Kế nữa là ACB với trên 308.000 tỷ đồng.
Năm 2011 và năm 2012, ACB từng xếp trên cả SCB lẫn Sacombank. Tuy vậy, bất chấp SCB và Sacombank gặp khó khăn nhất định do đang trong tiến trình tái cơ cấu, ACB vẫn bị tụt lại phía sau trong “cuộc đua” tiền gửi khách hàng so với 2 ngân hàng này. Dù thế, điều này giúp ACB tối ưu chi phí huy động hơn và đây là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của ACB vượt trội so với SCB và Sacombank.
Một số ngân hàng khác cũng sở hữu lượng tiền gửi khách hàng trên 200.000 tỷ đồng bao gồm: MB với trên 272.000 tỷ đồng, SHB với trên 259.000 tỷ đồng, Techcombank với trên 231.000 tỷ đồng và VPBank với trên 213.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng trên 100.000 tỷ đồng có Eximbank, LienVietPostBank, HDBank và VIB.
SeABank, TPBank, MSB, BacABank, NamABank… nằm trong nhóm dưới 100.000 tỷ đồng. Trong đó thấp nhất trong nhóm ngân hàng tư nhân nội địa là Saigonbank với chỉ 15.600 tỷ đồng, dù 9 năm trước (năm 2010), lượng tiền gửi khách hàng của nhà băng này lớn hơn khá nhiều ngân hàng khác (chẳng hạn như TPBank, NamABank, OCB, Kienlongbank…).
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Doanh nghiệp bất ngờ đổ dồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng trong tháng 9
Việc tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vượt tăng trưởng tiền gửi của dân cư sau 9 tháng là một diễn biến đáng chú ý, bởi 8 tháng trước đó, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đều thua xa so với tăng trưởng tiền gửi dân cư.
Doanh nghiệp bất ngờ đổ dồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng trong tháng 9
Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 9/2019, tổng tiền gửi khách hàng vào hệ thống ngân hàng đạt trên 10 triệu tỷ đồng.
Trong đó, 3,649 triệu tỷ đồng là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tăng 9,23% so với hồi đầu năm; còn lại 4,77 triệu tỷ đồng là tiền gửi dân cư, tăng 9,02%.
Việc tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vượt tăng trưởng tiền gửi của dân cư sau 9 tháng là một diễn biến đáng chú ý, bởi 8 tháng trước đó, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đều thua xa so với tiền gửi dân cư.
Cụ thể, suốt từ tháng 1 đến tháng 4, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng đều sụt giảm so với đầu năm. Trong khi đó, tiền gửi dân cư vẫn tăng đều đặn, đạt mức 5,98% thời điểm cuối tháng 4
Kể từ tháng 5/2019, khoảng cách bắt đầu thu hẹp, tuy nhiên cho đến tháng 8, mức chênh tăng trưởng vẫn khá lớn khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 5,94%, trong khi tiền gửi dân cư tăng tới 9,08%.
Tuy nhiên, đến hết tháng 9, như đã đề cập, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã bất ngờ vượt tăng trưởng tiền gửi dân cư, 9,23% so với 9,02%.
Tính toán cho thấy, đã có tới gần 110.000 tỷ đồng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đổ dồn vào hệ thống ngân hàng chỉ riêng trong tháng 9.
Dù vậy, đây không phải là kỷ lục của năm bởi hồi tháng 5, đã có tới gần 140.000 tỷ đồng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đổ vào hệ thống ngân hàng.
Như vậy, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ riêng trong hai tháng 5 và 9 đã chiếm tới trên 80% tổng tăng trưởng tiền gửi của nhóm này vào hệ thống ngân hàng.
Diễn biến tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư so với thời điểm đầu năm 2019
Trái ngược với diễn biến giật cục của tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư tăng trưởng khá đều đặn, tuy nhiên, vẫn có những tháng chững lại như tháng 7 hay tháng 9.
Dù vậy, tiền gửi dân cư vẫn đang áp đảo hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, 57% tổng tiền gửi khách hàng so với 43%.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
SCB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2.371 tỷ đồng trong năm 2019 Báo cáo tài chính năm 2019 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB cho thấy ngân hàng này tăng trưởng chủ yếu ở các mảng hoạt động như huy động, cho vay và hoạt động phi tín dụng. Bên cạnh đó SCB cũng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 2.371 tỷ đồng. Năm 2019 SCB tăng trưởng ở...