Kênh liên lạc ‘đặc biệt’ giúp làm dịu căng thẳng giữa Mỹ và Iran
Một số nước đã nhiều lần phải làm trung gian kể từ cuộc tấn công do Hamas tiến hành nhằm vào miền Nam Israel và dẫn đến cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Iran và Mỹ sử dụng “kênh Saudi Arabia” để trao đổi thông điệp và làm dịu căng thẳng ở Gaza. Ảnh: AFP/SPA
Chín tháng kể từ khi Riyadh và Tehran khôi phục quan hệ sau nhiều năm thù địch, Saudi Arabia đã đảm nhận vai trò mới là trung gian giữa Iran và Mỹ, ba nguồn tin ở Iran mới đây cho biết.
Các quan chức cấp cao ở Riyadh đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp các thông điệp giữa hai nước trên và giảm bớt căng thẳng về cuộc chiến của Israel ở Gaza.
Quá trình này bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái, khi Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian tham dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Riyadh về cuộc chiến ở Gaza với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Liên đoàn Arab.
Một quan chức Iran cho biết Ngoại trưởng Amirabdollahian đã mang theo một thông điệp đến hội nghị để chuyển tới Mỹ thông qua các quan chức Saudi Arabia. Nguồn tin này xác nhận phía Saudi Arabia sau đó đã chuyển thông điệp đó tới các quan chức cấp cao ở Mỹ.
Một nguồn tin khác trong Bộ Ngoại giao Iran tiết lộ rằng Saudi Arabia đã được sử dụng làm cầu nối giữa hai bên cùng với Oman, Qatar và Thụy Sĩ, những quốc gia đôi khi đại diện cho Mỹ về mặt ngoại giao tại Tehran.
Bốn nước đã nhiều lần phải làm trung gian kể từ cuộc tấn công do Hamas thực hiện vào Israel và dẫn đến cuộc chiến ở Gaza.
Iran là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất của Hamas và các nhóm khác như Hezbollah ở Liban và Houthi ở Yemen, vốn đã tấn công Israel cũng như các mục tiêu có liên quan đến Israel và Mỹ khi Tel Aviv thực hiện chiến dịch tấn công leo thang vào Gaza.
Theo nguồn tin của Bộ Ngoại giao Iran, các thông tin liên lạc giữa Iran và Mỹ chủ yếu tập trung vào việc kiềm chế căng thẳng và tránh leo thang lớn hơn trong khu vực.
Nguồn tin trên cho biết Tehran đã cảnh báo Mỹ về những hậu quả tiềm tàng nếu cuộc chiến của Israel ở Gaza, vốn đã khiến hơn 24.000 người thiệt mạng , dẫn đến căng thẳng khu vực lên mức không thể kiểm soát.
Video đang HOT
Những điều này sẽ bao gồm việc Israel bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn và gia tăng áp lực an ninh đối với quân đội Mỹ.
Tàu khu trục USS Cole của Mỹ bị hư hại nghiêm trọng sau một vụ tấn công liều chết trên Vịnh Aden. Ảnh: AFP/TTXVN
Đưa ra những nhượng bộ
Nguồn tin đầu tiên cho biết Saudi Arabia đã được sử dụng như một cầu nối khi căng thẳng gia tăng sau vụ Israel ám sát các chỉ huy cấp cao của những quốc gia và nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn trong khu vực.
Sau khi Israel ám sát Tướng Razi Mousavi thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào ngày 25/12 vừa qua, một phái đoàn Saudi Arabia đã đến thăm Tehran với thông điệp từ Washington nói rằng Mỹ muốn kiềm chế xung đột ở Gaza.
Cụ thể, Mỹ đã đề xuất những nhượng bộ tiềm tàng liên quan đến Israel, chẳng hạn như Washington sẽ không ủng hộ các quan chức Israel cực hữu, vốn thống trị trong chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Điều này sẽ phụ thuộc vào việc Iran không tìm cách làm chệch hướng nỗ lực thiết lập mối quan hệ đầy đủ giữa Israel và Saudi Arabia, một quá trình bị gián đoạn do chiến tranh ở Gaza bùng nổ.
Vào ngày 8/1, Đại sứ Iran tại Syria Hossein Akbari xác nhận rằng Tehran đã nhận được thông điệp từ “một trong những quốc gia vùng Vịnh Ba Tư”. Theo Đại sứ Akbari, nước này (ám chỉ đến Saudi Arabia) cử phái đoàn tới Iran với thông điệp từ Mỹ, đưa ra kế hoạch giải quyết xung đột cho toàn khu vực, thay vì chỉ giải quyết cuộc chiến ở Gaza.
Một nguồn tin khác của Iran cũng tiết lộ Mỹ đã sử dụng các kênh của Saudi Araboa để thông báo cho Tehran rằng họ sắp tấn công lực lượng Houthi ở Yemen, nhóm đang tiến hành các cuộc tấn công vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ để làm gián đoạn nguồn cung cấp và thương mại của Israel.
Thông điệp kêu gọi Iran kiềm chế các nhóm ủy nhiệm trong cuộc tấn công của Mỹ, lưu ý rằng các cuộc tấn công vào lực lượng Houthi ban đầu sẽ “không quá mạnh”, nhưng nếu Tehran phản ứng mạnh mẽ thì Mỹ sẽ đáp trả quyết liệt.
Sau đó, lực lượng Mỹ và Anh đã thực hiện đợt không kích đầu tiên vào Houthi ở Yemen ngày 12/1. Ngày hôm đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: “Tôi đã gửi thông điệp tới Iran. Họ biết là không nên làm gì cả. Chúng tôi sẽ đảm bảo sẽ đáp trả Houthi nếu họ tiếp tục hành vi thái quá này, cùng với các đồng minh của chúng tôi”.
Một cựu quan chức ngoại giao Iran nhận định đường dây liên lạc đang diễn ra giữa Washington và Tehran phản ảnh mong muốn của cả hai bên trong việc giảm căng thẳng và tránh một cuộc chiến tranh Trung Đông lớn hơn. Tuy nhiên, cuộc trao đổi không chính thức giữa Iran và Mỹ về việc kiểm soát mọi thứ đang bị thử thách bởi các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của các nhóm vũ trang trong khu vực nhằm vào các mục tiêu của Mỹ.
Mỹ đang ở thế 'phòng thủ' trước những bất ổn toàn cầu?
Mỹ đang phải đối mặt với một loạt câu hỏi về việc cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine, sự phân cực trong quốc hội, quan điểm ủng hộ Israel bất chấp sự đau khổ của người Palestine ở Dải Gaza.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) tham dự một sự kiện tại Davos. Ảnh: breitbart.com
Theo nhận định của tờ Politico ngày 19/1, các quan chức hàng đầu của Mỹ đã nhận thấy mình ở một vị trí bất thường tại cuộc họp thường niên hào nhoáng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos trong tuần này - một tư thế phòng thủ, trong khi từ trước đến nay Washington thường chiếm ưu thế.
Hiện tại, các quan chức Mỹ phải đối mặt với một loạt câu hỏi và cuộc tranh cãi chính trị về việc cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine, sự phân cực trong quốc hội, quan điểm ủng hộ Israel bất chấp sự đau khổ của người Palestine ở Dải Gaza và chiến dịch ném bom ngày càng gia tăng chống lại Houthis ở Yemen.
Cùng với đó, họ (các quan chức Mỹ) phải trấn an các đối tác nước ngoài rằng Washington vẫn kiểm soát được tình hình, và rằng đây là thời điểm phức tạp nhưng không có gì mà Mỹ và các đồng minh không thể giải quyết được.
Năm ngoái, khi các quan chức Mỹ đến Dovos, họ đã khoe khoang về sự hỗ trợ của phương Tây đã giúp Ukraine đứng vững trước Nga như thế nào và việc đầu tư vào năng lượng sạch đã khiến Mỹ trở nên cạnh tranh hơn ra sao - ngay cả khi điều đó dẫn đến một cuộc đối đầu lớn (dù tạm thời) với châu Âu.
Khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham gia một sự kiện chính tại Dovos để thảo luận về cách chính quyền Biden điều hướng một thế giới hỗn loạn, Thomas Friedman của tờ The New York Times đã hỏi ông: "Cuộc sống của người Do Thái có quan trọng hơn cuộc sống của người Palestine và người Hồi giáo không?".
"Không", nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ trả lời , cho rằng Washington đã thúc đẩy Israel giảm thiểu thiệt hại dân sự ở Gaza ngay cả khi nước này ủng hộ việc trả đũa Hamas.
Khoảnh khắc đó chỉ là một trong nhiều lần các quan chức Mỹ, dù ở nơi công cộng hay riêng tư, buộc phải giải thích tình trạng rạn nứt của nền chính trị Mỹ và những tầm nhìn trái ngược nhau trong chính sách đối ngoại của nước này.
Thượng nghị sĩ Chris Coons, thành viên của phái đoàn Quốc hội Mỹ gồm 7 nghị sĩ tham dự Diễn đàn ở Davos, thừa nhận ông và các đồng nghiệp của mình đã phải trấn an các nhà lãnh đạo toàn cầu về những tranh cãi nội bộ ở Mỹ, cụ thể là về khoản 61 tỷ USD viện trợ cho Ukraine và khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền.
Nhưng ông Coons, một người bạn thân thiết của Tổng thống Joe Biden, nói thêm rằng không có lý do gì để phàn nàn về Mỹ, nhất là vì nước này đã củng cố các mối quan hệ trên toàn thế giới và củng cố nền kinh tế của mình trước những cơn gió ngược. "Tôi cảm thấy lạc quan hơn về vị thế của Mỹ trên thế giới", nghị sĩ Coons nói.
Không phải ai cũng cảm thấy như vậy. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phàn nàn trong một phiên họp bị rò rỉ về tình trạng tồi tệ của nền chính trị Mỹ. Những người khác bày tỏ mối quan ngại rõ ràng về ý định của Washington.
"Mỹ là nhà bảo đảm an ninh châu Âu. Đó là sự thật. Chúng tôi cần Mỹ. Tôi thậm chí còn chưa nghĩ đến những kịch bản về sự thay đổi lập trường của Mỹ. Điều đó sẽ chỉ thúc đẩy tình trạng hỗn loạn và sau đó có thể sẽ dẫn đến nhiều chiến tranh hơn, nhiều bất ổn hơn và nhiều tổn thất hơn", Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis nói.
Về phần mình, Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova, khi trả lời trong một sự kiện do hãng truyền thông Semafor tổ chức về mối đe dọa mà sự phân cực chính trị của Mỹ gây ra đối với việc trang bị cho lực lượng Ukraine, nêu rõ: "Chúng tôi biết đây là năm bầu cử ở Mỹ. Chúng tôi biết sẽ không dễ dàng để có thêm viện trợ cho Kiev".
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) ngày 16/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Những bất an về chính sách của Mỹ tiếp tục lan ra ngoài các cuộc họp riêng bên lề và lan sang môi trường công cộng. Trong cuộc phỏng vấn, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã bảo vệ cách tiếp cận của chính quyền Biden đối với cuộc xung đột Israel-Hamas và phản ứng quân sự trước các cuộc tấn công của Houthi vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ.
Ông Sullivan lập luận rằng các cuộc đàm phán về giải pháp hai nhà nước là không thể ngay cả trước cuộc tấn công ngày 7/10 năm ngoái của Hamas, vì vậy cách duy nhất để đạt được tiến bộ là làm trung gian cho các thỏa thuận bình thường hóa với các quốc gia Arab để đổi lấy một con đường hướng tới một nhà nước Palestine. Ông Sullivan cho rằng việc Houthi tiếp tục phóng tên lửa ngay cả sau khi các cuộc tấn công trừng phạt do Mỹ dẫn đầu ở Yemen không phải là bằng chứng cho thấy Mỹ đã thất bại.
Ông Sullivan nói: "Chúng tôi không nói rằng khi chúng tôi phát động các cuộc tấn công, chúng sẽ kết thúc một lần và mãi mãi, lực lượng Houthi sẽ hoàn toàn bị ngăn chặn. Chúng tôi dự đoán Houthi sẽ tiếp tục tìm cách gây nguy hiểm cho huyết mạch quan trọng này và chúng tôi tiếp tục có quyền thực hiện thêm hành động".
Tổng thống Biden lặp lại quan điểm của ông Sullivan sau đó. Một phóng viên đã hỏi liệu các cuộc tấn công có "có tác dụng" chống lại Houthi hay không. Ông Biden trả lời: "Khi bạn hỏi 'có hiệu quả' trong việc ngăn chặn Houthi không? Không. Liệu Houthi có tiếp tục tấn công không? Có!".
Cả hai bình luận đều nhận được phản hồi ngay lập tức. Về mục tiêu chính thức hóa mối quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab, Michael Hanna thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho biết logic của chính quyền là "thiếu sót vì giải quyết vấn đề Palestine là con đường bền vững để bình thường hóa".
Đối với các cuộc tấn công của Houthi, Gregory Brew của Nhóm Eurasia lập luận: "Việc báo hiệu với đối thủ rằng hành động quân sự của mình nhằm vào kẻ thù sẽ không thay đổi hành vi của kẻ thù nói chung là một điều tồi tệ".
Quân đội Iran tập trận quy mô lớn, gửi thông điệp cứng rắn Cuộc tập trận nhằm mục đích gửi thông điệp cảnh báo tới bất kỳ hành động tấn công nào nhằm vào Iran. Cuộc diễn tập có sự tham gia của các sư đoàn phòng không Iran. Ảnh: Tehran Times Theo tờ Thời báo Tehran, lực lượng vũ trang Iran đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô...