Kênh hơn 4 nghìn tỷ ở Thanh Hóa bất ngỡ đứt gãy khi bơm nước tưới tiêu
Đang vận hành bơm nước chuẩn bị tưới tiêu, tuyến kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã có tổng mức đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng ở Thanh Hóa bất ngờ đứt gãy khoảng 50 m chưa rõ nguyên nhân.
Vào lúc 9h45′ ngày 27/12, trong quá trình vận hành kênh chính thuộc hệ thống kênh Bắc Sông Chu – Nam Sông Mã để phục vụ sản xuất, tại vị trí K5 200m xảy ra sự cố vỡ kênh với chiều dài khoảng 20m, làm ngập úng, thiệt hại một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc.
Đoạn kênh bất ngờ bị đứt gãy khi đang bơm nước chuẩn bị tưới tiêu
Theo thông tin từ Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN-PTNT), tuyến kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã vừa bị đứt gãy một đoạn khiến việc tưới tiêu cho khoảng 31.000 ha đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị gián đoạn, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị hư hỏng.
Video đang HOT
Nước, đất đá kéo theo vùi lấp khoảng 2 ha đất nông nghiệp
Đoạn kênh bị đứt gãy dài khoảng 50 m, trước khi xảy ra sự cố, kênh không có dấu hiệu bất thường nên đơn vị này chưa rõ nguyên nhân. Do kênh đang dẫn nước tưới cho vùng hạ du nên khi đê bị đứt gãy kéo theo đất đá đã vùi lấp khoảng hơn 2 ha đất nông nghiệp và làm hư hỏng khoảng 0,4 ha ao nuôi cá của người dân.
Hiện nguyên nhân vụ đứt gãy bất thường đang được các cơ quan chức năng làm rõ
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết: “Đoạn kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã tại vị trí K5 200 qua địa bàn xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc bị vỡ trong lúc vận hành bơm nước. Sau khi xảy ra sự việc, Sở NN&PTNT đã kịp thời báo cáo Bộ NN&PTNT. Hiện Bộ đã cử chuyên gia và đoàn kỹ thuật vào làm việc, đánh giá nguyên nhân. Dự kiến thời gian khắc phục là 10 ngày”.
Được biết, dự án kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã thuộc Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, được Bộ NN-PTNT phê duyệt tại Quyết định số 2542/QĐ-BNN-XD ngày 26-10-2011. Kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã lấy nước từ hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân), có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng. Công trình bắt đầu xây dựng vào năm 2011 và đưa vào vận hành năm 2017, phục vụ nước tưới cho hơn 30.000 ha đất nông nghiệp.
Công trình Thủy lợi Cửa Đạt: Bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất, dân sinh trong mùa mưa, bão
Công trình thủy lợi (CTTL) Cửa Đạt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban Quản lý (BQL) Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 khai thác, vận hành.
CTTL Cửa Đạt có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế và dân sinh của Thanh Hóa, vì vậy việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, nhất là trong mùa mưa, bão để khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư được các đơn vị liên quan đặt lên hàng đầu.
Kỹ sư, công nhân Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 trực vận hành tràn xả lũ Công trình Thủy lợi Cửa Đạt.
Thời gian qua, CTTL Cửa Đạt đã phát huy tác dụng cắt lũ sông Chu; tích nước phục vụ tưới, chống hạn cho 86.862 ha cây trồng; phục vụ nước sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Khu vực lòng hồ Cửa Đạt đã hình thành nghề mới nuôi trồng, khai thác thủy sản và kết hợp du lịch sinh thái...
Tuy nhiên, hồ Cửa Đạt có lưu vực 5.938 km2 (trên lưu vực sông Chu) nguồn nước chủ yếu từ miền núi nước bạn Lào và 2 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An đổ về kết hợp với lòng sông dốc nên nước lũ đổ về rất nhanh. Để CTTL Cửa Đạt an toàn, phát huy tốt hiệu quả phục vụ sản xuất, dân sinh trong mùa mưa, bão 2020, trong các tháng vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT và TKCN) tỉnh đã tập trung chỉ đạo BQL Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 chủ động thực hiện công tác chuẩn bị phòng, chống lụt, bão (PCLB), giảm nhẹ thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ".
BCH PCTT và TKCN hệ thống thủy lợi Cửa Đạt đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Bố trí các tổ cán bộ, công nhân thường xuyên tuần tra, theo dõi diễn biến công trình để phát hiện sự cố và có biện pháp duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng. Phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung bộ theo dõi, quan trắc thủy văn lưu vực Cửa Đạt và huyện Thường Xuân để có số liệu quan trắc, tính toán phương án điều tiết và vận hành hợp lý. BQL Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 đã thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết và phối hợp với đơn vị quản lý hồ Hủa Na (tỉnh Nghệ An) vận hành đảm bảo an toàn hồ Cửa Đạt. BCH PCTT và TKCN hệ thống thủy lợi Cửa Đạt đã đặt ra một số tình huống xấu có thể xảy ra trong mùa mưa, bão đối với đập chính, hạ lưu đập chính, tràn xả lũ, cầu Cửa Đạt, đập phụ Dốc Cáy, đập phụ Bản Trác, đập phụ Hón Can. Tại mỗi hạng mục công trình này, ban đã chuẩn bị đủ vật tư dự trữ, phương tiện ô tô, máy xúc, máy ủi, lực lượng lao động,... để huy động theo phương án "4 tại chỗ" xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu.
Theo tính toán của đơn vị chức năng, mực nước báo động tại hồ Cửa Đạt như sau: mực nước hồ đạt đến cao trình 105m (báo động I), 110,5m (báo động II), 115m (báo động III), báo động cấp đặc biệt khi mực nước hồ đạt trên 115m. Trong mùa mưa, lũ năm 2020 BCH PCTT và TKCN tỉnh Thanh Hóa tổ chức thường trực theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ theo quy định; khi mực nước hồ Cửa Đạt đạt đến cao trình 110m lưu lượng lũ đến hồ lớn, hồ Cửa Đạt phải vận hành xả lũ. Ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 4 giờ tính đến thời điểm mở cửa xả đầu tiên, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước. Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ Cửa Đạt đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ Cửa Đạt xả lũ và xảy ra sự cố trong mùa mưa, lũ đã xác định vùng lũ quét, ngập lụt khi xả lũ qua tràn hoặc tình huống đập bị vỡ do vượt tần suất. Phạm vi ảnh hưởng bao gồm các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, TP Thanh Hóa.
Từ các tình huống xấu đặt ra, BCH PCTT và TKCN tỉnh đã xác định, dự kiến được tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt; đề ra phương án cụ thể bảo vệ, phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại cho các khu dân cư, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng; xây dựng phương án sơ tán nhanh chóng, triệt để dân cư trong từng vùng đến nơi an toàn, đảm bảo tính mạng của dân. Trong đó, nhiệm vụ của các ngành, địa phương, đơn vị liên quan được quy định cụ thể. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho CTTL Cửa Đạt, các tháng vừa qua, BCH PCTT và TKCN tỉnh đã triển khai phương án bảo đảm an toàn CTTL Cửa Đạt, phương án phòng, chống lũ vùng hạ du Cửa Đạt. Các huyện, thành phố vùng hạ du đã chỉ đạo bổ sung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa nước Cửa Đạt để chỉ huy thống nhất về lực lượng, cách xử lý khi xảy ra sự cố.
Những công trình chạy đua với thời gian, vượt qua hạn mặn Từ giữa năm 2019 đến thời điểm này, nhiều cuộc thị sát và hội nghị của các cấp từ Chính phủ đến bộ ngành, địa phương về ĐBSCL tìm giải pháp ứng phó hạn mặn. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong một chuyến kiểm tra các công trình thủy lợi vùng ĐBSCL. Ảnh: Minh Đãm. Đồng hành và trách nhiệm với ngành nông...