Kênh cạn khô nước, người dân Cà Mau mất vụ màu trên đất lúa
Năm nay, hạn hán gay gắt đến sớm, nhiều hộ dân Cà Mau có nguy cơ mất trắng vụ màu, còn đa phần diện tích hoa màu đều bị giảm năng suất.
Thời điểm này đã bắt đầu vào vụ thu hoạch hoa màu dưới ruộng của người dân xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hàng năm, sau khi người dân thu hoạch xong vụ hoa màu dưới ruộng vào tháng 3, vẫn còn nguồn nước tưới. Năm nay, không chỉ các kênh nội đồng cạn trơ đáy mà ngoài sông rạch hiện cũng không còn nước để người dân bơm vào.
Ông Ngô Văn Minh (ở ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cho biết: “Năm nay, hạn hán quá gay gắt. Bà con ở đây phải vét kênh để lấy nước từ 3 – 4 km về, rồi đặt máy bơm vào để tưới tiêu. Chỉ được khoảng 10 ngày thì đã cạn, không bơm được nước nữa. Bây giờ các kênh mương trong ruộng cạn trơ đáy, bí bầu chết dây hết”.
Người dân vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau thất thu vụ hoa màu xuống ruộng.
Theo người dân địa phương, đầu vụ, các loại hoa màu bà con xuống giống phổ biến như: bầu, bí, dưa gang… đều phát triển tốt. Cũng vì thiếu nước tưới mà năng suất giảm mạnh. Đặc biệt, kênh rạch khô hạn, việc lưu thông khó khăn nên giá cả cũng giảm.
Video đang HOT
Ông Lại Văn Tuấn (ở ấp 4, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cho biết, cùng kỳ bí đỏ loại 1 được thương lái đến tận nhà thu mua với giá khoảng 7.500 – 8.000 đồng/kg, năm nay chỉ còn 6.000 đồng/kg. Các loại hoa màu khác đều thấp hơn cùng kỳ trên dưới 2.000 đồng/kg mà thương lái thu mua cũng hạn chế.
“Đến thời điểm bán thì lại bị cạn hết nước, cho nên không lưu thông hàng hóa được và cũng ảnh hưởng thu hoạch của bà con. Đến thời điểm này mới thu hoạch bán được khoảng 20 – 30 %”, ông Tuấn nói.
Không chỉ nước trong nội đồng, nước dưới kênh thủy lợi cũng đã cạn nước.
Hiện tại, nhiều diện tích hoa màu dưới ruộng đang trong giai đoạn ra hoa nhưng nguồn nước tưới đã cạn kiệt nên có nguy cơ bị mất trắng. Trước đây, mỗi vụ màu người dân có lãi khoảng 15 triệu đồng/ha, còn năm nay hộ nào may mắn lắm mới không bị lỗ.
Ông Ngô Văn Phong (ở ấp 4, xã Trần Hợi) chia sẻ: “Trồng 3 ha mà chưa thu được gì hết. Năm nay khô nước, trái bí bị méo hết. Năm ngoái đủ nước thì thu được 70 – 80 triệu. Năm nay mỗi hộ phải lỗ vài chục triệu đồng. Tiền mua phân thuốc, hạt giống đã vài chục triệu rồi. Nếu thuận lợi phải kiếm được 70 – 80 triệu chứ không ít. Vừa mất nước, vừa thất trái”.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, đến giữa tháng 2 vừa qua, đã có hơn 330ha hoa màu bị thiệt hại và có nguy cơ bị thiệt hại. Trước tình hình nguồn nước trong vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau đã cạn kiệt, hạn hán được dự báo còn kéo dài, diện tích hoa màu bị thiệt hại có thể còn tăng thêm./.
Theo Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL
Tìm "thủ phạm" gây sụt lún đường 700 tỉ
Ngày 24-2, sau khi khảo sát tại các vị trí sụt lún trên tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc (thuộc ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học, lãnh đạo địa phương đã thảo luận tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Trước đó, trên tuyến đường BT Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc có vốn đầu tư hơn 700 tỉ đồng đã xảy ra 2 vụ sụt lún nghiêm trọng. Rạng sáng 30-1, tại Km21 130 (đoạn qua khu vực Nông trường 402 thuộc giai đoạn 1 dự án đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc), làm hư hỏng nền, mặt đường với chiều dài khoảng 20 m. Đến ngày 6-2, lại xảy ra sụt lún cách điểm sụt lún cũ khoảng 1 km. Phạm vi sụt lún đến nay đã mở rộng với chiều dài khoảng 30 m, lấn sâu 5 m vào mặt đường. Hiện mặt đường chỉ còn rộng 2 m.
Một số ý kiến cho rằng do mực nước ở dưới kênh dọc theo tuyến đường hạ thấp quá nhiều so với hằng năm và việc sạt lở đường chỉ xảy ra ở từng đoạn, nơi có những ao nước của dân, dẫn đến sự chênh lệch mực nước giữa trong và ngoài gây ra sạt lở.
Hiện trạng sụt lún tại tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá BạcẢnh: DUY NHÂN
Để ngăn nguy cơ đường tiếp tục sụt lún, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đề xuất phương án khẩn cấp là dẫn nước mặn vào kênh để cứu nguy công trình. Để củng cố quan điểm đưa nước mặn vào kênh sẽ "cứu" được đường, ông Trần Triều Tiên - Chủ tịch UBND xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời - cho biết trước Tết nguyên đán, xã Khánh Hải có 168 điểm sụt lún với 1.905 m đường đất đen và 440 m đường bê-tông bị hư hại hoàn toàn. Ngoài ra còn hàng trăm mét đường có nguy cơ sụt lún. Tuy nhiên, từ khi vùng này bị xâm nhập mặn, hiện tượng sụt lún đã biến mất.
Theo PGS-TS Doãn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, tuyến kênh dọc theo tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc đều cạn nước nhưng chỉ có vài điểm sụt lún cho thấy nguyên nhân chính không hẳn do khô hạn. Qua khảo sát thực tế tại các điểm sụt lún, ông thấy có nhiều khối đất, chứng tỏ không có lu lèn... Đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc có nền đường mới hoàn toàn, đơn vị thiết kế có tính đủ các yếu tố và biện pháp xử lý về tải trọng chưa. Áp lực thủy tĩnh chỉ chiếm 1 tấn/m3, với phương án đưa nước vào không phụ thuộc vào không gian nước mà chỉ phụ thuộc vào chiều cao nước. Nếu đưa 1 m nước thì tăng được áp lực chống lại 0,1 kg/m2, không có ý nghĩa lớn về việc chống lại sự cố trên.
Duy Nhân - Vân Du
Theo Nguoilaodong
Cà Mau: Gần 42.000 héc-ta rừng tràm có nguy cơ cháy cao Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau có gần 42.000 héc-ta rừng tràm và rừng tại các cụm đảo đang trong tình trạng chịu ảnh hưởng gay gắt bởi nắng hạn, nguy cơ cháy rừng là rất cao. 1 trạm bơm đang vận hành nước tưới để...