Kẻng Mỏ – ngọn nguồn của sông Đà trên đất Việt
“Chúng hạ giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu” – Hai câu đề từ trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân có sức hút ghê gớm với lớp thanh niên chúng tôi bởi chinh phục sông Đà là khao khát, là mong ước. Và để tới được Kẻng Mỏ – nơi dòng sông hung dữ vào loại bậc nhất Đông Dương bắt vào đất Việt chẳng phải là một việc dễ dàng.
Mọi con đường tìm về thượng nguồn các dòng sông đều gian truân cả. Chẳng ngoa khi nói chặng đường 60km đi từ Mường Tè – Pắc Ma – ngã ba Nậm Lằn – Trạm biên phòng Kẻng Mỏ tới cột mốc 17 nơi dòng sông Đà bắt đầu chảy vào Việt Nam là gian khổ bậc nhất.
Và trước khi đến được Mường Tè, con đường chinh phục vẫn còn nhiều lắm những gian nan. Đầu tiên bạn phải vượt qua quãng đường 100km từ Lai Châu xuống hoặc từ Điện Biên lên tới ngã ba Mường Lay. Đây là nơi sông Đà gặp dòng Nậm Na, nơi gắn liền với những câu chuyện vừa hư vừa thực về vị vua Thái tên Đèo Văn Long. Đứng trên nền xưa dấu cũ của ngôi biệt thự xa hoa bậc nhất xứ Mường mà giờ chỉ còn là hoang phế, nhìn về phía ngã ba sông là một khoảng trời bình yên níu chân lữ khách. Rồi từ đây, cứ men theo sông mà đi tiếp 140km trên tỉnh lộ 127 là tới Mường Tè. Dọc con đường “đèo cao mây vờn” đẹp như tiên cảnh ấy, lữ khách đường xa cần phải hết sức cẩn trọng bởi một bên là vách đá dựng đứng, còn bên kia là vực sâu thăm thẳm với con sông Đà đỏ ngầu gầm lên đầy hung dữ, có những đoạn sông vách đá hai bên bờ đã bị bào mòn trơn nhẵn tạo nên những hình thù vô cùng kỳ thú.
Từ trung tâm huyện Mường Tè đi tiếp 40km qua Pắc Ma là tới ngã ba Nậm Lằn, rồi đi thêm 20km cuối là tới trạm biên phòng Kẻng Mỏ. Chỉ 20km thôi nhưng cũng đủ khiến bạn phải nhọc công vật lộn với con đường mà cũng chẳng phải là đường. Sau suốt 3 tiếng gầm gừ vờn bắt, ăn miếng trả miếng nhau trên từng khúc cua, lữ khách cũng tới được trạm Kẻng Mỏ.
Video đang HOT
Trạm nằm ngay cạnh chiếc cầu treo bắc qua sông đầu tiên trên đất Việt. Mốc 17, nơi sông Đà nhập tịch Việt Nam, nằm sâu trong rừng bởi vậy còn phải qua cầu, đi thêm 5-6km nữa mới tới nơi. Từ biên giới Việt – Trung, điểm đầu tiên sông Đà đổ vào nước ta là núi Ma Su trên độ cao 1.500m (thuộc xã Mù Cả). Cách đây vài năm, phương tiện duy nhất để những người lính quân hàm xanh tuần tra cột mốc là xuồng, vì chưa có đường vào rừng. Xuồng qua những ghềnh đá dữ dội ấy thì âu cũng chẳng khác người lái đò sông Đà năm xưa nắm lấy bờm sóng mà đi.
Giờ đây với các công trình thủy điện ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam độ hiểm dữ của con sông đã chìm vào những lòng hồ sâu thẳm nhưng dọc hai bên bờ những huyền tích vẫn còn như vang vọng mãi. Nơi cột mốc 17, ngắm nhìn dòng sông đang ầm ào cuộn chảy mà lòng chúng tôi không khỏi rộn lên niềm tự hào dành cho những người lính gắn mình với dòng sông này để canh giữ những cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc, điều mà chẳng có dòng sông hung dữ nào có thể cản được.
Tuấn Linh
Theo ANTD
Lấp sông Nậm Na để mở đường - sự tàn độc vô biên!
Sông Nậm Na - một dòng sông lớn và đẹp nổi tiếng của Tây Bắc - đang hằng ngày bị xe ben, xe tải, máy ủi, máy xúc ùn ùn đổ đất đá xuống.
Sông Nậm Na chảy qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (tỉnh Lai Châu) rồi đi dọc các miền địa lý, văn hóa, tâm linh sặc sỡ của bà con các dân tộc Thái, Dao, Mảng, Hà Nhì... (dài hơn 100km), nó hội tụ các con suối lớn trước khi nhập vào sông Đà ở ngã ba sông huyền sử Nậm Na - Nậm Tè (sông Đà) chỗ thị xã Mường Lay bây giờ. Nhiều ghềnh thác vắt như áng tóc trữ tình qua quốc lộ 4D, vượt qua bao thảm rừng xanh lộng lẫy.
Dù mùa cạn hay mùa mưa, Nậm Na luôn là dòng nước lớn đầy quyến rũ bao điệu hồn biết đắm mình với Tây Bắc. Nhiều con cá chiên nặng gần một tạ, to như quả bom tấn đã xuất hiện ở đây, bà con từng bắt thịt suốt bao năm qua. Nhiều mó tôm cá lớn, nhiều đến mức bà con phải rẽ cá ra mới hớt được gầu nước. Nậm Na chính là con sông lớn góp phần làm nên "trang sử đẹp" cầu Hang Tôm- từng là cây cầu dây văng lớn nhất nước Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng từ thời chiến tranh chống Mỹ (dưới chân cầu có nhiều mỏ tôm, bà con thay nhau đánh bắt nuôi sống mình và nuôi sống bản làng, vì thế mới đặt thành tên)...
Vậy nhưng, trong tháng 4 này, khi phóng viên Báo Lao Động đi dọc sông Nậm Na từ thị xã tỉnh lỵ Lai Châu về Mường Lay để tới Mường Tè, Mường Nhé thì được chứng kiến thảm cảnh ở nơi đây. Thủy điện được xây ồ ạt, ngăn đường, phá núi, mở đường mới khiến cung đường này trở thành nỗi kinh hoàng bụi bẩn, tai nạn, ách tắc... nhất Việt Nam.
Chưa hết, trong mỗi lần cấm đường cả tiếng đồng hồ, người ta phải chứng kiến cảnh tàn độc: Các đơn vị thi công lấp sông Nậm Na theo đúng nghĩa đen. Xe ben, xe tải, máy ủi, máy xúc ùn ùn đổ đất đá xuống sông Nậm Na trước ống kính của chúng tôi. Tai họa khủng khiếp đã, đang và sẽ đến với bà con khu vực và toàn bộ vùng hạ lưu. Khi sông bị lấp, lũ quét, lũ bùn, lũ ống sẽ đồng loạt xuất hiện, cảnh quan sinh thái bị thay đổi, ruộng rẫy của bà con bị ảnh hưởng. Chỉ có doanh nghiệp thi công là trục lợi; vì đất đá lúc làm đường và các công trình khác, họ không phải đem đi đổ, mà cứ ào ào ném xuống sông cho... gọn.
Những hành động tàn độc này diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trong suốt nhiều năm, ai cũng nhìn thấy và cũng xót xa, vậy mà không thấy có sự ngăn chặn của các cơ quan hữu trách.
Xin gửi tới độc giả chùm ảnh này để chúng ta cùng suy ngẫm:
Lấp sông suối khi thi công mở đường, nhìn từ trên cao, khi đi trên con đường mới phá đá xây dựng Pa Tần, đi dọc biên giới vào Mường Tè (Lai Châu).
Chúng tôi đã "phục kích" chụp được bức ảnh này, chiếc xe BKS 90T 6080 đang lấp sông Nậm Na.
Con sông huyền thoại của Tây Bắc sắp biến thành... đường nhựa và các lô đất xây dựng quán xá, nhà cửa?
Bức ảnh này, cho thấy: con sông Nậm Na chỉ bé bằng... chiếc chiếu, bởi nó bị lấp gần hết. Và dòng đất đá bụi bặm nghi ngút kia chính là xuất phát từ chiếc máy lớn đang tiếp tục đổ đá xuống sông (chụp ven quốc lộ 4D, khu vực huyện Phong Thổ).
Máy móc lớn ầm ầm đổ đất đá, san ủi "lấy mặt bằng" từ vách đá, bờ sông và chính lòng sông Nậm Na!
Theo Dantri
Dòng sông tiên nữ Thấp thoáng trong nắng chiều, thiếu nữ Thái mềm mại chải tóc dưới dòng Púng Hon ở Mường Lèo khiến con suối trở nên huyền ảo, có lẽ thế nên người ta gọi đó là dòng sông tiên nữ. Những ai đã đến với sông Mã, được ngắm nhìn những đường nét kiêu kỳ đó thường bảo, đây là tiên cảnh. Dòng suối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM: Phát hiện sữa tắm, thực phẩm chức năng bị "gắn mác" thiết bị y tế

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"

Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả: Nỗi lo "vụn vỡ" niềm tin

Người dân có thể "đào tiền triệu" mỗi ngày dưới lớp cát
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025