“Kén cá chọn canh”, mọi người bảo em sẽ ế!
Năm nay tôi ngoài 30, độc thân và tự cảm thấy mình rất khó khăn trong việc lựa chọn bạn trai.
ảnh minh họa
Người thân và bạn bè nói rằng tôi là kẻ “kén cá chọn canh” và cảnh báo rằng nếu cứ tiếp tục thế này, tôi sẽ ế. Thế nhưng tôi lại nghĩ, nếu không cẩn thận lựa chọn người phù hợp, cuối cùng tôi sẽ gặp người chẳng hợp chút nào. Như thế chẳng phải hôn nhân sẽ dễ đổ vỡ?
Tôi phải làm sao?
Minh Nga (Hà Nội)
Tư vấn viên chia sẻ:
Em Nga thân mến!
Video đang HOT
Chị muốn chia sẻ với em một chút về cụm từ “kén cá chọn canh”. Theo chị hiểu, một người được cho là “kén cá chọn canh” khi người đó chăm chăm nhìn vào những điều nhỏ nhặt không như ý ở người yêu – những điều ít hoặc chẳng ảnh hưởng đến cốt lõi mối quan hệ của hai người, và sử dụng những thiếu sót này như cái cớ để né tránh sự gần gũi thân mật và che giấu những thiếu sót của bản thân.
Nếu em là người như vậy, chị khuyên em hãy dành thời gian để tìm hiểu nỗi sợ trong lòng – vốn là nguyên nhân sâu xa khiến em có thái độ phê bình, chê bai người khác.
Em là người cẩn trọng, muốn tìm cho mình một người mang đến cho em cảm giác an tâm để chung sống suốt đời – người mà em cảm thấy tương hợp trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.
Tuy nhiên, mọi thứ đều chỉ mang tính tương đối, không có ai là hoàn hảo cả, em ạ! Em hãy cân nhắc và nhìn nhận những điểm tốt ở người bạn trai. Nếu muốn chung sống hòa hợp, cả hai sẽ phải thích nghi với những nét tính cách của nhau.
Em đừng bao giờ bị áp lực từ gia đình, bè bạn. Và cũng đừng suy nghĩ rằng mình phải kết hôn trước một độ tuổi nào đó.
Em hãy nhớ rằng, người bạn tâm giao của em cũng đang kiếm tìm em và chờ đợi em ở phía trước.
Chúc em sớm tìm được hạnh phúc!
Theo VNE
Cạn tàu ráo máng lúc chia tay
Tình yêu rất cần sự tôn trọng để khi không còn yêu thương, 2 người vẫn có thể là bạn của nhau.
"Trời ơi, ăn thì cũng đã ăn rồi, yêu thì cũng yêu rồi, biết làm sao đây?"- N.T, đang học năm 4 một trường đại học tại TP HCM, than vãn trên một diễn đàn dành cho sinh viên khi nhận được tin nhắn của cô người người yêu cũ đòi 1,5 triệu đồng tiền cơm.
Món nợ khó ngờ
Khi còn là sinh viên năm 2, N.T quen H., học cùng trường nhưng khác khoa. H. ở trọ nên có điều kiện nấu nướng, 2 người quyết định nấu ăn chung. Quen nhau được gần 2 năm thì nhiều mâu thuẫn, đường ai nấy đi. Tưởng chuyện đã hết, mới đây, N.T nhận được tin nhắn của H: "Em đang đang cần tiền mua laptop. Trong 1 năm rưỡi nấu cơm nước, cho em nhận 1,5 triệu đồng". N.T than thở: "Lúc nấu ăn chung, khi nào rảnh thì cô ấy mua; lúc rảnh, tôi đi mua chứ có khi nào tính tiền anh, tiền em? Khi có tiền, tôi còn sắm cả điện thoại, nệm... cho cô ấy nữa. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện phải đòi hoặc trả lại cái gì".
Vân Anh - hướng dẫn viên một công ty du lịch tại quận 3, TP HCM - kể câu chuyện "bị đòi nợ" của cô không kém phần ly kỳ. Khi còn học năm 3 đại học, Vân Anh quen với một người đã đi làm, có thu nhập ổn định. Chính vì thế, quà tặng của cô vào các ngày lễ, Tết bao giờ cũng nổi bật hơn các bạn: Khi thì con gấu bông to đùng, lúc là cái váy xinh xinh hay chiếc túi rất thời trang. Thỉnh thoảng, bạn bè tổ chức họp mặt, ăn uống ngoài trời, Vân Anh cũng được người yêu bao trọn gói.
Xác định yêu là cưới, đến năm 4, Vân Anh đưa người yêu về ra mắt gia đình. Anh ta mua rất nhiều quà cáp cho gia đình cô. Khỏi phải nói Vân Anh sung sướng đến mức nào khi có người yêu biết chiều chuộng, quan tâm.
"Thế nhưng, khi đường ai nấy đi, anh ta quay ngoắt, nhắn tin đòi tiền. Tôi hỏi bao nhiêu, anh ta nói ngay 4 triệu đồng. Đem 4 triệu đồng trả cho anh ta xong, tôi thấy mình may mắn. Nếu lỡ lấy anh ta thì không biết cuộc đời tôi sẽ ra sao?" - Vân Anh ngán ngẩm.
Khâu "tìm hiểu kỹ" rất quan trọng để có một tình yêu bền vững (Ảnh minh họa)
Oán hận, bêu riếu cay độc
Với thời đại công nghệ thông tin, chuyện tình yêu dường như không còn của riêng 2 người mà là chuyện của mọi người. Một câu nhận xét, một lời khen chê vừa đưa lên mạng, lập tức có hàng chục, hàng trăm người theo dõi.
Mới đây, cộng đồng mạng dậy sóng khi một cô gái viết trên Facebook của mình: "Thời đại này còn có người cầm 100k (100.000 đồng) đi gặp bạn gái". Sau ý kiến này, lập tức có hàng trăm người "nhảy" vào cho rằng anh kia keo kiệt, "ki bo". Tuy nhiên, cũng có người bảo thời đại văn minh, nam nữ bình quyền thì tại sao nữ không trả tiền được mà chỉ có nam? Rồi 2 nhân vật chính trong câu chuyện thi nhau đăng đàng kể lể, bình luận, mắng chửi nhau, kéo theo rất nhiều bạn bè vào cuộc chiến của họ.
Nói xấu người yêu sau khi chia tay là điều mà nhiều bạn trẻ mắc phải. Khi yêu nhau, cái gì của người yêu cũng đẹp, cũng lấp lánh. Khi hết yêu, mọi thứ trở nên tồi tệ.Mới đây, bạn bè của H.O - nhân viên một công ty mỹ phẩm tại quận 1, TP HCM - ngỡ ngàng khi thấy cô ghi những dòng tâm sự cay đắng trên trang cá nhân của mình. Mọi chuyện xảy ra từ khi H.O và dự án "góp gạo thổi cơm chung" cùng người yêu tan vỡ. Chẳng biết lý do tại ai nhưng H.O cứ vật vã, than thở, thậm chí đòi tự tử để người yêu trở lại. Mong muốn không thành, cô đâm ra oán hận, bêu riếu người yêu cũ với nhiều lời lẽ cay độc. Bạn bè chỉ biết lắc đầu vì khuyên giải thế nào, H.O cũng không nghe.
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt: Đến nhanh thì mất nhanh Yêu nhanh, sống vội đang là xu hướng của các bạn trẻ. Cái gì đến nhanh thì mất nhanh. Cái gì "mua được bằng tiền đều gắn liền với hạn sử dụng" là như vậy. Trong tất cả các khâu của "tiến trình tình yêu", "tìm hiểu kỹ" (về tính cách, sở thích, ưu điểm, khuyết điểm, hoàn cảnh sống...) chính là khâu quan trọng nhất để có thể tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn nhưng lại bị các bạn trẻ bỏ qua hoặc đốt cháy giai đoạn. Hậu quả là khi không còn yêu, không còn ràng buộc nhau thì bản chất thật đã được bộc lộ, gây ngỡ ngàng cho người còn lại.
Theo VNE
Chia tay rồi hãy quên đi và bước tiếp Đừng oán trách bản thân đã trao yêu thương nhầm chỗ, tình cảm đâu thể nào theo lý trí được. Lúc mới chia tay một tình yêu con gái thường không muốn đi lại những con đường mà hai người từng qua khi yêu nhau. Nhưng bước chân vẫn hướng về đó, bước đi trên những nẻo đường, góc phố đã từng là...