Kế toán trưởng Điện Gia Lai (GEG) bán xong 169.708 cổ phiếu
Công ty cổ phần Điện Gia Lai (mã GEG – sàn HOSE) mới đây thông báo thay đổi sở hữu của bà Trần Thị Hồng Thắm – Giám đốc Tài chính, kiêm Kế toán trưởng của Công ty.
Theo đó, bà Thắm đã hoàn tất việc bán 169.708 cổ phần trên tổng số lượng đăng ký chào bán 170.000 cổ phiếu GEG theo phương thức thỏa thuận trong thời gian từ ngày 9/11- 8/12/2020.
Nguyên nhân không thực hiện hết số lượng cổ phiếu đăng ký bán do không đạt được mức giá bán kỳ vọng.
Sau giao dịch trên, tỷ lệ cổ phần bà Thắm nắm giữ tại GEG giảm từ 0,17% (tương đương 453.208 cổ phiếu xuống còn 0,10% (tương đương 283.500 cổ phiếu).
Mới đây, vào ngày 3/12/2020, cổ đông lớn của GEG – quỹ ngoại AVH Pte. Ltd hoàn tất mua vào 366.930 cổ phiếu GEG, nâng tổng số cố phiếu đang nắm giữ tại Điện Gia Lai lên hơn 54,3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 20,04% vốn điều lệ Công ty.
Trước đó, trong tháng 11 vừa qua cũng có nhiều tổ chức giao dịch lượng lớn cổ phiếu GEG.
Video đang HOT
Cụ thể, từ ngày 9/11 đến 30/11/2020, AVH Pte. Ltd đã mua vào hơn 2 triệu cổ phiếu GEG, nâng sở hữu tại GEG từ 51,95 triệu cổ phiếu lên 53,95 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 19,9%.
Ngày 26/11, CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) tiếp tục chuyển nhượng 3,1 triệu cổ phiếu GEG, sau khi đã hoàn tất việc bán 10 triệu cổ phiếu GEG vào ngày 5/11. Qua đó, Betrimex hiện còn nắm giữ hơn 29,32 triệu cổ phiếu GEG, tỷ lệ 10,81%.
Trong khoảng thời gian từ 5/11 đến 4/12/2020, CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (TTC Sugar: mã SBT) đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu GEG, nâng lượng sở hữu từ 9,8 triệu đơn vị lên hơn 19,82 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 7,31%, đồng thời chính thức trở thành cổ đông lớn của GEG.
GEG vừa hoàn tất nâng vốn điều lệ lên 2.712 tỷ đồng trong tháng 11/2020 từ vốn điều lệ 2.202 tỷ đồng qua việc thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 8% và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 4:1, để đầu tư dự án trong thời gian tới.
9 tháng, GEG đạt doanh thu thuần 959 tỷ đồng, tăng 19% cùng kỳ, phần lớn đến từ Điện Mặt trời 72%, Thủy điện 23%, còn lại từ các hoạt động khác như Bán hàng, Xây lắp và Dịch vụ chiếm 5%.
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 206 tỷ đồng, tuy giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng biên EBIT, biên EBITDA đều có sự cải thiện, lần lượt đạt 50% và 77%, cho thấy triển vọng tăng trưởng trong tương lai khi các Nhà máy đi vào hoạt động ổn định và dần khấu hao hết.
Đến 30/9/2020, tổng tài sản của GEC đạt 7.089 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu kỳ trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh 110%, đảm bảo cho các nhu cầu thanh toán nhanh trong ngắn hạn.
Đóng phiên sáng ngày 15/12, cổ phiếu GEG ở mức giá 17.600 đồng/cổ phiếu, tăng so với mức 14.800 đồng/cổ phiếu đầu tháng 11/2020.
CRC và chiến lược phát triển năng lượng tái tạo
Công ty cổ phần Create Capital Việt Nam (CRC: HOSE) vốn luôn được biết đến là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn gần đây, Công ty đang cho thấy những cải biến mạnh mẽ với tham vọng bước chân vào lĩnh vực đầy hứa hẹn: năng lượng tái tạo.
Cơ hội thâm nhập thị trường năng lượng tái tạo với lĩnh vực điện áp mái
Theo số liệu của EVN năm 2019, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam khoảng 48.000 MW. Với tốc độ tăng trưởng sản lượng điện khoảng 10%/năm (theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh) đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống điện quốc gia sẽ là 90.000 MW, gấp đôi hiện nay. Đến năm 2030, sẽ tăng lên khoảng 130.000 MW (Theo EVN - số liệu 2019)
Để đáp ứng lượng thiếu hụt điện trên, Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên đối với Năng lượng tái tạo, trong đó, điện mặt trời và điện gió được khuyến khích vì đặc điểm ít ô nhiễm và phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Với riêng điện mặt trời, cụ thể là lĩnh vực điện mặt trời áp mái, mức giá ưu đãi 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 cent/kWh). Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại với điều kiện cần hoàn thành đóng điện trước 31/12/2020.
Nắm bắt thời cơ, hợp tác người khổng lồ thâm nhập thị trường
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khiến cho kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng không nhỏ, gây suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với CRC, nó lại là điều kiện cần thiết để mở ra cơ hội hợp tác với người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất pin năng lượng mặt trời: JinKo SolarHolding.
Từ quan hệ hợp tác bạn, bằng uy tín cũng như sự tận tâm của mình, ban lãnh đạo Công ty cổ phần Create Capital Việt Nam đã thành công trong việc thuyết phục JinKoSolar Holding tham gia cùng mình trong dự án đầu tư sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Hòa Bình. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 330 tỷ đồng, công suất đạt 800.000 tấm/năm.
Dự án pin năng lượng mặt trời tại tỉnh Hòa Bình.
Các sản phẩm của nhà máy dự kiến sẽ chính thức xuất xưởng vào đầu năm 2021. Một phần sản phẩm sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa, cung cấp cho các dự án điện mặt trời, điện mặt trời áp mái trong nước. Phần còn lại sẽ được đối tác Jinko Solarholding bao tiêu và tiến hành xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Bên cạnh hoạt động đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất các tấm pin, Ban lãnh đạo CRC cũng cho biết sẽ tham gia trực tiếp vận hành các dự án điện mặt trời áp mái. Dự kiến từ nay đến hết năm 2021, Công ty sẽ tiến hành M&A các dự án điện áp mái phù hợp với tổng công suất các dự án vào khoảng 30MW và được hưởng mức giá ưu đãi 8,35 cent/kWh.
Với việc tham gia vào lĩnh vực điện mặt trời cả với vai trò nhà sản xuất và vận hành dự án, năng lượng tái tạo hứa hẹn sẽ là lĩnh vực chủ lực của CRC trong giai đoạn phát triển tiếp theo của doanh nghiệp.
Vừa "vung tay" 40 triệu USD, đại gia Thái Lan tiếp tục chi 47 triệu USD để sở hữu dự án điện mặt trời ở Việt Nam Cụ thể, theo một văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan, Gunkul Engineering Public cho biết đã đầu tư 47 triệu USD mua lại một dự án điện mặt trời ở Tân Châu - Tây Ninh. Cụ thể, cuộc họp Hội đồng quản trị số 7/2020 của Công ty Gunkul Engineering Public vào ngày 9/10/2020 đã thông qua một nghị...