‘Kẻ thù’ lớn nhất của Donald Trump là ai?
Lo lắng về quỹ đạo của Nhà Trắng dưới quyền chỉ huy của Tổng thống Donald Trump có lẽ đã dịu bớt chút ít khi có tin ông bổ nhiệm hai chuyên gia uy tín vào Hội đồng An ninh quốc gia.
Dina Powell, một người nói tiếng Ảrập thành thạo, sẽ đảm nhận vị trí Phó cố vấn an ninh quốc gia. Nadia Schadlow, chuyên gia về các vấn đề quân sự, sẽ rời Quỹ Smith Richardson để phụ trách mảng hoạch định chiến lược. Họ sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh ảnh hưởng trong chính quyền mới gồm nhiều gương mặt nổi trội như Stephen Bannon, Stephen Miller, Peter Navarro, và Sebastian Gorka.
Tổng thống Donald Trump thường xuyên có những thông điệp gây ồn ã. (Ảnh: FP)
Vấn đề là, cuộc cạnh tranh đó tính đến cả những người có ảnh hưởng vượt trội, chẳng hạn cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly. Và tất nhiên ngay cả vị Tổng tư lệnh, theo tạp chí Foreign Policy.
Foreign Policy nhận định, một loạt lần thể hiện của Tổng thống tuần trước – và phản ứng mà chúng khơi gợi từ các quan chức an ninh quốc gia chứng thực trước Ủy ban Tình báo Hạ viện – cho thấy Nhà Trắng đang có một công việc gần như bất khả thi trong việc giữ cho chính quyền Trump không trượt vào “bến mơ”.
Ngày 15.3, ông Trump đến Nashville, Tennessee dự một cuộc mít-tinh kiểu tranh cử, nơi người ủng hộ ông vẫn hô vang “vô hiệu hóa bà ta” (ngụ ý Hillary Clinton). Tại Nashville, Tổng thống Mỹ mô tả các phán quyết “khủng khiếp” của tòa, theo đó vô hiệu hóa sắc lệnh lần 2 của ông về nhập cư. Ông tuyên bố: “Hãy để tôi nói với các bạn điều này. Tôi nghĩ chúng ta nên quay lại ban đầu và tiếp tục”.
Foreign Policy cho rằng, chính những tuyên bố như vậy của Tổng thống càng tiếp sức cho những người kiện sắc lệnh của ông là một nỗ lực vi hiến cấm đoán người Hồi giáo. Các luật sư của chính quyền Trump rất thuyết phục trước tòa nhưng lập luận của họ lại bị chính ông chủ của mình làm suy yếu. Bởi, Trump không thể giấu được ý định thực sự của ông.
Hai ngày sau đó, Tổng thống Trump đón tiếp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nhà Trắng. Trước ống kính máy quay, bà Merkel tỏ ý hỏi ông Trump có muốn bắt tay hay không, và ông đã phớt lờ bà. Sau đó, Trump còn dùng cuộc họp báo chung này để yêu cầu Đức và các đối tác NATO tăng chi tiêu quân sự. Không những thế, ông đòi họ trả lại “những khoản tiền lớn từ những năm qua” mà “họ nợ” Washington vì Mỹ đã bảo vệ những nước này từ Nga. Và như để không ai bỏ lỡ thông điệp, ông tiếp tục lên Twitter viết lại điều đó.
Video đang HOT
Trong chuyện này, tại sao ông Trump không đòi Pháp trả lại chi phí sự kiện D-Day? Hay ông sợ Pháp sẽ trả đũa bằng cách đòi bồi hoàn đóng góp của nước này cho Cuộc chiến Độc lập của Mỹ?
Tổng thống Trump cũng không giấu giếm tinh thần chống Đức trong vấn đề thương mại. Ông nói: “Ngay lúc này, tôi muốn nói rằng những người đàm phán cho Đức làm việc tốt hơn nhiều so với những người đàm phán cho Mỹ. Nhưng hy vọng, chúng ta có thể đáp trả”.
Ông Trump dường như quên một thực tế rằng 750.000 người Mỹ đang được các công ty của Đức như Daimler, T-Mobile, Siemens, Adidas, và kể cả Trader Joe’s thuê làm việc. Ông nói như thể Đức phạm phải một tội ác khủng khiếp khi bán cho người Mỹ nhiều hàng hóa họ muốn mua. Ông cũng không có gì nhiều để nói về tầm quan trọng của liên minh Mỹ – Đức vốn đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thịnh vượng và an ninh ở hai bờ Đại Tây Dương kể từ năm 1945.
Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Đức đưa ra nhận xét rằng Trump “dùng sự thô tục để lấp liếm sự yếu kém của bản thân”.
Donald Trump cáo buộc người tiền nhiệm, Barack Obama, do thám ông. Cả cộng đồng tình báo Mỹ và Bộ Tự pháp, thậm chí cả các ủy ban tình báo lưỡng đảng của Hạ viện và Thượng viện đều phủ nhận điều này. Và tuy không có bằng chứng, Trump vẫn không chịu rút lại cáo buộc.
Theo Foreign Policy, những lời công kích của Trump với Anh đã xóa mờ những thiện chí còn lại từ hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 1 giữa ông và Thủ tướng Theresa May. Điều này nằm trong xu hướng Trump thường đả kích các đồng minh của Mỹ. Trong số những người cảm thấy rõ sự tức giận của ông Trump là Tổng thống Mexico – người tuyên bố không trả tiền cho kế hoạch xây tường biên giới của Mỹ – và Thủ tướng Australia – người muốn Mỹ tôn trọng thỏa thuận tiếp nhận 1.250 người tị nạn mà Australia đang giữ. Ông Trump chĩa mũi dùi cả vào Thụy Điển khi nói rằng người nhập cư Hồi giáo chính là tai ương cho nước này.
Theo Foreign Policy, niềm tin và sự trung thành của các đồng minh vào Mỹ cũng như vào Nhà Trắng đang suy giảm nhanh chóng. Số người Đức tin Mỹ là một đồng minh tin cậy đã giảm từ 59% hồi tháng 11 xuống chỉ còn 22% hồi tháng 2.
Theo FP, ông Trump là người không thể thừa nhận làm sai hay xin lỗi vì đã xúc phạm. Mô hình bất biến của ông là nhân đôi rồi đào sâu và làm phức tạp thiệt hại ban đầu. Ông cũng không cần để ý đến việc mình đang xúc phạm ai.
Donald Trump có thể thuê các trợ tá giỏi, thậm chí chiều theo họ ở một số lĩnh vực. Nhưng rốt cuộc ông thể kiềm chế bản thân mình.
Theo Danviet
'Kẻ thù' lớn nhất của Donald Trump là ai?
Lo lắng về quỹ đạo của Nhà Trắng dưới quyền chỉ huy của Tổng thống Donald Trump có lẽ đã dịu bớt chút ít khi có tin ông bổ nhiệm hai chuyên gia uy tín vào Hội đồng An ninh quốc gia.
Dina Powell, một người nói tiếng Ảrập thành thạo, sẽ đảm nhận vị trí Phó cố vấn an ninh quốc gia. Nadia Schadlow, chuyên gia về các vấn đề quân sự, sẽ rời Quỹ Smith Richardson để phụ trách mảng hoạch định chiến lược. Họ sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh ảnh hưởng trong chính quyền mới gồm nhiều gương mặt nổi trội như Stephen Bannon, Stephen Miller, Peter Navarro, và Sebastian Gorka.
Tổng thống Donald Trump thường xuyên có những thông điệp gây ồn ã. (Ảnh: FP)
Vấn đề là, cuộc cạnh tranh đó tính đến cả những người có ảnh hưởng vượt trội, chẳng hạn cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly. Và tất nhiên ngay cả vị Tổng tư lệnh, theo tạp chí Foreign Policy.
Foreign Policy nhận định, một loạt lần thể hiện của Tổng thống tuần trước - và phản ứng mà chúng khơi gợi từ các quan chức an ninh quốc gia chứng thực trước Ủy ban Tình báo Hạ viện - cho thấy Nhà Trắng đang có một công việc gần như bất khả thi trong việc giữ cho chính quyền Trump không trượt vào "bến mơ".
Ngày 15.3, ông Trump đến Nashville, Tennessee dự một cuộc mít-tinh kiểu tranh cử, nơi người ủng hộ ông vẫn hô vang "vô hiệu hóa bà ta" (ngụ ý Hillary Clinton). Tại Nashville, Tổng thống Mỹ mô tả các phán quyết "khủng khiếp" của tòa, theo đó vô hiệu hóa sắc lệnh lần 2 của ông về nhập cư. Ông tuyên bố: "Hãy để tôi nói với các bạn điều này. Tôi nghĩ chúng ta nên quay lại ban đầu và tiếp tục".
Foreign Policy cho rằng, chính những tuyên bố như vậy của Tổng thống càng tiếp sức cho những người kiện sắc lệnh của ông là một nỗ lực vi hiến cấm đoán người Hồi giáo. Các luật sư của chính quyền Trump rất thuyết phục trước tòa nhưng lập luận của họ lại bị chính ông chủ của mình làm suy yếu. Bởi, Trump không thể giấu được ý định thực sự của ông.
Hai ngày sau đó, Tổng thống Trump đón tiếp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nhà Trắng. Trước ống kính máy quay, bà Merkel tỏ ý hỏi ông Trump có muốn bắt tay hay không, và ông đã phớt lờ bà. Sau đó, Trump còn dùng cuộc họp báo chung này để yêu cầu Đức và các đối tác NATO tăng chi tiêu quân sự. Không những thế, ông đòi họ trả lại "những khoản tiền lớn từ những năm qua" mà "họ nợ" Washington vì Mỹ đã bảo vệ những nước này từ Nga. Và như để không ai bỏ lỡ thông điệp, ông tiếp tục lên Twitter viết lại điều đó.
Trong chuyện này, tại sao ông Trump không đòi Pháp trả lại chi phí sự kiện D-Day? Hay ông sợ Pháp sẽ trả đũa bằng cách đòi bồi hoàn đóng góp của nước này cho Cuộc chiến Độc lập của Mỹ?
Tổng thống Trump cũng không giấu giếm tinh thần chống Đức trong vấn đề thương mại. Ông nói: "Ngay lúc này, tôi muốn nói rằng những người đàm phán cho Đức làm việc tốt hơn nhiều so với những người đàm phán cho Mỹ. Nhưng hy vọng, chúng ta có thể đáp trả".
Ông Trump dường như quên một thực tế rằng 750.000 người Mỹ đang được các công ty của Đức như Daimler, T-Mobile, Siemens, Adidas, và kể cả Trader Joe's thuê làm việc. Ông nói như thể Đức phạm phải một tội ác khủng khiếp khi bán cho người Mỹ nhiều hàng hóa họ muốn mua. Ông cũng không có gì nhiều để nói về tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Đức vốn đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thịnh vượng và an ninh ở hai bờ Đại Tây Dương kể từ năm 1945.
Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Đức đưa ra nhận xét rằng Trump "dùng sự thô tục để lấp liếm sự yếu kém của bản thân".
Donald Trump cáo buộc người tiền nhiệm, Barack Obama, do thám ông. Cả cộng đồng tình báo Mỹ và Bộ Tự pháp, thậm chí cả các ủy ban tình báo lưỡng đảng của Hạ viện và Thượng viện đều phủ nhận điều này. Và tuy không có bằng chứng, Trump vẫn không chịu rút lại cáo buộc.
Theo Foreign Policy, những lời công kích của Trump với Anh đã xóa mờ những thiện chí còn lại từ hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 1 giữa ông và Thủ tướng Theresa May. Điều này nằm trong xu hướng Trump thường đả kích các đồng minh của Mỹ. Trong số những người cảm thấy rõ sự tức giận của ông Trump là Tổng thống Mexico - người tuyên bố không trả tiền cho kế hoạch xây tường biên giới của Mỹ - và Thủ tướng Australia - người muốn Mỹ tôn trọng thỏa thuận tiếp nhận 1.250 người tị nạn mà Australia đang giữ. Ông Trump chĩa mũi dùi cả vào Thụy Điển khi nói rằng người nhập cư Hồi giáo chính là tai ương cho nước này.
Theo Foreign Policy, niềm tin và sự trung thành của các đồng minh vào Mỹ cũng như vào Nhà Trắng đang suy giảm nhanh chóng. Số người Đức tin Mỹ là một đồng minh tin cậy đã giảm từ 59% hồi tháng 11 xuống chỉ còn 22% hồi tháng 2.
Theo FP, ông Trump là người không thể thừa nhận làm sai hay xin lỗi vì đã xúc phạm. Mô hình bất biến của ông là nhân đôi rồi đào sâu và làm phức tạp thiệt hại ban đầu. Ông cũng không cần để ý đến việc mình đang xúc phạm ai.
Donald Trump có thể thuê các trợ tá giỏi, thậm chí chiều theo họ ở một số lĩnh vực. Nhưng rốt cuộc ông thể kiềm chế bản thân mình.
Theo Danviet
Ẩn ý đằng sau tuyên bố "sẵn sàng ra khỏi rừng" của bà Clinton Trong bài phát biểu hiếm hoi trước công chúng sau thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ hồi năm ngoái, bà Hillary Clinton ngày 17/3 nói rằng bà đã "sẵn sàng rời khỏi rừng" và giúp người Mỹ tìm thấy tiếng nói chung. Bà Hillary Clinton phát biểu tại Pennsylvania, Mỹ hôm 17/3 (Ảnh: Getty) "Cũng giống như nhiều bạn bè của tôi...