“Kế thoát hiểm” nếu du khách mắc kẹt ở nước ngoài do hoãn/hủy chuyến bay
Tình trạng hỗn loạn đang xảy ra khá nhiều tại các sân bay châu Âu dịp cao điểm nghỉ lễ mùa Hè 2022, khi xu hướng du lịch “phục thù” sau đại dịch đang nổi lên.
Do vậy, các hãng hàng không và sân bay đều phải chật vật đối phó với “làn sóng” du khách đổ đi du lịch này.
“ Kế thoát hiểm” – Giải pháp tình thế cho những chuyến bay bị hoãn/hủy
Đặc biệt là tại Anh, nhiều sân bay như Manchester, Bristol… gần như thường xuyên phải chứng kiến cảnh hỗn loạn với những hàng người xếp hàng dài “rồng rắn”. Trong khi nhiều hãng hàng không do khủng hoảng thiếu nhân sự, liên tục phải hoãn/ hủy chuyến bay, càng làm gia tăng tình trạng hành khách bị gián đoạn hoặc trì hoãn hành trình du lịch.
Bị hoãn/hủy chuyển bay khiến du khách rất lo lắng và bực bội. (Ảnh: Getty)
Nhiều sân bay khác ở châu Âu cũng trong tình cảnh tương tự, mới nhất là tại 2 sân bay Amsterdam (Hà Lan) và Majorca (Tây Ban Nha). Vậy điều gì xảy ra nếu du khách bị chậm trễ, thậm chí mắc kẹt tại nước ngoài vì các sự cố hoãn/hủy chuyến bay?
Trong bài viết đăng trên báo Mirror ngày 31/5, tác giả Julie Delahaye lưu ý: Tin tốt là du khách được bảo hiểm khi ở châu Âu. Hãng hàng không và công ty du lịch sẽ có thể giúp du khách tìm ra giải pháp. Bởi thế mặc dù rất căng thẳng nhưng du khách đừng hoảng sợ, vì có các bước cần thực hiện để giảm thiểu căng thẳng như sau:
“Kế thoát hiểm” – Liên hệ với nhà cung cấp bảo hiểm du lịch
Việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt. Khi hãng hàng không hủy chuyến bay của du khách, bạn có quyền hoặc được hoàn lại tiền, đặt lại chuyến bay thay thế hoặc được nhận Voucher (phiếu quà tặng, phiếu giảm giá). Tất nhiên khi đang trên đường về nhà thì đặt lại chuyến bay thay thế là lựa chọn ưu tiên.
Video đang HOT
Chuyến bay bị hoãn/hủy luôn gây căng thẳng, những không có nghĩa là du khách không về nhà được.
Trong trường hợp này, hãng hàng không cần tìm cho du khách một chuyến bay khác sớm nhất có thể sau khi chuyến bay của du khách bị hủy. Chuyến bay này cũng có thể với một hãng hàng không khác nếu cần, hoặc chuyến bay một ngày sau nếu phù hợp với du khách.
Du khách có quyền được chăm sóc và hỗ trợ, ví dụ như cấp phiếu ăn uống hoặc nơi ở nếu sự chậm trễ này khiến du khách phải lưu lại qua đêm. Nhưng đôi khi các hãng hàng không đang trong điều kiện không thể cung cấp các hỗ trợ, vậy thì du khách hãy tự chi trả trước và giữ lại tất cả biên lai chi tiêu cho bất kỳ đồ ăn thức uống hoặc thuê phòng khách sạn nào (trong mức chi tiêu hợp lý), để có thể yêu cầu được hoàn lại tiền sau.
Một nữ hành khách mệt mỏi vì phải chờ đợi chuyến bay quá lâu tại sân bay. (Ảnh: Getty)
Liên hệ với nhà cung cấp bảo hiểm du lịch càng sớm càng tốt, để du khách biết rõ chính sách dành cho mình bao gồm những gì. Du khách cũng cần kiểm tra kỹ những gì mình được bảo hiểm, để không phải chịu thêm sự cố bất ngờ khó chịu nào nữa.
Ví dụ như về chính sách bảo hiểm gián đoạn du lịch, du khách sẽ được bồi thường ra sao (có thể bao gồm cả cho chuyến bay và chỗ ở) nếu chuyến đi của bạn bị gián đoạn hoặc trì hoãn. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra khiến du khách cần phải lưu lại nước ngoài thêm vài đêm, hãy giữ lại mọi hóa đơn chi phí ăn ở và phương tiện đi lại…
Nữ du khách Glenda Powell, người Bristol, Anh đăng lên mạng xã hội tối 29/5 hình ảnh cô con gái 6 tuổi Freya khóc vì kiệt sức. Gia đình bé khi đó mắc kẹt trong kỳ nghỉ tại Cyprus mà chưa thể trở về Anh, do hãng hàng không TUI hủy chuyến bay của họ 2 lần.
“Kế thoát hiểm” – liên hệ với nhà điều hành tour du lịch
Nếu hãng hàng không hủy chuyến nhưng khi đó không thể đăng ký lại chuyến bay khác cho du khách, hãy nói chuyện với hãng điều hành tour du lịch để họ giúp bạn tìm một giải pháp thay thế.
Với một số sự cố chậm trễ, du khách có quyền đòi bồi thường
Một “kế thoát hiểm” nữa là du khách cần tìm hiểu về quyền được hoàn tiền và bồi thường cho các chuyến bay bị trì hoãn, tùy thuộc vào khoảng thời gian trì hoãn kéo dài bao lâu, cũng như độ dài/thời gian chuyến bay ra sao.
Bị mắc kẹt ở nước ngoài mặc dù rất gây căng thẳng, nhưng du khách đừng hoảng sợ.
Thông thường theo Cơ quan hàng không dân dụng Anh, du khách có quyền đòi bồi thường trong những trường hợp: Với chuyến bay chặng ngắn dưới 1.500km – bồi thường 220 Bảng nếu đợi hơn 2 giờ; chuyến bay chặng trung bình 1.500-3.500km là 330 Bảng nếu đợi hơn 3 giờ; chuyến bay đường dài trên 3.500km là 260 Bảng nếu đợi dưới 4 giờ và 520 Bảng nếu đợi hơn 4 giờ.
Du khách nước ngoài hào hứng quay trở lại check-in phố đường tàu
Sau hơn một tháng Việt Nam mở cửa đón khách du lịch trở lại, lượng du khách kéo đến tham quan, check-in phố đường tàu Hà Nội dần đông lên.
Phố đường tàu là đoạn đường dài 2 km, nối giữa Lê Duẩn, Trần Phú, Cửa Đông và Phùng Hưng, từng là địa điểm thu hút đông người nước ngoài và bạn trẻ trong nước. Sau hơn một tháng du lịch quốc tế mở cửa trở lại, lượng du khách kéo đến tham quan, check-in dần đông lên.
Theo Zing, anh Bryan (người Pháp) chụp ảnh kỷ niệm cho vợ và các con. Người đàn ông cho hay đây là lần đầu tiên gia đình đặt chân đến Việt Nam và quyết định đến chơi khu phố đường tàu sau khi tìm hiểu trên mạng. "Đây cũng là lần đầu tôi ngắm một đoàn tàu đi qua ở khoảng cách gần như vậy", anh nói.
Cặp đôi Cheryl và Zi Han (người Singapore) chọn Hà Nội làm điểm đến cho chuyến đi đầu tiên sau khi các hạn chế du lịch được gỡ bỏ tại quê nhà. Cheryl cho hay cả hai lên kế hoạch cho bộ ảnh cưới với ý tưởng chụp ở các địa điểm đường phố và đến xóm cà phê đường tàu theo gợi ý của người chụp ảnh. "Tôi thấy địa điểm này khá lạ và thú vị. Tôi nghĩ những bức ảnh chụp tại đây sẽ giúp bộ ảnh cưới của cả hai thêm phần độc đáo", anh bày tỏ.
Sau hơn hai năm, phố đường tàu bắt đầu có dấu hiệu mở cửa các hoạt động kinh doanh trở lại để đón các du khách. (Ảnh: Đại đoàn kết).
Khi tàu chạy qua, đồng loạt du khách dùng điện thoại để ghi hình lại. Chủ một cửa hàng cà phê cho biết hàng quán trong khu vực này muốn kinh doanh phải tuân thủ quy định và ký cam kết chỉ hoạt động trong nhà, không được lấn chiếm hành lang đường sắt. Các cửa hàng thường trang bị thêm xích sắt ở bên ngoài, nối hai bên cửa để giới hạn phạm vi đứng trong lúc tàu chạy qua, trong trường hợp khách đến đông.
Theo Đại đoàn kết, trên các diễn đàn du lịch quốc tế, khu vực phố đường tàu Phùng Hưng được nhiều du khách nước ngoài bình chọn là một trong những điểm đến tham quan không thể bỏ qua khi tới Hà Nội.
Vào năm 2019, nơi đây đã từng có nhiều tranh cãi khi phải đóng cửa các quán café để để đảm bảo an toàn hành lang đường sắt vì tình trạng các quán cafe kê bàn ghế ra giữa đường tàu.
Sau hơn hai năm, phố đường tàu Phùng Hưng bắt đầu có dấu hiệu mở cửa các hoạt động kinh doanh trở lại để đón các du khách. Nhiều hộ kinh doanh đã sửa sang, trang trí lại hàng quán để đón các đợt khách đến chơi dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, các hàng quán vẫn được mở cửa đón khách thăm quan nhưng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn đường sắt. Quận Hoàn Kiếm cũng cho biết đã chỉ đạo các Phường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn hành lang đường sắt trên tuyến này.
Để giữ an toàn cho khách du lịch, những biển báo đã được đặt ở các lối đi bộ lên phố đường tàu. (Ảnh: Đại đoàn kết).
Du lịch Đông Nam Á thay đổi thế nào thời hậu đại dịch? Sau thời gian đóng băng vì dịch bệnh, ngành du lịch bước vào giai đoạn tất bật với nhiều đổi thay, khi du khách Đông Nam Á sẵn sàng du lịch nước ngoài với kỳ vọng và nhu cầu mới. Các biện pháp kiểm soát đi lại và hạn chế biên giới đang được nới lỏng tại Đông Nam Á dường như đã...