Kế sinh nhai của nhiều người dân Liban giữa lúc khủng hoảng kinh tế
Trong một bài viết mới đây, Tân Hoa xã cho biết, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tại Liban khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, mua bán phế liệu đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân tại miền Bắc quốc gia này.
“Chúng tôi thu mua phế liệu đủ các loại, từ sắt, nhôm, đồng cho tới nhựa từ các thành phố, quận, huyện khác nhau ở miền Bắc”, Tân Hoa xã dẫn lời anh Khaled al-Sheikh, một người chuyên mua bán phế liệu ở miền Bắc Liban. Thông qua công việc này mà anh Khaled al-Sheikh đã tạo công ăn việc làm cho 20 người lao động, trong đó có cả các sinh viên. Không chỉ ở miền Bắc Liban, anh Khaled al-Sheikh còn thu mua số lượng lớn phế liệu từ Syria trong bối cảnh nhiều thành phố và làng mạc tại quốc gia láng giềng bị tàn phá bởi chiến tranh. Theo chia sẻ của anh Khaled al-Sheikh, thu nhập bình quân hằng ngày của người lao động trong nghề này rơi vào khoảng 7USD tính theo tỷ giá chợ đen. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, khủng hoảng kinh tế tại Liban đã khiến tỷ lệ nghèo đói vượt mức 50%, khiến tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát gia tăng cũng như đồng nội tệ rớt giá thê thảm.
Một người lao động phân loại phế liệu tại Tripoli hồi đầu tháng 3-2021. Ảnh: Tân Hoa xã
Phế liệu được người dân miền Bắc Liban thu mua và phân loại trước khi xuất khẩu bằng đường biển, chủ yếu là đến Thổ Nhĩ Kỳ, để tái chế và xử lý. “Chúng tôi xuất khẩu hàng nghìn tấn phế liệu tới Thổ Nhĩ Kỳ mỗi năm, đem về nguồn thu bằng USD cho đất nước”, anh Mohammad Abboud, một người chuyên xuất khẩu phế liệu nói với Tân Hoa xã. Theo nhiều nghiên cứu quốc tế, nhu cầu đối với phế liệu xuất khẩu của Liban gia tăng là vì chúng không chứa các chất phóng xạ. Việc mua bán phế liệu đặc biệt phổ biến tại Tripoli, thành phố lớn nhất ở miền Bắc Liban khi khoảng 70% lượng phế liệu xuất khẩu của Liban đều đi qua cảng của thành phố. Xuất khẩu phế liệu đem lại nguồn thu khoảng 13,24 triệu USD mỗi năm cho cảng Tripoli. “Tôi đã làm nghề này được vài năm. Tôi nhặt phế liệu từ trên đường phố hoặc thu mua của người dân, sau đó mang đi bán lại. Bán một tấn sắt phế liệu, tôi nhận được 600USD trong khi với một tấn thiếc phế liệu là 400USD”, anh Muhammad al-Ali, một người dân sống tại Tripoli chia sẻ với Tân Hoa xã.
Ông Trump tuyên bố sốc về vụ nổ như bom nguyên tử ở Liban
Sau khi trao đổi với các quan chức quân sự Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố vụ nổ như bom nguyên tử làm rung chuyển thủ đô Beirut có khả năng là "một vụ tấn công tồi tệ".
Video: Vụ nổ kinh hoàng tại thủ đô Beirut của Liban. Nguồn: Daily Mail
Tờ Independent hôm 5/8 dẫn lời ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng: "Lời đầu tiên, xin cho tôi được gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của người Mỹ tới người dân Liban. Đây có vẻ như là một cuộc tấn công tồi tệ".
Khi được phóng viên hỏi cơ sở của lời phát biểu trên, Tổng thống Mỹ cho biết các tướng lĩnh quân đội Mỹ nói với ông rằng vụ nổ chấn động này là kết quả của một vụ tấn công.
"Tôi đã gặp một số tướng lĩnh cấp cao trong quân đội và họ cho biết đây không phải là một tai nạn lao động thông thường. Theo họ, nó dường như là một cuộc tấn công. Thứ gây nổ là một loại bom nào đó", ông Trump nói thêm.
Ông Trump tuyên bố vụ nổ ở Beirut có thể là một vụ tấn công tồi tệ. Ảnh: AP
Trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Mỹ, Abbas Ibrahim, người đứng đầu Tổng cục an ninh Liban, cho biết một "sự cố" tại kho hóa chất đã gây ra vụ nổ và nhận định đây là "tai nạn".
Sau vụ việc, quân đội Israel và lực lượng nổi dậy Hezbollah đều phủ nhận có liên quan, trong khi các quan chức Liban cũng bác bỏ giả thuyết về vụ tấn công bằng tên lửa của Israel.
Vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut của Liban xảy ra hôm 4/8 khiến ít nhất 78 người chết và hơn 4.000 người bị thương, gây thiệt hại ở quy mô lớn.
Các video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy quả cầu lửa và khói đen dày đặc bốc lên từ một dãy nhà trước khi đám mây hình nấm (thường thấy trong nổ bom nguyên tử) bao trùm cả khu vực.
Vụ nổ xảy ra hôm 4/8 tại một nhà kho chứa hơn 2.700 tấn hóa chất làm thuốc nổ. Ảnh: Jems/ The Sun
Cục khảo sát địa chất Mỹ cho biết vụ nổ ở Beirut tương đương với một trận động đất mạnh 3,3 độ Richter. Theo ước tính ban đầu, vụ nổ tạo ra sức công phá tương đương 1/5 bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima ở Nhật Bản trong Thế chiến 2.
Thủ tướng Liban Hassan Diab tuyên bố "những kẻ gây ra vụ việc sẽ phải trả giá" và một cuộc điều tra về "tình trạng nguy hiểm" ở nhà kho cũng được thực hiện.
Trực thăng hỗ trợ dập lửa tại hiện trường vụ nổ. Ảnh: BBC
Người dân bị thương tại hiện trường vụ nổ ở Beirut. Ảnh: AP
Hơn 2.700 tấn ammonium nitrate - hợp chất sử dụng chế tạo thuốc nổ - đã được lưu trữ không đúng cách tại nhà kho từ năm 2014, theo Tổng thống Liban Michel Aoun. Ông Michel khẳng định đây là "điều không thể chấp nhận" và thề sẽ trừng phạt những người chịu trách nhiệm với án phạt nghiêm khắc nhất.
Giới chức Liban kêu gọi viện trợ quốc tế để hàn gắn "vết thương lớn" do vụ nổ gây ra.
WB cảnh báo ngừng tài trợ vaccine cho Liban sau thông tin về vi phạm quyền ưu tiên tiêm phòng Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo sẽ ngừng tài trợ vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho Liban sau khi xuất hiện thông tin rằng một số nghị sĩ nước này sẽ được tiêm tại nghị viện ngày 23/2. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho người dân tại Beirut, Liban, ngày 14/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN...