“Kế sách” dâu lười trốn việc ngày Tết
Mỗi dịp Tết đến là chị em làm dâu lại phát mệt vì nghĩ đến chuyện mấy ngày ở nhà chồng, cơm nước cỗ bàn, lúi húi dưới bếp…
Em cũng làm dâu, nhưng nhàn lắm, vì học hỏi kinh nghiệm của các chị đi trước và đúc rút ra mấy mẹo nhỏ cho mình
1. Không bao giờ cố gắng thể hiện là “dâu đảm”
Các cụ đã dạy: biết nhiều khổ nhiều, suy ra biết ít hay không biết cho nó sướng thân. Em là dâu thứ, là gái Hà Nội, lại lấy chồng em khi anh ấy đã qua tuổi 30, cả nhà đang sợ ế vợ nên nhìn chung là “con đường làm dâu” bước đầu đã được “trải thảm đỏ”.
Tuy nhiên, đề phòng tất cả những mệt mỏi, vất vả có thể phải gánh chịu về sau, ngay từ cái Tết đầu tiên, em đã “chứng tỏ” cho cả bố mẹ chồng, họ hàng bên chồng thấy: em là dâu “lười”.
Đừng ai mong chờ chuyện em “xông pha” vào bếp đảm đang khi nhà có khách hay đến bữa cơm hàng ngày. Đừng mong chờ chuyện em nhanh nhẹn vắn tay áo bưng mâm, rửa bát dọn dẹp sau khi ăn xong…. Em chỉ giúp cất dọn nồi cơm chẳng hạn rồi lăng xăng cất bát nước mắm hay bát canh. Còn đến giờ nấu ăn ở nhà bố mẹ chồng, em xuống bếp hỏi chị dâu: hôm nay nhà mình có ăn miến hay bánh chưng rán không chị, em chỉ thích ăn và biết nấu 2 món đó thôi, có thì để em nấu cho!! Làm giỗ ở quê thì em và chồng tranh thủ thời gian 1 năm về 1 lần để đi chúc Tết, tránh được đoạn nấu nướng. Ăn xong thì con cháu đầy ra đấy, đi mà rửa bát, học đảm đang trước khi lấy chồng, đấy là mấy bà cô bà dì nói vậy, nên em cũng được nhờ…. Được cái là bà chị dâu lại chăm chỉ và bố mẹ chồng đang khỏe, mới ngoài 60, vẫn làm mọi việc tốt nên em cũng chả có gì phải băn khoăn, áy náy.
Đừng ai mong chờ chuyện em “xông pha” vào bếp đảm đang khi nhà có khách hay đến bữa cơm hàng ngày. (ảnh minh họa)
Với lại theo em nghĩ, muốn sướng cũng phải có mẹo một chút. Lúc cỗ bàn, chuẩn bị hay nấu nướng, em đi chơi Tết với chồng hoặc cố tình ngủ dậy muộn, mặc kệ chị dâu và mẹ chồng. Khi khách đến thì em mới bắt đầu lăng xăng vào bếp rán phồng tôm, bày đĩa các kiểu…..thế là vẫn được khen đảm đang. Trong khi vào giờ đó, chị dâu đang bận cho con ăn, thành ra “có làm mà không có tiếng”! Ở đời, sống cũng phải biết mẹo 1 chút thì vẫn ổn mà không mất sức phải không các chị? Mà suy cho cùng, mình cứ phải vui, phải khỏe, phải nhàn trước tiên thì những người sống quanh mình mới vui theo! Chứ thử vất vả, cực nhọc rồi mặt mày bí xị xem, chồng con rồi bố mẹ có “yên” được không?
Video đang HOT
Năm nay em có con nhỏ mới hơn 6 tháng nên lại càng tiện, nhiệm vụ lớn nhất của em là chăm bản thân và chăm con, ai thích làm gì thì làm.
2. “Chỉ đạo” chồng đến nơi đến chốn
Cũng nhờ học hỏi kinh nghiệm trên các diễn đàn và các chị, các bạn nên ngay trước khi lấy nhau em đã thỏa thuận tất cả mọi việc từ kinh tế tài chính đến quan hệ họ hàng…
Tất cả mọi thứ tiền nong, lễ lạt bên nhà chồng đều là em ra mặt, em tặng, em trao…., cấm chồng “vượt mặt”. Nên nhà chồng nể em một phép, không có ý kiến này nọ. Kể cả là chuyện “dâu lười” cũng “no comment” luôn.
3. Có tiền cũng phải ra vẻ khó khăn
Tất cả mọi thứ tiền nong, lễ lạt bên nhà chồng đều là em ra mặt, em tặng, em trao…., cấm chồng “vượt mặt”. (ảnh minh họa)
Em thấy nhiều người tranh thủ dịp Tết để “khoe của” bằng quà biếu, hay tiền mừng tuổi…. Mấy chị bạn em còn bảo, mừng 50 nghìn thì người mình cũng sang, cũng quý hơn hẳn là 20 nghìn. Ừ thì đúng nhưng mà chưa sâu. Các chị không nghĩ đến năm nay mừng 50 nghìn thì sang năm cũng phải mừng 50 nghìn thậm chí phải hơn. Năm nay biếu 5 triệu thì sang năm người ta mong 6 – 7 triệu. Đấy, tự dưng mang dây buộc mình. Rồi sau lại kêu sợ Tết vì tốn kém.
Em về nhà chồng đúng 4 ngày Tết, em mang chỉ 1 bộ đồ ngủ, 2 bộ đi chơi, quần áo rất bình thường, dù ngoài kia em có cả tủ đủ các loại. Lì xì Tết em phân ra 3 mức, thân thích lắm (tính ra khoảng 3-4 cháu) em mừng 50 nghìn, còn lại phổ biến là 5 nghìn, 10 nghìn. Em không sắm sửa gì cho bố mẹ chồng (em thấy không cần thiết, với lại mẹ luôn bảo: các con về là mẹ vui rồi, không cần phải mua sắm gì), bánh kẹo mua vài gói, thêm ít quả bưởi Diễn, biếu thêm 1 triệu. Thế là xong 4 ngày Tết! Rất nhẹ nhàng, không phải vắt óc đau đầu nghĩ ngợi gì. Mà cũng đỡ phiền về sau này, mọi người cứ tưởng mình xông xênh lại hay nhờ vả, xin xỏ, mệt lắm!
Vì mấy mẹo nhỏ trên mà năm hết Tết đến với em cứ nhẹ như lông hồng!
Theo VNE
Không thể chịu được cô con dâu bẩn thỉu
Tôi không thể tưởng tượng được cô con dâu bẩn thỉu, lôi thôi của mình.
Hai năm trước cậu con trai quý tử của tôi đưa bạn gái về ra mắt. Con bé cũng rõ xinh xắn, học hành công việc ổn định, nói chung là vợ chồng tôi rất ưng ý. Sau đó một đám cưới linh đình đã được tổ chức. Khi trở thành con dâu, ở chung nhà thì tôi mới thấy cô con dâu của mình đúng là khác một trời một vực so với những gì vợ chồng tôi đã nghĩ.
Ngày đầu tiên về nhà chồng làm được bữa cơm thì con bé biến cái bếp thành một bãi chiến trường, thôi thì nồi soong, rổ rá cứ gọi là ngập ngụa trên gian bếp, thấy vợ tôi không vừa ý nhưng vì là dâu mới nên tôi khuyên vợ cố nhịn đi rồi dạy bảo con từ từ cũng chưa muộn.
Vợ chồng tôi tuy không quá khái tính nhưng trong nết ăn, nết uống nhà tôi vẫn giữ được cái nét gọn gàng sạch sẽ. Vợ tôi lại rất chăm chỉ công việc nhà nên từ ngày sống với nhau tới giờ tôi chưa khi nào thấy khó chịu về chuyện gia đình cả.
Nhưng từ khi xuất hiện cô con dâu mới trong nhà thì cái gia đình bình lặng, ngăn nắp vốn có của tôi như thể bị xới tung, bới lộn. Vợ tôi ngăn nắp sạch sẽ bao nhiêu thì con dâu tôi bừa bộn bấy nhiêu. Tôi không thể hiểu được con dâu tôi làm vương, làm bà gì ở cơ quan nhưng về nhà thì nó đúng là không được việc gì cả, nó mà làm gì thì y như rằng vợ chồng tôi phải đi sau dọn dẹp.
Ai lại chưa về đến nhà nó kêu mệt ngồi thụp xuống ghế, mệt gì mà đến đôi giày nó cũng không để được lên giá cho tử tế mà tiện chân nó lẳng đi đâu thì đi, có hôm đang đi tôi vấp phải cái giày của nó trượt chân ngã sai khớp cả tay. Nhắc nhở nhiều lần nhưng lần nào nó cũng dạ dạ, vâng vâng cho xong chuyện rồi đâu lại vào đấy.
Nhìn nó đi ra ngoài thì rõ là bóng bẩy sành điệu, nhưng ai mà ngờ nổi về nhà là nó bừa bộn, lộn xộn đến mức không thể chấp nhận được. (ảnh minh họa)
Có hôm đang đi lên cầu thang tôi giật nảy mình khi thấy chiếc áo lót của con dâu lủng lẳng vắt giữa thành cầu thang lên xuống, tôi lên nhắc con dâu bỏ vào máy giặt thì nó tỏ vẻ khó chịu: "Bố buồn cười thật, bố toàn để ý mấy cái thứ nhỏ nhặt làm gì, đằng nào lát nữa con cho luôn vào máy giặt một thể, có gì to tát mà bố phải khó chịu thế".
Cái phòng riêng của hai vợ chồng thì mới nhìn vào chắc không ai nghĩ đó là phòng ngủ, chăn màn nó chẳng bao giờ thèm gấp, đã thế quần áo thay xong nó cũng vứt hết lên giường, cái thùng rác trong phòng bốc mùi khó chịu mà nó vẫn cứ để niu kĩu từ ngày này qua ngày khác, khi nào vợ chồng tôi lên dọn dẹp thì đổ rác còn không thì có lẽ nó sẽ nằm đó cả năm không biết chừng.
Góp ý với con trai để dạy dỗ vợ nó thì nó cũng cứ ậm ừ và luôn bào chữa cho vợ nó bằng cái lý do muôn thuở đó là " vợ con bận công việc". Ai cũng có công việc cả, vợ chồng tôi cũng chẳng yêu cầu con dâu phải chợ búa cơn nước cả ngày phục vụ, nhưng ít nhất bộ quần áo thay ra cũng phải biết bỏ gọn gàng vào máy giặt, đừng có lồng mấy cái quần áo vào với nhau rồi vứt tùm lum trong phòng được.
Nhìn nó đi ra ngoài thì rõ là bóng bẩy sành điệu, nhưng ai mà ngờ nổi về nhà là nó bừa bộn, lộn xộn đến mức không thể chấp nhận được. Nếu vợ chồng nó ở riêng thì không nói làm gì, đằng này ở cùng một nhà nên lúc nào vợ chồng tôi cũng phải đi sau dọn dẹp. Tưởng có thêm cô con dâu thì được đỡ đần công việc, ai ngờ có thêm cô con dâu quý hóa này vợ chồng tôi còn mệt hơn.
Sự việc càng thêm trầm trọng khi vợ chồng nó có con, chúng tôi có cháu thì còn còn gì vui hơn, nhưng niềm vui chẳng tày gang thì biết bao xích mích trong gia đình xảy ra mà nguồn cơn cũng chỉ do cái tính cẩu thả lộn xộn của cô con dâu tôi mà ra.
Hôm đó cả nhà đang ngồi ăn cơm, nó bỗng từ trên nhà chạy xuống xứt xoạch cái bỉm vừa thay cho con ở góc bếp ngay gần bàn ăn, rồi lại chạy đi lên, đến nước ấy thì tôi không thể nào chịu được, tôi gọi nó lại bắt mang cái bỉm vứt vào thùng rác thì nó bảo để tối nó vứt rác luôn một thể, đấy lộn xộn thế thì làm sao mà chịu được tôi quát nó một trận và bảo: "Anh chị mà bừa bộn thế nữa thì muốn đi đâu ở thì ở, vợ chồng tôi không thể nào sống cùng với kiểu sống lộn xộn của vợ chồng chị nữa".
Sau lần to tiếng đó không khí trong nhà tôi bỗng trở nên nặng nề u ám, không ai nói với ai lời nào cả. Nhưng đúng là không thể để tình hình này tái diễn được nữa, vợ chồng tôi không chấp nhận được cái tính lộn xộn, bừa bãi không thể cải tạo được ở cô con dâu này. Nhưng thật sự chúng tôi cũng không yên tâm để vợ chồng nó dọn ra ở ngoài vì tôi biết nó không thể chăm sóc được cho cháu tôi. Nhiều lúc, thật sự tôi chỉ muốn vợ chồng nó li dị để tôi tìm được con dâu mới.
Theo VNE
"Nghỉ Tết 9 ngày, tha hồ làm dâu nhé!" Cô bạn tôi gào vào tai tôi như thế và cười một cách sảng khoái khi biết tin tôi chỉ còn 1 tuần nữa là cưới chồng và cũng còn hơn tháng nữa là Tết. Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi....