Kẻ ngoại đạo
Tiếp lời mẹ, Minh cũng chẳng vừa: “Hôm nay dửng mỡ hay sao mà rượu với hoa, này thì hoa này.., này thì rượu này…”. Trước mắt Linh, cả hoa và rượu đều nằm trọn trong sọt rác.
Linh cuộn mình trong chiếc chăn thu, cảm giác cô đơn cứ bủa vây khiến Linh chẳng tài nào nhắm nổi mắt. Hai vợ chồng trên chiếc giường mới cưới giống như hai thái cực, quãng thời gian 8 tháng trôi đi chầm chậm mặc kệ cảm nghĩ của 2 người trong cuộc. Tình yêu sét đánh đã khiến hai con người xa lạ gắn kết với nhau để một ngày kia, họ chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Đam mê đã biến mọi thứ xung quanh họ đều trở thành màu hồng để rồi mau chóng biến mất khi về sống với nhau dưới một nhà.
Chân ướt chân ráo về nhà chồng, cô gái trẻ 24 tuổi cứ mắt tròn mắt dẹt khi ngay sau ngày cưới, mẹ chồng giao toàn bộ hậu phương bếp núc cho mình. Linh lắng nghe mà như vịt nghe sấm, ù tai trước sở thích và sở đoản của từng thành viên trong gia đình. Đêm hôm đó, Linh đã khóc ngon lành khi về phòng của mình, Minh thấy vợ khóc mà coi như không. Cú sốc lớn đầu tiên trong đời, những tưởng được dỗ dành, an ủi thì đây Minh quay một góc, ngủ ngon lành mặc vợ chẳng biết xoay sở thế nào cho ngày hôm sau. Hỏi mẹ đẻ nhưng dù dậy từ 5 giờ sáng hôm sau Linh vẫn chưa đủ tự tin. Lò dò ra chợ, Linh ngơ ngác như nghé con lạc mất mẹ, mỗi cửa hàng Linh ghé một lúc, đắn đo không biết nên mua thứ gì, cuối cùng thì sau gần một tiếng ngoài chợ, Linh đã có một làn đầy thức ăn. Nhanh chóng trở về nhà để kịp làm bữa ăn sáng khi tất cả mọi thành viên trong gia đình đã lục tục thức giấc, chẳng nhận được lời động viên của chồng thì mẹ chồng tặng luôn cho một bài: “Trời ơi, đúng là con nhà giàu có khác, chị định cho cái nhà này ăn đến mấy ngày hay sao. Tiền ăn mẹ đưa là dùng cho cả tháng đấy. Chết chết, anh Minh xem vợ anh phá gia chi tử đây này!” Linh chỉ còn biết cúi mặt sau tiếng đai dài của mẹ chồng cùng cái nguýt không mấy thiện cảm của cô em chồng. Kết thúc bữa ăn sáng, Linh nhanh chóng dắt xe đi đến cơ quan mà tâm trạng trĩu nặng.
Không một lời động viên, Minh trở thành kẻ ngoại đạo trong cuộc sống gia đình. Linh đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác mà không hiểu mình đang lạc trong chốn nào. Dường như với Minh, tôn chỉ của mẹ luôn là nhất, Minh nộp tiền lương hàng tháng cho mẹ đã là đủ rồi vậy mà anh còn bắt vợ cũng phải giống mình, nộp cho mẹ để hàng tháng nhận được một phong bì để tiêu vặt. Chiếc thẻ ATM rút tiền chẳng thể là người bạn đồng hành của Linh khi nhất cử nhất động của cô đều luôn có sự giám sát của mẹ chồng. Sự gò bó khiến Linh ngột ngạt với hàng đống những nguyên tắc cứng nhắc. Minh quay ngoắt 180 độ đến mức Linh chẳng nhận ra đâu là chồng mình.
Có lẽ, ức chế thần kinh nên ngay trong việc sinh hoạt vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Linh mệt mỏi, chán chường, còn chồng chẳng khác nào con trâu không biết thế nào là cảm xúc. Sự sốt ruột hiện lên trong ánh mắt của bố mẹ chồng và rồi của chồng càng làm Linh mất tự tin. Cô gầy xọm so với hồi chưa lấy chồng bởi những căng thẳng không giải tỏa ngay trong chính cuộc sống gia đình.
Quanh quẩn hết cơ quan lại trở về nhà, Linh thèm được một ngày thoải mái, được cùng chồng đi đây đi đó để nạp lại năng lượng, để lại được tái tạo cảm xúc yêu đương nhưng sao khó đến thế. Với mẹ chồng cứ đi ra ngoài là phải tiêu tốn tiền vậy tốt hơn hết là cứ ở trong nhà vừa an toàn vừa chẳng mất đi đồng nào. Minh hoàn toàn đồng ý và vợ thì chẳng thể có cơ hội nào. Giống như gã đàn ông bám váy mẹ, Minh không có chính kiến tạo dựng cuộc sống riêng của mình và dĩ nhiên người thua thiệt không ai khác là Linh.
Đếm từng ngày trôi qua, từng tháng trôi qua, Linh chẳng biết tương lai mình rồi sẽ đi đến đâu. Cuộc đời làm vợ sẽ mãi mãi như thế này sao? Linh hỏi mình mà mông lung trong mớ hỗn độn. Tình yêu của cô dành cho chồng còn lại bao nhiêu nhỉ? Quá ít để có thể nói là tình yêu nhưng mới chỉ có vài tháng và cô phải sống tiếp như một lẽ thường tình.
Nhưng ngày hôm nay thật đáng để cô nhìn cuộc đời sáng hơn, tin có thai khiến cơ mặt của Linh giãn nở. Linh trở về nhà sớm hơn ngày thường và định bụng làm một bữa thịnh soạn để thông báo tin vui cho toàn thể gia đình. Ngoài thức ăn tươi, Linh còn không quên mua hoa, một chai rượu champane để mừng. Hồ hởi bao nhiêu với món riêu cá, với rau sống và điều bí mật cô đang cất giấu trong lòng, Linh gặp ngay phải sự không tán đồng của mẹ chồng. Mắt bà quắc lên chẳng thèm biết lý do mà xa xả mắng con dâu: “Gần năm trời cô về sống nhà tôi, chị không hiểu cuộc sống nhà này hay sao mà bày đặt hoa với rượu. Cứ đẻ cho tôi đã rồi muốn làm gì thì làm. Thằng Minh không phải là đứa thích hoa hòe hoa sói”. Tiếp lời mẹ, Minh cũng chẳng vừa: “Hôm nay dửng mỡ hay sao mà rượu với hoa, này thì hoa này.., này thì rượu này…”. Trước mắt Linh, cả hoa và rượu đều nằm trọn trong sọt rác. Như giọt nước tràn ly, chẳng còn gì để mà lưu luyến, Linh xách va-ly ra khỏi gia đình chồng ngay trong tối hôm ấy.
Video đang HOT
Từ nay, họ bắt đầu cuộc sống ly thân, ai ở nhà người nấy. Minh nghe lời mẹ cương quyết không đến xin lỗi, đón vợ về. Còn Linh như con chim vừa thoát ra khỏi cái lồng chật chội lại đang tận hưởng cảm giác lần đầu tiên được làm mẹ thế nên chẳng có lý gì buộc cô phải xuống thang. Lâu dần thành quen, mọi hờn dỗi, bực tức trong Linh tan biến, Minh chẳng còn có ý nghĩa gì trong cuộc đời của Linh nữa. Thế nên suốt 9 tháng mang nặng và ngay cả ngày trở dạ, Minh tuyệt nhiên không thấy bén mảng, với Linh thế là quá đủ. Giờ trong Linh chỉ còn tình yêu duy nhất dành cho đứa con bé bỏng.
Quyết định chia tay đến với Linh nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Thời gian sống ly thân đã khiến Linh trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Sinh con, nuôi con một mình cũng không cần có chồng để rồi dứt bỏ người chồng luôn chỉ coi vợ như cái thảm chùi chân của mình. Linh đã đúng bởi nếu sống với Minh, những stress tinh thần có khi khiến Linh không còn là Linh nữa. Không nhận được bờ vai ấm áp, sẻ chia từ phía chồng và kết thúc hôn nhân một cách chóng vánh nhưng cô được lãi đứa con – của để dành mà ông Trời ban tặng. Mặc kệ người đời dị nghị, cô sẽ sống vì mình và vì con, đó là cách tốt nhất để Linh có thể bước tiếp trên quãng đời còn dài ở phía trước.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đừng mơ đến chuyện game được xã hội chấp nhận!
Vẫn còn quá khó để xã hội bớt kì thị game online.
Tính đến lúc này, đã có đến hai thời điểm cực kì sóng gió với thị trường game online nước nhà. Thời điểm đầu quá sóng gió khi mọi khái niệm về game online trong xã hội còn mới mẻ, và mọi người giật mình kinh sợ nó như một loại ma túy.
Còn bây giờ, khi mọi thứ đã đi vào khuôn khổ một chút, thì cơn bão thứ 2 lại tiếp tục vùi dập làng game nước nhà cho đến nay. Cho dù mọi thứ đang ổn dần, nhưng về cơ bản, có lẽ game online sẽ vẫn khó mà thoát khỏi cái nhìn khắt khe của xã hội.
Tại sao những cố gắng thời gian qua của chúng ta vẫn chưa thay đổi được nhiều về cái nhìn của xã hội?
Vẫn chưa triệt hẳn được những "con sâu"
Game online đã từng bị lên án kịch liệt nhiều năm trước với điển hình là những vụ việc gây xôn xao trong dư luận của các game thủ. Những chuyện như thức đêm cày game đến kiệt sức, cướp của để lấy tiền chơi game hay vung tiền như rác mua vật phẩm là tâm điểm cho những lời chỉ trích không thương tiếc.
Nhiều năm trôi qua, nhưng có lẽ những vụ việc như vậy vẫn chưa thực sự được chấm dứt. Không còn chuyện những vụ việc kinh khủng được đưa lên báo, nhưng hàng ngày, mọi người vẫn giành ánh mắt xa lánh cho những con người ngồi đồng cả ngày ở tiệm internet, cơ thể thì tàn tạ, vật vờ. Với những thành phần như vậy trong cộng đồng, xã hội vẫn sẽ nhìn game như một loại ma túy mà thôi.
Có lẽ chúng ta vẫn chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các game thủ chơi game điều độ, hợp lý, tránh việc sao nhãng học tập. Những việc chủ yếu của chúng ta vẫn chỉ là chơi game, ganh đua cùng nhau, mạnh ai nấy đi. Chính vì thế, mọi thứ vẫn đang gần như dẫm chân tại chỗ.
NPH và game thủ vẫn đang bận đấu đá cùng nhau
Hai đối trọng của thị trường game online là các NPH và game thủ gần như đang chỉ mãi quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn là việc thay đổi cái nhìn của xã hội. Thật đáng tiếc nhưng đây là sự thật. Lí do chính yếu này là nguồn cơn sâu xa của việc chúng ta chưa gây được thiện cảm với người ngoài.
Về phía các NPH, các họ quan tâm hàng đầu vẫn chỉ là lợi nhuận. Chúng ta đều thấy những khẩu hiệu như "chơi game điều độ, giữ gìn sức khỏe" hay "vừa chơi vừa học" cũng chỉ được làm cho có, và nó hầu như không được nhắc đến sau khi game hoạt động, mà chỉ tồn tại ở đó mà thôi. Có lẽ họ không hề quan tâm là gamer có đọc, có làm theo hay không.
Phía game thủ cũng thường xuyên gây gổ cùng các NPH xung quanh các vấn đề trong game. Có thể nói những chuyện như thế này đã cuốn hết sự quan tâm của cả 2 phía, và họ chẳng còn thời gian đâu mà để ý những điều khác. Dẫu gì thì cái lợi của bản thân vẫn là trên hết mà.
Nhưng cái quan trọng hơn, những cái lợi đó chỉ là trước mắt, thiển cận so với cái lợi lớn và lâu dài nếu xã hội bớt khắt khe với game.
Các đại sứ không làm được gì đáng kể
Những đại sứ game đóng vai trò là cầu nối giữa NPH và game thủ, và còn là cầu nối giữa thế giới game và phần còn lại của xã hội. Với vai trò là người của công chúng, lại là đại diện của một game, họ có thể mang game đến những thành phần khác ngoài game thủ và giới thiệu những mặt tốt của game.
Thế nhưng, phần lớn đại sứ chỉ được NPH sử dụng như là một công cụ để câu game thủ đến với game khi nó phát hành. Và với bản chất không am hiểu game, những đại sứ này chỉ dừng ở việc làm tròn vai, cho xong hợp đồng rồi "quit" mà không quan tâm rằng việc mình làm mang lại lợi ích gì.
Thêm nữa, những đại sứ game thời gian gần đây phần lớn đều nổi lên từ những cú sốc trên mạng, chứ không phải là những người có tài năng và đức hạnh thật tốt. Thế nên tiếng nói của họ trong cuộc chỉ mang một chút ý nghĩa quảng bá chứ không thể thuyết phục được phần đông công chúng.
Các hoạt động xã hội không được chú trọng
Từ lâu, chúng ta có ý nghĩ rằng làm từ thiện, hay những hoạt động vì cộng đồng thì sẽ gây được hiệu ứng tốt cho xã hội. Dẫu cho đây không phải là tất cả, nhưng cũng là một hướng đi đúng. Tuy nhiên, nó lại không hề được chú trọng.
Có thể là lâu lâu, có một tin gì đó đại loại như các game thủ đóng góp tiền cho quỹ này kia...nhưng tất cả những cái đó chỉ dừng lại ở những vụ việc nhỏ lẻ, manh mún, không gây được nhiều chú ý. Có thể cộng đồng game thủ game này, game kia có nhã ý hoạt động nhân đạo, tuy nhiên họ không liên kết với nhau để làm một đợt ra quân lớn, có thể gây tiếng vang tốt.
Nếu như có một lượng đông game thủ đến đóng góp cho từ thiện, một số tiền lớn nào đó, nó có thể tạo được một sự chú ý theo chiều hướng tốt trong xã hội. Từ đó, những mặt tốt của game sẽ được chú ý.
Chính bởi sự chia rẽ, lác đác, mạnh ai nấy lo của các bên mà game vẫn đang như một căn bệnh tiềm ẩn giữa xã hội, bị kì thị và chưa thể mơ đến một ngày tươi sáng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Rùng mình' xóm trọ sinh viên Mỗi lần đi qua phòng trọ cuối là nơi đặt hai sọt rác dùng chung cho cả xóm, ai nấy đều phải hãi hồn bịt mũi rồi chạy ra thật nhanh vì không chịu nổi ruồi muỗi và mùi bốc lên. Thế nhưng, không một ai có ý khắc phục... Ngay cả hai cô sinh viên thuê ở căn phòng trọ cuối, nơi...