“Kẻ hủy diệt máy bay trực thăng” Nhật Bản cập cảng Subic
Ise được mô tả là “ kẻ hủy diệt máy bay trực thăng”, cập cảng Subic khi đang làm nhiệm vụ “ huấn luyện di chuyển”.
Tờ Japan Times ngày 26/4 đưa tin cho biết, tàu khu trục Ise của Nhật Bản đã tới vịnh Subic, đảo Luzon, Philippines trong chuyến thăm ba ngày.
Khu trục hạm chở trực thăng của ủa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã vào vịnh Subic sau cuộc tập trận trong khu vực Sumatra, Indonesia.
viết miêu tả ảnh vào đây
“Chúng tôi muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Philippines”, Masaki Takada, thuyền trưởng tàu Ise, cho biết.
Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần tàu Nhật Bản vào vịnh Subic, một căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ nằm cách bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc đang kiểm soát, khoảng 200 km.
Bãi cạn Scarborough là tâm điểm tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn từ Philippines trong năm 2012 và thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tới khu vực.
Theo hãng tin Kyodo, mục đích của chuyến thăm là nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước và củng cố nỗ lực cân bằng sự mở rộng hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, góp phần củng cố an ninh và hòa bình cho khu vực.
Video đang HOT
Tờ Japan Times cũng nhấn mạnh rằng chuyến thăm vịnh Subic là một dấu hiệu cho thấy có sự củng cố quan hệ an ninh giữa hai cựu thù trong Thế chiến II.
Căng thẳng ở Biển Đông, nơi 1/3 lượng dầu thế giới được vận chuyển qua, đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây kể từ khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo (trái phép) các rạn san hô và đảo đá thành các tiền đồn quân sự.
Khu trục hạm Ise tại vịnh Subic. Ảnh getty images
Ise được mô tả là “kẻ hủy diệt máy bay trực thăng”, cập cảng Subic khi đang làm nhiệm vụ “huấn luyện di chuyển”.
Thuyền trưởng Takada đã từ chối trả lời câu hỏi liệu tàu Ise đã liên lạc với các tàu Hải quân Trung Quốc trong chuyến đi của mình.
Philippines, một đồng minh an ninh của Mỹ, trong những năm gần đây đã tìm cách tăng cường quan hệ với Nhật Bản trong bối cảnh hai nước đều có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
Trong khi Philippines và Trung Quốc cùng có tuyên bố chủ quyền đối với một số khu vực ở Biển Đông, Nhật Bản và Trung Quốc cũng cùng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát.
Trong tháng hai, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Philippines các phần cứng quân sự, mà các quan chức Tokyo cho biết có thể bao gồm các máy bay trinh sát chống tàu ngầm và công nghệ radar.
“Chuyến thăm này sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ của chúng tôi với họ. Chúng tôi đã có một mối quan hệ mạnh mẽ với họ, nhưng chúng tôi muốn nâng cao điều đó”, chỉ huy lực lượng Hải quân Philippines, Samuel Felix, nói với các phóng viên.
Sau chuyến thăm Philippines, được thiết kế để tăng cường hợp tác quân sự song phương, tàu Ise sẽ đến Brunei và Singapore.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Sức mạnh chiến hạm tàng hình của HQ Ấn Độ vừa đến Đà Nẵng
Chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào sáng ngày hôm nay (2/10).
Sáng 2/10, chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của lực lượng Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) thăm hữu nghị Việt Nam.
Đại diện lãnh đạo Vùng 3 Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ ban ngành Trung ương và Đà Nẵng đã đón tàu cùng thủy thủ đoàn 300 người. Trong thời gian ở thăm đến ngày 6/10, thủy thủ đoàn sẽ giao lưu văn hóa, văn nghệ với lực lượng Hải quân Vùng 3, thăm các di tích lịch sử ở Đà Nẵng.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay trên tàu, đại tá Kunal Singh Rajkumar - Chỉ huy chiến hạm INS Sahyadri nhấn mạnh, chuyến thăm nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Hải quân 2 nước. Đây cũng là dịp để Hải quân Ấn Độ và Việt Nam học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Tàu hải quân INS Sahyadri là tàu khu trục tàng hình đa nhiệm thuộc lớp Shivalik, được đưa vào hoạt động vào tháng 7/2012, được trang bị khối lượng khí tài đồ sộ. Tàu có tải trọng hơn 6.000 tấn, dài 142,5 m, rộng 16,9 m, tốc độ 32 hải lý (59 km/h).
Tàu được trang bị các loại súng với đủ kích thước khác nhau, hình thành nên lá chắn có sức mạnh, giúp tàu chống lại các mối đe dọa từ mặt đất, trên không.
INS Sahyadri còn được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu ngầm xa, tên lửa hạm đối hạm - hạm đối không tầm ngắn và tầm trung. Chiến hạm còn có khả năng chở 2 trực thăng tích hợp nhiều chức năng.
Trước khi rời cảng Tiên Sa, lực lượng hải quân hai nước sẽ có cuộc diễn tập song phương về tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Tàu cảnh sát biển Ấn Độ cập cảng TP HCM Sáng 26-8, tàu SARANG của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ do Chuẩn tướng Naresh Kumar Kaul làm thuyền trưởng đã cập cảng TP HCM, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam 5 ngày. Trong thời gian thăm TP HCM, đoàn đến chào xã giao lãnh đạo TP, lãnh đạo Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, đi...