Kế hoạch trái phiếu khả quan, Boeing không cần hỗ trợ của chính phủ Mỹ
Thời gian qua, Boeing đã chịu tác động nghiêm trọng khi đại dịch khiến hầu hết các hãng hàng không toàn cầu phải cắt giảm hoặc ngừng hoạt động
Máy bay của Boeing tại xưởng sản xuất ở Everett, Washington, Mỹ ngày 24/1/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 30/4, hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Mỹ Boeing khẳng định không có kế hoạch nhận hỗ trợ của chính phủ Mỹ để ứng phó với những tác động kinh tế của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, sau khi nhận thấy thị trường trái phiếu rất “mặn mà” với kế hoạch của hãng để huy động 25 tỷ USD thông qua kênh này.
Thời gian qua, Boeing đã chịu tác động nghiêm trọng khi đại dịch khiến hầu hết các hãng hàng không toàn cầu phải cắt giảm hoặc ngừng hoạt động.
Trong thông báo đưa ra tối 30/4, Boeing khẳng định nhu cầu trái phiếu do hãng phát hành hiện đang rất mạnh. Vì vậy, hiên tại hãng không có kế hoạch xin hỗ trợ từ chính phủ hay tìm kiếm nguồn vốn bổ sung từ các thị trường vốn.
Hãng cũng cho biết dự kiến hoàn thành kế hoạch phát hành trái phiếu ngày 4/5 tới. Trong đợt phát hành này có 7 loại trái phiếu, hết hạn trong khoảng thời gian từ năm 2023 tới 2060.
Hồ sơ phát hành trái phiếu mà Boeing công bố hôm 30/4 không nêu rõ cac mức lãi suất cho các loại trái phiếu được hãng phát hành.
Video đang HOT
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Boeing công bố báo cáo cho thấy hãng thua lỗ 641 triệu USD trong quý I/2020 và thông báo kế hoạch cắt giảm 10% lực lượng lao động để ứng phó với cuộc khủng hoảng trong ngành hàng không do tác động của đại dịch COVID-19.
Trong tuần qua, dù S&P đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Boeing nhưng thang điểm đầu tư của hãng này vẫn nằm trong nhóm an toàn.
Trong đạo luật CARES, trị giá 2.000 tỷ USD được thông qua hồi tháng 3 vừa qua, có khoản 17 tỷ USD dành riêng cho Boeing.
Đây là một phần của hàng loạt các biện pháp chưa từng có tiền lệ mà Washington tung ra để hỗ trợ nền kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh.
Ngày 1/5 là hạn chót để Boeing thông báo tới Bộ Tài chính về việc có muốn nhận hỗ trợ từ chính phủ hay không./.
Cẩn trọng với trái phiếu bất động sản lãi suất cao
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư cần cẩn trọng với những công ty bất động sản đưa ra mức lãi suất trái phiếu cao gấp đôi lãi suất ngân hàng
Sự bùng nổ mạnh mẽ của trái phiếu bất động sản (BĐS) khiến nhiều chuyên gia nghi ngại về điều này. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, khó có thể nói trước điều gì xảy ra nhưng rủi ro của nó cũng vô cùng lớn, bởi Việt Nam chưa có đánh giá xếp hạng tín nhiệm nên thị trường không có cơ sở hay căn cứ để đặt niềm tin vào trái phiếu này hay trái phiếu khác.
Thống kê mới đây nhất của SSI Research cho thấy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2019 phát triển rất mạnh với 250.000 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp BĐS đứng thứ hai (sau trái phiếu ngân hàng).
Tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 1/2020 là 13.374 tỷ đồng, trong đó nhóm các doanh nghiệp BĐS phát hành 7.364 tỷ đồng, tương đương 55% tổng lượng phát hành trên thị trường.
Cẩn trọng với trái phiếu bất động sản lãi suất cao.
Trước diễn biến tăng trưởng được xem là bất thường của hoạt động phát hành trái phiếu, mới đây, Bộ Tài chính lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 163/2018. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất doanh nghiệp phải bảo đảm dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ không quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, Bộ cũng đưa ra dự thảo quy định khống chế về thời gian giữa các đợt phát hành và lãi suất phát hành trái phiếu.
Việc làm này nhằm giám sát chặt chẽ hơn hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp BĐS và tài chính - ngân hàng.
Nếu như cuối năm 2018, nhà đầu tư cá nhân mua 6,9% khối lượng trái phiếu trên thị trường sơ cấp thì đến cuối tháng 11/2019, tỷ lệ này là 9,14%. Bộ Tài chính cho biết, qua kiểm tra, có hiện tượng doanh nghiệp chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành và nhiều mã trái phiếu để đáp ứng số lượng 100 nhà đầu tư.
Sự sôi động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp một mặt giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết được bài toán huy động vốn, nhưng ở mặt khác, việc nhiều doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu cũng làm dấy lên lo ngại về rủi ro cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.
Đặc biệt, để huy động vốn, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu BĐS có cam kết lợi suất rất cao, 12 - 14,5%/năm, cá biệt đến 20%/năm.
Đánh giá về vấn đề này, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, ở Việt Nam chưa có xếp hạng tín nhiệm thì việc lãi suất cao hay thấp thông qua uy tín của các doanh nghiệp đó, nó được hình thành trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và được thị trường chấp nhận.
Dự báo về rủi ro khi đầu tư trái phiếu, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, nhà đầu tư cần cẩn trọng với những công ty BĐS đưa ra mức lãi suất trái phiếu cao gấp đôi lãi suất ngân hàng bình thường. Bởi lãi suất càng cao sẽ đi đôi với rủi ro càng cao. Đối với những công ty không có báo cáo tài chính hay những công ty có tuổi đời chưa lâu, để thu hút đầu tư họ sẽ càng trả lãi suất cao.
Còn TS. Ánh thì cho rằng, khi doanh nghiệp gặp khó khăn hay phá sản, trong trật tự ưu tiên giải quyết thủ tục phá sản thì trái phiếu bao giờ cũng được ưu tiên hơn cổ phiếu. Nên xét về mặt rủi ro tài chính thì trái phiếu được ưu tiên nhiều hơn.
Vấn đề quan trọng nhất của trái phiếu đó là thiếu cơ quan xếp hạng tín nhiệm, nên thị trường không có sơ sở hay căn cứ để đặt niềm tin vào trái phiếu này hay trái phiếu khác.
TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ, ở Mỹ có những doanh nghiệp như Moody's hay Standard & Poor's, là cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu trên thị trường thì trái phiếu bắt buộc phải được xếp hạng. Trong khi đó, ở Việt Nam chưa có hệ thống xếp hạng và đánh giá tín nhiệm để doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu chứ chưa nói tới doanh nghiệp được xếp hạng. Đây là vấn đề mà Chính phủ cần quan tâm.
NGỌC VY
Theo VTC.vn
Huy động 25 tỷ USD trái phiếu, Boeing không cần cứu trợ của chính phủ Với triển vọng khả quan từ việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, Boeing cho biết sẽ không cần đến gói cứu trợ quy mô 2.000 tỷ USD của chính quyền Mỹ. Boeing cho biết hãng có thể huy động thành công 25 tỷ USD bằng việc phát hành trái phiếu để trang trải những khó khăn do đại dịch Covid-19....