Kế hoạch tiêu Tết 10 triệu đồng của vợ chồng trẻ: Vẫn biếu nội ngoại đủ đầy và lo được cho nhà riêng ấm cúng
Mặc dù vợ chồng trẻ này đã biếu Tết ông bà nội ngoại 5 triệu đồng và chỉ còn 5 triệu tiêu Tết nhưng cái Tết vẫn đủ đầy, đầm ấm tại nhà riêng.
Đó chính là kế hoạch chi tiêu Tết của vợ chồng nhà chị Chu Cẩm Thúy, ở Sơn Tây, Hà Nội.
2 vợ chồng chị Thúy đều làm nhà nước nên chỉ có lương, không có thưởng Tết. Vì thế Tết năm nào vợ chồng chị cũng tính toán chi tiêu Tết tiết kiệm nhất.
Tuy thế cái Tết của nhà chị dù đã chắt bóp nhất có thể vẫn phải chi khoảng 10 triệu đồng.
Bà mẹ 2 con này cho biết thường mua sắm những khoản sau:
Tiền biếu Tết nội ngoại: 5 triệu đồng
Năm nào cứ mỗi dịp Tết đến, vợ chồng chị lại dành 1 khoản biếu bố mẹ chồng, bố mẹ vợ. Thông thường chị Thúy dành khoảng 3 triệu biếu bố mẹ chồng, còn 2 triệu biếu nhà ngoại tiêu Tết.
“Vợ chồng mình thường nghỉ Tết muộn nên biếu bố mẹ 1 khoản tiền nhỏ để ông bà có thể chi tiêu thêm. Còn năm nào khi về Tết, bố mẹ chồng cũng đều đã chuẩn bị mua sắm hết đồ cho Tết rồi”, chị Thúy nói.
Mẹ con chị Chu Cẩm Thúy
Tiền lì xì cho người già và trẻ nhỏ: 2 triệu đồng
Do gia đình cũng không khá giả nên vợ chồng chị Thúy chỉ để dành số tiền khoảng 2 triệu đồng mừng tuổi người già và lì xì cho trẻ.
Với ông bà 2 bên, vợ chồng chị mừng tuổi 200k/người. Còn trẻ nhỏ thì cứ nhét phong bao 10k, 20k để mừng tuổi lấy may.
Tiền mua đồ ăn cúng Tất niên và hóa vàng tại nhà riêng: 1,5 triệu đồng
Tết đến, do vợ chồng chị Thúy đã có nhà riêng trên Hà Nội nên năm nào chiều 29 Tết anh chị cũng mới khăn gói về quê. Vì thế, chị thường chuẩn bị 1 chút đồ ăn, bày trên bàn thờ cúng Tất niên.
(Ảnh minh họa)
Bữa cơm tất niên này chị thường mua 1 con gà ngon (ngày mùng 4 lên hóa vàng, chị cũng mua thêm 1 con gà nữa). Sau đó chị mua vài lạng xương nấu miến, đĩa bánh đa nem, đĩa thịt bò xào… Nói chung mâm cỗ cúng tất niên và mâm cúng hóa vàng sau Tếtcùng thức ăn ăn thêm ở nhà mất khoảng 1,5 triệu đồng.
Tiền mua mâm ngũ quả bày trang trí bàn thờ nhà riêng: 500 ngàn đồng
Mỗi dịp Tết đến, dù không ở Hà Nội đón Tết, chị Thúy vẫn bày biện cho bàn thờ thổ công ấm cúng. Chị vẫn mua mâm ngũ quả, cành đào nhỏ để trang trí bàn thờ. Tổng chi phí mất khoảng 500 ngàn đồng.
Video đang HOT
Tiền mua bánh kẹo, bia, chè đặt ban thờ rồi đãi khách: 1 triệu đồng
Ngoài ra, chị Thúy cũng mua cho nhà riêng chút bánh kẹo, hoa quả, chè, bia để trưng bày lên bàn thờ ngày Tết ở nhà riêng. Sau Tết lên, vợ chồng chị sẽ bỏ xuống để tiếp đãi đồng nghiệp, bạn bè đến nhà chúc Tết. Số tiền này chị dành khoảng 1 triệu đồng là đủ.
Như vậy, tính riêng chi phí Tết tiêu tiết kiệm nhất, chị Thúy đã tốn 1 khoảng 10 triệu đồng. Còn những khoản như quần áo cho 2 con nhỏ, chị thường mua 1-2 tháng trước Tết nên không tính. Hoặc chị cũng mang 1 khoản dự phòng khoảng 2-3 triệu về quê để có mua sắm thêm đào, quất, hoa tươi cho gia đình nội ngoại thì có thể chủ động mua sắm riêng. Song chị Thúy cho biết cũng ít khi dùng tới vì về nhà nội, ngoại đã sắm sửa hết.
“Lấy chồng 5 cái Tết rồi, mỗi lần Tết là 1 lần nát óc vì tính toán, mua gì cũng phải nâng lên đặt xuống các mẹ ạ. Cũng may ông bà nội ngoại đều có kinh tế nên các con biếu bao nhiêu cũng quý. Thậm chí biếu Tết ông bà còn không lấy nhưng vợ chồng mình vẫn cứ dúi vào. Thêm nữa, bà nội ngoại đều có gà, có lợn ăn Tết. Vì thế khi con dâu về chỉ lao vào bếp gói giò, làm nem chế biến thành các món là bố mẹ đã vui lắm”, chị Thúy khẳng định.
Theo người phụ nữ này, Tết đến quan trọng là bạn có lòng thành chứ tiêu Tết bao nhiêu cũng hết.
Theo Helino
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cho chuẩn
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Sau đây là hướng dẫn cách bày mâm ngũ quà ngày Tết chuẩn.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Người Việt dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn.
Người Việt rất coi trọng mâm ngũ quả ngày Tết. (Ảnh: Vũ Hải Yến)
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, mang nhiều ý nghĩa sâu xa không phải ai cũng biết. Số 5 tượng trưng cho Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh (Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên), cũng là 5 điều giá trị nhất mà người Việt hy vọng vào năm mới sắp đến.
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, mang nhiều ước vọng về một năm mới đủ đầy và sung túc. (Ảnh: Dang Viet Linh)
5 loại quả trên mâm ngũ quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long...
Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, có thể chọn quả mận hoặc lê...
Màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, thường là chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu...
Màu vàng tượng trưng cho hành Thổ, có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, quýt vàng, cam vàng...
Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.
Ngày nay có nhiều gia đình bày biện mâm ngũ quả với nhiều loại trái cây hơn, có khi đến 9-10 loại khác nhau. Cách bày này không sai nếu vẫn dựa trên nguyên tắc có 5 loại quả tương ứng cho 5 hành trên.
Nhiều gia đình bày mâm ngũ quả với nhiều loại trái cây. (Ảnh: Nguyễn Hoa)
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Người miền Bắc rất chuộng chọn số lẻ trong mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả Tết miền Bắc thường gồm các loại trái cây sau: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen) với những màu sắc khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt. Cách bày biện thường là nải chuối được đặt ở dưới cùng, trên nải chuối để quả bưởi ở giữa và xung quanh xếp xen kẽ các loại trái cây khác.
Trong mâm ngũ quả miền Bắc thường có chuối và phật thủ. (Ảnh: @m.a.r.y.h.o.a.n.g)
Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối hay phật thủ thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên cho con người và gia đình sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Người miền Trung bày biện mâm ngũ quả đơn giản, không cầu kỳ và không kiêng kỵ. (Ảnh: @voknows)
Người miền Trung thường không kiêng kỵ loại quả nào khi bày biện mâm ngũ quả. Họ cũng không quá cầu kỳ về màu sắc, hương vị hay tên gọi của loại quả. Mâm ngũ quả của người miền Trung chỉ cần đảm bảo tươi ngon và quan trọng hơn cả là phải thành tâm khi bày biện.
Tại các tỉnh miền Trung, mâm ngũ quả thường có dứa, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, chuối xanh. Họ cũng sẽ khéo léo đặt thêm những bông cúc vàng xung quanh, hoặc đặt thêm hai quả dưa hấu hai bên. Cách bài trí mâm ngũ quả của người miền Trung đơn giản, qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách chân chất của người dân nơi đây.
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
Trong khi người miền Bắc chuộng chuối xanh khi bày biện mâm ngũ quả, thì người miền Nam lại kỵ loại quả này. Lý do vì theo phong tục của người miền Nam, từ "chuối" phát âm gần giống "chúi nhủi" (nghĩa là làm ăn không thể phất lên được). Một số loại quả xuất hiện nhiều trong mâm ngũ quả của người miền Bắc như lê, táo, cam, quyết cũng hiếm khi được người miền Nam dùng để bày. Vì lê được người miền Nam quan niệm là lê lết, cam hiểu theo nghĩa cam chịu, táo - đọc là bom khiến công việc đổ bể, làm ăn thất bại.
Mâm ngũ quả của người miền Nam không có một số loại quả mà người miền Bắc ưa chuộng. (Ảnh: @tuanluxu)
Khi bày mâm ngũ quả, người miền Nam mang theo ước vọng "cầu sung vừa đủ xài", nghĩa là mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy. Tương ứng với đó, họ sẽ dùng các loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
3 điều lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
Hiểu ý nghĩa các loại quả
Khi bày mâm ngũ quả, điều quan trọng đầu tiên là phải thật thành tâm và hiểu ý nghĩa các loại quả. Như đã nói ở trên, theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chuối xanh tượng trưng cho Hành Mộc, còn có ý nghĩa bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ) với ý nghĩa cầu phúc lộc. Cũng có gia đình dùng quả phật thủ hoặc quả lựu chín vàng.
Trên mâm ngũ quả, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng như quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm...
Cần phải hiểu ý nghĩa của từng loại quả khi bày mâm ngũ quả. (Ảnh: @___anne_t)
Khá thú vị là, với mỗi loại quả, người Việt lại gán cho nó một ý nghĩa riêng. Ví dụ:
- Quả lựu thể hiện mong muốn con đàn cháu đống, càng nhiều con cháu gia đình càng vui;
- Quả đào mang ý nghĩa thăng tiến;
- Quả táo to, đỏ là cầu mong phú quý;
- Quả hồng, quả quýt, quả cam canh chín đỏ là ước vọng về sự mạnh mẽ, công danh thành đạt;
- Quả thanh long là rồng mây gặp hội, hy vọng sự nghiệp suôn sẻ;
- Quả dưa hấu, quả bưởi căng tròn là hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn;
- Quả trứng gà (lekima) biểu tượng cho phúc lộc của trời;
- Quả sung là cầu mong sức khỏe dồi dào, luôn tràn trề sinh lực hoặc có lộc về tiền bạc;
- Quả đu đủ mang nghĩa đầy đủ thịnh vượng);
- Quả xoài (âm Hán như là "xài") cầu mong không thiếu thốn.
Không rửa trái cây trước khi bày
Không nên rửa trái cây trước khi bày mâm ngũ quả. (Ảnh: @sean.ndt)
Không nên rửa trái cây trước khi bày mâm ngũ quả vì như vậy sẽ khiến trái cây sớm bị héo hoặc thối. Vì vậy, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
Không chọn ngay quả chín đẹp
Theo phong tục tập quán của người Việt, cần chuẩn bị mâm ngũ quả trước đêm 30 Tết. Các gia đình thường bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được tiến hành sớm hơn nhiều. Hầu hết các gia đình trẻ thường mua trước từ 26 Tết. Vì thế nên mua những quả chưa chín, để đến hết Tết, mâm ngũ quả vẫn đẹp mắt.
Khi mua chuối, nhất định phải chọn loại chuối xanh, đủ cứng cáp để đỡ những quả khác và màu sắc đẹp. Với các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng, nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu nên chọn loại xanh vỏ đỏ lòng.
Theo thoidai
Trước khi đi sắm Tết bạn hãy ghi nhớ các mẹo nhỏ sau để không "cháy túi" Việc mua sắm Tết sẽ trở nên cực nhẹ nhàng, cực tiết kiệm nhờ những mẹo hay hữu ích, rất có thể bạn chưa từng biết đến. Mua sắm Tết hiện nay là cụm từ khiến nhiều người không khỏi nhức nhối. Trong khi tin đồn lương thưởng có thể thay thế bằng hiện vật thay vì quy ra tiền, mỗi gia đình...