Kế hoạch tái thiết Barca của Laporta: Hồi sinh La Masia và giúp Messi tìm lại nụ cười
Ngày 7/3 tới, cuộc bầu cử chủ tịch Barca mới diễn ra nhưng hơn một tuần trước “D-Day”, ứng viên Joan Laporta đã công bố kế hoạch tái thiết CLB của mình. Trọng tâm của kế hoạch ấy là khơi lại cảm hứng của Lionel Messi, hoàn thiện bộ máy và khôi phục hiệu quả của lò La Masia.
Không phải ngẫu nhiên mà Laporta lại tự tin đến mức công bố kế hoạch của mình dù chưa đắc cử. Những chiến tích huy hoàng của Barca trong giai đoạn vị luật sư này còn tại vị là chỗ dựa vững chắc để ông tin vào chiến thắng. Việc ông chiếm thế áp đảo trong đợt thu thập chữ ký của các hội viên, một yêu cầu để xác nhận tư cách ứng cử viên chủ tịch, là minh chứng tiếp theo. Ngoài ra, Laporta cũng dẫn trước hai đối thủ Victor Font và Toni Freixa khá xa trong những cuộc khảo sát trước kỳ bầu cử.
Nhưng Laporta đã chuẩn bị những gì cho ngày trở lại chiếc ghế quyền lực tại Camp Nou? Không ngạc nhiên khi cái tên đầu tiên được nhắc đến chính là Messi. Laporta đồng tình với nhận xét về cái gọi là “Messidependencia” (hội chứng phụ thuộc vào Messi) và cả lời kêu gọi tinh thần chiến đầu từ các thủ lĩnh đội bóng của HLV Ronald Koeman. Ông cho rằng: “Tôi hiểu lời kêu gọi của Koeman, vì đó là điều một HLV nên làm. Họ phải tìm cách thúc đẩy các cầu thủ thể hiện hết khả năng, đặc biệt là sau một trận đấu kém may mắn như trước Cadiz”.
Laporta vẫn tin tưởng tuyệt đối vào Messi
Nói riêng về Messi, Laporta vẫn thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào cầu thủ người Argentina. Ông khẳng định: “Chúng ta cần giúp Messi tìm lại nụ cười vì nếu làm được điều đó, chúng ta có thể giành được mọi thứ”. Vị luật sư này phân tích: “Chúng ta cần thuyết phục Leo tin rằng đội bóng có thể trở lại đỉnh cao ở La Liga và Champions League. Đây cũng là cơ sở để tôi thuyết phục cậu ấy tiếp tục ở lại. Tôi đã thấy Messi bắt đầu mỉm cười trở lại, nhưng tôi muốn cậu ấy cười nhiều hơn nữa và tiếp tục cảm nhận được tình yêu của đội bóng”. Tất nhiên, Barca không chỉ có Messi và Laporta còn có kế hoạch với cả những cầu thủ khác.
Antoine Griezmann là một ví dụ. Ứng cử viên nặng ký này cho rằng tiền đạo người Pháp hoàn toàn xứng đáng với số tiền mà Barca đã bỏ ra. Vấn đề của anh, có chăng chỉ là “lấy lại sự tự tin” và “được trao cho vai trò thích hợp”. Còn về bộ máy quản lý, Laporta đã mời được những cựu cầu thủ như Sergi Barjuan, Jose Ramon Alexanko, Victor Munoz và Victor Valdes gia nhập đội ngũ của mình. Ngoài ra, ông còn đang mời chào Carles Puyol và Mateu Alemany, cựu CEO của Valencia. Tuy nhiên, ông không muốn nói quá nhiều về vấn đề này, vì đó là “sự thiếu tôn trọng với những người đang làm việc tại CLB”.
Cuối cùng, một “viên gạch” quan trọng không kém trong kế hoạch tái thiết của Laporta chính là lò La Masia. Mục tiêu của vị luật sư này chính là khôi phục lại lò đào tạo đã mất đi hiệu quả trong những năm gần đây. Ý tưởng của ông là tạo ra một mạng lưới kết nối những cầu thủ đến Barca từ khi còn rất nhỏ với đội một, để các “mầm non” này có thể tìm thấy những tấm gương cho tương lai. Tất nhiên, mục đích cuối cùng vẫn là giúp đội bóng giành chiến thắng. Vì nói như Laporta thì “ở Camp Nou không có khái niệm giai đoạn chuyển giao”, khi “các cule luôn muốn đội bóng năm nào cũng phải có danh hiệu và chúng ta phải làm được điều đó”.
Các cựu cầu thủ ủng hộ Laporta
Không chỉ mời được Sergi Barjuan, Alexanko và Victor Valdes tham gia dự án của mình, Joan Laporta còn nhận được sự ủng hộ từ nhiều cựu cầu thủ khác của Barca. Cả Deco lẫn Rafael Marquez đều gửi những thông điệp cổ động tới vị cựu chủ tịch. Trong khi đó, Samuel Eto’o còn gửi hẳn cho Laporta một video với thông điệp: “Xin chào chủ tịch tương lai của Barca. Ông sẽ khôi phục lại niềm tự hào, cảm xúc và những chiến thắng mà chúng ta từng luôn có”.
Video đang HOT
52,3 – Theo cuộc khảo sát trực tuyến hồi tháng 1của tờ Mundo Deportivo, Laporta đang được coi là ứng cử viên số 1 cho chức chủ tịch Barca. Có tới 52,3% số người được hỏi tin rằng Laporta sẽ đắc cử, bỏ xa ứng cử viên gần nhất là Victor Font (13,2%).
Thực tế buồn của Barca khi Chủ tịch Bartomeu từ chức
Cuối cùng Chủ tịch Josep Bartomeu cũng từ chức đúng theo ý muốn của số đông thành viên Barca. Tuy nhiên, có phải đó sẽ là hồi kết cho những náo loạn ở Barca gần đây hay không?
Có lẽ những rắc rối ở Barca chưa thể được giải quyết. Bởi vấn đề của Barca không nằm ở một cá nhân mà nó nằm trong mọi cá nhân.
Bartomeu không phải đầu mối duy nhất
Thất bại ngay tại Camp Nou trong trận El Clasico là việc không thể nào được tha thứ. Và chính nó là thứ làm tràn chiếc ly giận dữ ở Barca. Bartomeu từ chức là quyết định đúng đắn nhất bởi chính ông cũng hiểu, nếu ông có ở lại đó cũng chẳng thể nào xoay chuyển được gì. Nhưng nếu ông ra đi, tình hình có khá hơn hay không?
Chắc chắn là vẫn thế thôi, ít nhất là trong vòng 40-90 ngày tới. Cuộc bầu cử ghế chủ tịch theo đúng thông lệ sẽ diễn ra tháng 3/2021, nhưng việc Bartomeu từ chức sẽ khiến tiến độ được đẩy lên sớm hơn. Nhanh nhất là 40 ngày tới và chậm nhất là 90 ngày, cuộc bầu cử ấy sẽ diễn ra. Và trong lúc quá độ, người tạm thời điều hành CLB là Chủ nhiệm Ban kinh tế Barca, Carles Tusquets, một người mới 27 tuổi và được coi là viên ngọc của cộng đồng socios (thành viên Barca), là tương lai của Barca sau này.
Messi có bất đồng với ông Josep Bartomeu ở Barca. Ảnh: Getty.
Trước mắt, Tusquets sẽ chỉ vận hành CLB trên cơ sở các công việc thường nhật đơn thuần. Bóng vẫn lăn, sân tập vẫn hoạt động và nhân viên vẫn đi làm. Tóm lại là chẳng có gì thay đổi trong thời gian quá độ (tối đa 90 ngày tới) so với thời Bartomeu còn tại vị. Và tất nhiên, những vấn đề tồn đọng cũng vẫn thế nằm yên một chỗ. Song, vắng Bartomeu, chính tồn đọng đó có thể bộc lộ ra sự thực rằng không phải duy nhất ngài cựu chủ tịch là nguyên nhân của Barca hiện thời.
Messi sẽ vẫn chơi bóng theo đúng vị trí mà anh ta mong muốn, bất chấp việc ai cũng hiểu nếu anh ta hy sinh vị trí ấy cho Griezmann để cầu thủ người Pháp phát huy hết khả năng ở đúng vị trí sở trường, Barca sẽ có diện mạo tấn công tốt hơn hẳn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Griezmann sẽ mỏi mòn tiếp tục trên băng ghế dự bị bởi nếu có vào sân, anh vẫn phải chơi tiền đạo phải và tất nhiên là sẽ chơi không đạt tiêu chuẩn của Koeman đòi hỏi.
Busquets cũng vẫn nghiễm nhiên đá chính thức dù anh đang bộc lộ mình không thể chơi tốt khi được xếp trong đội hình 4-2-3-1 với 2 tiền vệ trụ (double pivot). Koeman biết thừa nếu chơi 2 tiền vệ trụ, Pjanic cặp với Frenkie de Jong sẽ hiệu quả hơn, nhưng Busquets không chỉ là công thần, không chỉ là con trai của cựu thủ thành Barca, không chỉ là một La Masia mà còn là người thân của Messi. Và tuyến giữa Barca sẽ lại tiếp tục bất ổn như họ từng trải qua trước Getafe và Real trừ phi Koeman chấp nhận quy hàng và trở lại với 4-3-3 quen thuộc.
Đấy mới chỉ là 2 ví dụ điển hình cho những gì đã và sẽ vẫn xảy ra tại Barca mà thôi. Tuy nhiên, sau 90 ngày (tối đa), cuộc bầu cử được tiến hành và chủ tịch mới xuất hiện, Barca có thay đổi tích cực lập tức hay không? Rất khó. Thay đổi thì có thể có, nhưng tích cực hay không lại là câu chuyện khác.
Trong 5 ứng viên đã công bố sẽ tranh cử từ trước đó là Victor Font, Toni Freixa, Jordi Farre, Agusti Benedito và Lluis Fernandez Ala, có vẻ Victor Font là nổi bật hơn cả. Với khẩu hiệu tranh cử là "Si al futur" (Nói Có với tương lai), Victor Font đánh mạnh vào niềm tự hào chung của cộng đồng socios bằng kế hoạch lấy La Masia làm trọng tâm và sẽ sử dụng Xavi Hernandez như lá át chủ bài. Kế hoạch này đuợc cựu Chủ tịch Joan Laporta hoàn toàn ủng hộ, bởi nó trùng khớp với ý tưởng gốc của Laporta khi ông nhận ghế chủ tịch Barca hồi năm 2003.
Thực chất, hồi năm 2018, Laporta từng có ngỏ ý có thể quay lại tranh cử và cương lĩnh tranh cử của ông là đưa Pep Guardiola trở lại Nou Camp. Tuy nhiên, sau khi Bartomeu từ chức, Laporta đã giữ im lặng. Ông ủng hộ Victor Font và động thái này có thể cho thấy ông không muốn ra mặt nữa, nhưng tiếp tục tạo ảnh hưởng nối dài nếu Victor Font thắng cử.
Khả năng Victor Font thắng cử là rất lớn khi được sự hậu thuẫn kể trên. Dù gì đi nữa, Laporta cũng là ngôi sao trong cộng đồng Barca nên uy tín của Laporta có thể giúp Font kiếm được nhiều lá phiếu quan trọng. Nhưng nếu Font thắng cử và tiến hành cải tổ triệt để CLB, chắc chắn Barca ít nhất cũng phải mất một năm rưỡi mới quay trở lại được con đường phát triển của mình.
Cơ bản, nếu nhanh nhất thì cuộc bầu cử cũng diễn ra tháng 12. Như vậy, mùa bóng 2020/21 coi như bỏ đi bởi Font có sa thải Koeman và dùng Xavi như đã hứa thì cũng phải chờ đợi đến mùa hè mới có thể tiến hành cuộc thay máu cầu thủ một cách hoàn chỉnh. Với cuộc thay máu hứa hẹn rầm rộ, tốn kém và ồ ạt như vậy, mùa bóng 2021/22 cũng không thể nào có ngay được thành tựu lớn. Nói thẳng, có chóng vánh thì đống lộn xộn ở Camp Nou cũng phải đợi hết năm 2021 mới được giải quyết gọn ghẽ.
Khi ấy, Messi đã bao nhiêu tuổi? Tầm ảnh hưởng của Messi tuy vậy vẫn lớn, bởi anh ta đang ở vị thế tượng đài. Font chiều chuộng Messi cũng hỏng mà cứng rắn với anh ta cũng chưa chắc xong. Chỉ nội chuyện đó thôi cũng đủ cho thấy mức độ phức tạp là như thế nào rồi. Và chúng ta hãy tự hỏi "Phải chăng, mình Bartomeu là nguyên nhân duy nhất?".
Nhiều người cho rằng việc Chủ tịch Bartomeu từ chức là chiến thắng "gián tiếp" cho Messi. Ảnh: Getty.
Khi "Mes que un Club" bị bỏ xó
"Mes que un club", còn hơn một CLB, câu khẩu hiệu ấy ai ở Barca mà chẳng thuộc nằm lòng. "Barca thúc đẩy sự tôn trọng, sự quan tâm, tính khiêm nhường, sự chăm chỉ, nỗ lực và hy sinh trong mỗi con người", chính Xavi Hernandez từng nói về giá trị cốt lõi của Barca như thế. Tuy nhiên, thực trạng hôm nay, ở Barca có ai còn coi trọng khẩu hiệu "mes que un club" cùng giá trị cốt lõi kia một cách đúng nghĩa hay không?
Trước khi Bartomeu từ chức, các cầu thủ Barca từ chối ngồi vào bàn đàm phán lại hợp đồng, mà chủ yếu là liên quan đến điều khoản cắt giảm lương do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Ngay sau khi Bartomeu từ chức, các cầu thủ đã đồng ý ngồi xuống đàm phán, nhưng cuộc đàm phán ấy có đi đến kết quả hay không?
Barca đề nghị các cầu thủ giảm 30% lương. Các cầu thủ (thông qua luật sư và người đại diện) đều thống nhất cần có sự sắp xếp lại lương, thưởng để hỗ trợ CLB. Song, họ đều không thống nhất với mức 30%. Họ cho rằng các cầu thủ không thể bị cắt giảm ở mức tỷ lệ ngang với các nhân viên khác trong CLB. Nói thẳng, họ cho rằng phải được một ưu đãi khác.
99% những người xuất thân từ học việc La Masia và đa số các cầu thủ cựu binh trụ cột đều không đồng ý với mức 30% này. Những người đã đồng ý là Lenglet, De Jong, Stergen và Pique. Pique là cầu thủ từ La Masia duy nhất chấp nhận giảm lương và anh lập tức bị các đồng đội như Messi, Busquets, Alba coi như kẻ bội phản.
Trong khi đó, Barca rơi vào hoàn cảnh lỗ 97 triệu euro ở năm tài khóa vừa rồi vì dịch Covid-19. Chỉ cần chuyện hợp đồng giảm lương này thôi, chúng ta đủ thấy trong những người "phải thấu hiểu giá trị cốt lõi của CLB nhất", chỉ còn mỗi Pique là còn nhớ về "mes que un club".
So sánh với Real, chúng ta sẽ phải cảm thấy những cầu thủ Barca nên xấu hổ thế nào. Ở Real, có một nguyên tắc bình đẳng tới mức cách cư xử trong nội bộ đối với ngôi sao sân cỏ và với một nhân viên marketing bình thường cũng đều như nhau.
Một ngôi sao bóng đá và một nhân viên bình thường của Real đều có cơ hội để vươn lên ban lãnh đạo CLB trong tương lai ngang bằng nhau, miễn là năng lực chứng tỏ được. Và ở đợt dịch Covid-19, Real đã giảm lương thế nào?
Hồi tháng 3/2020, toàn bộ cầu thủ và nhân viên Real chấp nhận giảm 10% lương mùa giải 2019/20 để ủng hộ CLB. Tuy nhiên, đến tháng 5/2020, toàn bộ ban điều hành, ban huấn luyện, tập thể cầu thủ lại thống nhất giảm tiếp 30% luơng ở mùa 2020/21 để nhằm tạo động lực duy trì đội bóng.
Riêng với các nhân viên thông thường của Real (ước tính 800 người) thì không bị giảm 30% lương như các cầu thủ, ban huấn luyện, đội ngũ quản trị. Lý giải cho điều này, chính Ramos đã nói "Không có 800 con người ấy, CLB này không thể tồn tại trong khó khăn này".
Ở Barca, đến tận lúc này việc giảm lương do dịch bệnh vẫn còn bị mang ra tranh cãi, mà đau đớn nhất, chính lực lượng chống đối mạnh nhất lại là những người trưởng thành từ La Masia. Như vậy, cái giá trị "đức hy sinh" trong các giá trị cốt lõi kia có còn được họ tôn trọng?
Nếu nói Messi không chịu nhường vị trí sở trường của Griezmann cho đồng đội người Pháp là không hy sinh vì còn có lý do là trong chơi bóng, người cầu thủ còn cái vui thú trong việc được đặt đúng vị trí ưa thích, thì khi xét sang trường hợp giảm lương, chúng ta chắc không còn gì để biện minh thêm.
Quay lại với chuyên môn, nếu chúng ta nhìn vào nhân sự trên sân cỏ, thực ra Barca không hề thua kém Real lúc này, thậm chí có thể nói là nhỉnh hơn về chất lượng con người. Tuy nhiên, vấn đề ở Barca là từ HLV cho tới cầu thủ, ai cũng giữ cái tôi quá lớn, không ai chịu nhún mình lại một chút vì tập thể.
Griezmann không chịu nỗ lực cải thiện mình ở vị trí mới để vượt qua thử thách lớn chiếm lấy lòng tin HLV; Messi giữ lấy chỗ thuận tiện kiên quyết không nhả cho đồng đội phù hợp hơn; một Koeman lúc nào cũng tỏ ra cứng rắn, nhưng ngấm ngầm chịu lép trong trò cân não với học trò. Tất cả họ đang biến Camp Nou thành một nơi khác, với khẩu hiệu nên được sử dụng là "Mes que un lío" (còn hơn mớ bòng bong) thì chuẩn xác hơn.
Càng níu kéo Messi, Barca càng mất giá Có nhiều quan điểm kêu gọi Barcelona nên chấp nhận để Lionel Messi ra đi và bắt đầu lên kế hoạch cho một tương lai không có cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử CLB xứ Catalan. Cha và cũng là người đại diện của Messi, ông Jorge Messi, đã đi máy bay riêng từ Rosario (Argentina) đến Barcelona (Tây Ban Nha)...