Kế hoạch liều lĩnh sau cánh cửa phòng ngủ bố mẹ của một cậu bé tuổi 12
Qua cánh cửa phòng ngủ cháu thấy hình như bố còn bắt mẹ không được mặc quần áo giữa trời lạnh nữa ấy.
ảnh minh họa
Qua một vài lần tình cờ, cháu có biết đến chuyên mục tâm sự này và thỉnh thoảng mỗi lúc rảnh rỗi hoặc buồn cháu lại vào đây đọc để xem có nhà ai giống nhà cháu không. Tuy nhiên, cháu không thấy có chia sẻ nào giống với hoàn cảnh của gia đình cháu cả.
Vậy nên hôm nay cháu viết những dòng thư này gửi tới các cô các chú với mong muốn nhận được những lời chia sẻ và giúp cháu thoát khỏi nỗi buồn này.
Cháu là anh cả, dưới cháu còn một em trai đang học lớp 4 và một em gái 3 tuổi. So với các bạn ở xóm, cháu có điều kiện học tập, ăn mặc hơn nhiều và cháu cũng hay được bố mẹ cho đi chơi.
Tuy nhiên, cháu luôn cảm thấy buồn và lo lắng cho mẹ bởi cháu biết bố mẹ không hợp nhau, thường xuyên cãi vã và theo cháu nghĩ, nguyên nhân của những trận xung đột này chủ yếu bắt nguồn từ bố.
Bố cháu là người nóng tính vô cùng. Cứ mỗi khi bố không hài lòng với chuyện gì đó bố đều phá phách đồ đạc trong nhà. Nhà cháu đã có biết bao nhiêu cốc, chén, bát bị vỡ sau mỗi lần bố giận.
Có lần giận mẹ chuyện gì đó bố còn đập tan cả giàn tủ bếp mà mẹ phải nhờ tận bác họ ở xa đóng. Nghe mẹ nói bộ tủ đó mẹ thích và đóng hết rất nhiều tiền nên khi tủ bị bố phá, mẹ đã khóc rất nhiều. Hôm đó, mẹ bảo cả đời này mẹ chẳng thể quên được “sự ngông cuồng” của bố và khiến bố rất giận. Bố đã đẩy mẹ ngã xuống nhà và hôm đó mẹ khóc rất lớn, chắc vì mẹ vừa đau, vừa tủi hờn.
Lần đó, khi thấy bố to tiếng với mẹ và đập phá tủ bếp, cháu đã hét ầm lên, khóc lớn và chạy sang gọi hàng xóm nhờ cứu giúp. Và khi thấy mấy bác hàng xóm sang bố cháu đã dừng tay nhưng tối ấy cháu bị bố đòn rất đau vì tội tự ý can ngăn bố.
Đến giờ, cháu vẫn còn vết sẹo ở mu bàn tay do lần bố đánh đó.
Cũng chính vì vậy mà từ đó đến nay mỗi lần bố có xích mích hay gây sự với mẹ, cháu đều phải lảng xa, không dám can ngăn nữa. Cháu thường cùng các em trốn vào một căn phòng đóng kín cửa để không phải nghe thấy âm thanh đáng khiếp nữa.
Video đang HOT
Dù không nghe rõ tiếng bố mẹ nữa và cũng không nhìn thấy bố mẹ làm gì nữa mỗi lúc cãi nhau nhưng cháu luôn sợ lắm, gần như lần nào cháu cũng khóc. Cháu chỉ sợ bố mạnh tay đánh mẹ đau, sợ nhỡ mẹ ốm, hay bị thương thì chẳng có ai chăm sóc bọn cháu. Và cả, cháu cũng thương mẹ lắm. Cháu rất sợ mẹ khóc hay mẹ buồn.
Từ bé tới giờ, cháu không thể nhớ nổi có bao nhiêu lần bố khiến mẹ khóc nữa. Cháu vẫn còn nhớ ngay từ hồi cháu còn nhỏ xíu, có lần mẹ đang bế cháu trên tay mà bố vẫn còn kéo tóc khiến mẹ khóc nức nở.
Bố cháu lại là người hay uống rượu. Mỗi đợt bố về nhà chơi (bố là kỹ sư xây dựng và thường đi công tác xa nhà), gần như ngày nào bố cũng đi uống rượu khi bố nói bố đi với bạn, khi với mấy bác cùng công ty.
Những ngày bố về, mẹ thường chuẩn bị cơm rất nhiều món nhưng hôm nào cũng vậy, bố về nhà rất muộn nên bữa cơm tối chỉ có bốn mẹ con. Đã vậy, khi về nhà, bố nồng nặc mùi rượu và rất hay kiếm cớ để mắng bốn mẹ con cháu.
Nhiều lần chỉ vì nhìn thấy chồng sách cháu xếp không thẳng mà bố mắng cháu té tát. Có hôm em út bày bừa cuộn giấy vệ sinh cũng bị bố đánh đau khiến em khóc lặng.
Nhưng với bọn cháu, những lúc dù say bố cũng chỉ mắng hay đòn như vậy. Còn với mẹ, bố không chỉ mắng mà còn chửi mẹ với những lời lẽ rất đáng sợ. Có lần bố còn dọa giết mẹ nữa, khiến đêm ấy cháu không sao ngủ được.
Sáng hôm sau cháu có hỏi mẹ về lời bố nói nhưng mẹ bảo đấy chẳng qua là do bố say. Có lần cháu cũng rủ mẹ rằng bốn mẹ con về nhà bà ngoại sống để những lúc bố say bố không dám về nhà hoặc nếu bố có nặng lời với mẹ, bà còn can thiệp.
Tuy nhiên, mẹ cháu bảo rằng bố nói vậy là vì lúc đó bố say rượu, không hiểu mình nói gì mà thôi. Mẹ cũng bảo bố chỉ dọa mẹ vậy thôi chứ không bao giờ làm hại gia đình đâu.
Nhưng cháu vẫn cảm thấy lo lắng lắm và cháu cũng nghĩ mẹ không muốn nói xấu bố với bọn cháu nên che đậy vậy thôi. Chứ thực tế, cháu thấy mẹ rất buồn.
Bố đi công tác triền miên, một tháng chỉ về nhà vài lần nhưng lần nào về bố cũng mắng mẹ và khiến mẹ khóc. Nhiều lần, mẹ cũng từng bảo cháu rằng: “Con lớn lên đừng giống bố nhé!”. Cháu biết mẹ thất vọng về bố nhưng mẹ luôn giấu mọi nỗi buồn ở trong lòng.
Mẹ cháu là người rất tốt. Từ nhỏ đến giờ, bất cứ ai quen biết cũng đều khen mẹ đảm đang, hiền lành. Ông bà nội cháu rất quý mẹ và với bọn cháu, mẹ thật tuyệt vời, mẹ luôn dịu dàng chăm chút từng tí một.
Ngay cả với bố cháu, dù bố cư xử như vậy nhưng mẹ luôn chăm sóc bố chu đáo. Mỗi lần bố về nhà, bao giờ mẹ cũng dọn phòng bên cho ba anh em ngủ (bình thường những lúc bố đi vắng cả bốn mẹ con ngủ chung phòng) vì mẹ bảo bố đi xa mệt nên cần tĩnh tại và có giường rộng để nằm.
Ấy thế mà bố cháu chẳng thương mẹ. Có hôm cháu trở dậy đi vệ sinh lúc nửa đêm thấy bố mẹ vẫn nói chuyện ở trong phòng. Qua cánh cửa phòng ngủ cháu thấy hình như bố còn bắt mẹ không được mặc quần áo giữa trời lạnh nữa ấy.
Đêm ấy, cháu cứ thức mãi để nghĩ kế làm sao bố không bắt nạt được mẹ và gần đây cháu đã bàn với các em độc chiêu là nhất quyết ba anh em không chịu ra khỏi phòng ngủ của mẹ những khi bố ở nhà.
Cháu tin rằng có bọn cháu ở đó, bố sẽ không dám làm gì với mẹ và nếu bố mắng hay đánh mẹ cháu sẽ gọi điện cho bà và bác ứng cứu.
Tuy nhiên, bố cháu và lạ thay cả mẹ cũng ngăn cản kế hoạch đó. Hôm trước, một mình cháu liễu lĩnh chui vào giường bố mẹ ngủ với lý do nhớ mẹ nhưng lập tức bị cả bố và mẹ đuổi ra.
Nếu mỗi lần bố về mà để mẹ ngủ với bố cháu rất lo. Giờ cháu phải làm sao để thuyết phục bố mẹ cho ngủ cùng đây? Và có cách nào để bố bớt uống rượu và chửi mắng mẹ cháu nữa ạ?
Theo blogtamsu
Nửa đêm con dâu quý hóa đạp cửa phòng mẹ chồng 'đòi' nói chuyện
Ôi có nằm mơ tôi cũng không nghĩ, lại có thứ con dâu đe dọa cả mẹ chồng nữa cơ đấy! Tôi cứng họng trước sự gọi là có "hiếu với bố mẹ đẻ" của cô con dâu quý hóa này.
ảnh minh họa
Tôi năm nay 47 tuổi, đang làm kết toán tại một công ty tư nhân. Chồng tôi đã mất từ cách đây 5 năm. Cực chẳng đã mới phải ngồi kỳ cạnh gõ mấy dòng này. Nhưng thật lòng tôi đang rất khó nghĩ. Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên để đưa cô con dâu quý hóa của tôi theo nếp gia đình mình.
Được người ngoài nhận xét là người hiền lành, biết điều lại tâm lý, vậy mà trong mắt con dâu tôi, tôi vẫn là thứ người ghê gớm. Năm ngoái con trai đầu của tôi lấy vợ khi nó mới 23 tuổi, vợ nó còn hơn nó 2 tuổi lận. Lúc đầu tôi không mấy ưng cô bé đó vì cái vẻ mặt không mấy hiền lành. Nhưng cũng chỉ là nghĩ vậy thôi chứ không có ý ngăn cản chúng.
Ngay từ ngày đầu ra mắt, tôi đã nhận ra cô con dâu mình thật mạnh mẽ và cá tính. Trong lúc chuẩn bị bữa tối cùng tôi, thấy con bé hí hoáy cho chỗ sườn vào nồi chần bỏ nước đầu, làm vậy là đúng ý tôi nhưng có điều là con bé luộc mãi không chịu cho ra. Tôi bảo: "Sao cháu để lâu thế?". Chưa kịp giải thích hết, con bé đã thẳng tưng đáp: "Lâu thế cho kỹ ạ, không ăn đầy chất tăng trọng, mang bệnh vào người mà lại chết non cả loạt!". Tôi hơi có chút sốc với con dâu tương lai.
Chưa hết, con bé mới tới nhà lần thứ 2 mà đã bạo dạn quá thể, chẳng có chút e thẹn nào cả. Mồm mép tép nhảy, sục sạo mọi chỗ mọi nơi như thể nhà mình ở từ lâu. Rồi chưa kể, gần ngày cưới nó ra công chỉ huy con trai tôi, phải sửa chỗ nọ, chỗ kia, phải sơn lại phòng này, phải thay điều hòa khác... đủ kiểu. Thật lòng tôi cũng thấy khó chịu với cái kiểu đó. Nhiều lúc nghĩ, con mình lấy vợ có khi sau này vợ nhảy cả lên đầu cũng nên.
Nhưng chẳng hiểu sao, con trai tôi say con bé ấy như điếu đổ và khăng khăng đòi làm đám cưới càng nhanh càng tốt. Xét về ngoại hình thì con bé cũng được, nghề nghiệp ổn định lại con nhà gia giáo nên tôi đồng ý cho chúng cưới nhau.
Từ ngày tôi có con dâu, mọi chuyện bắt đầu phức tạp. Vì tôi làm giờ hành chính, công việc lại không tới nỗi bận rộn nên phần cơm nước, chợ búa tôi vẫn lo lắng hoàn toàn. Và 1 tháng, vợ chồng con trai tôi đóng góp thêm 3 triệu tiền ăn. Chúng chỉ đưa 3 triệu cho mẹ và mặc nhiên không liên quan tới bất kỳ việc gì trong gia đình. Nhiều lúc bực mình nghĩ mình chẳng gì ô sin không công trong nhà.
Với 3 triệu đó, tôi lo cho chúng từ a tới z, phục vụ đến tận răng. Càng ngày, cô con dâu tôi lại không có ý thức. Đành rằng ngày đi là bận rộn đã đành đằng này ngày nghỉ cũng ngủ nứt nây kệ mẹ chồng muốn làm gì thì làm. Nói thì bảo quá đáng nhưng con bé sống đúng kiểu người ở trọ trong gia đình tôi vậy, chẳng có chút gì gọi là gắn bó.
Thậm chí hôm chủ nhật vừa rồi là ngày giỗ bố chúng nó mà chúng vẫn hồn nhiên ngủ tận 8h mới dậy. Trong khi tôi thì chợ búa mấy vòng từ sáng tới trưa để lo lấy 4 mâm cơm cúng và mời anh em ruột thịt. Thật quá chán nản với con dâu vô cùng "hồn nhiên" ấy. Gọi con trai góp ý cho vợ chồng bảo nhau thì chẳng hiểu thằng con tôi nói thế nào mà con bé mặt mày xưng xỉa, khó chịu với tôi ra mặt.
Ngay buổi tối hôm đó, tôi có gọi cả 2 vợ chồng vào nói chuyện thì con bé nhảy dựng lên bảo: "Cả tuần có ngày nghỉ mà mẹ cứ làm loạn lên, vài mâm cơm cúng phải con chỉ 1 loáng là xong mà mẹ làm như mổ trâu không tới nỗi!".
Choáng váng trước những lời của cô con dâu. Tôi vẫn giữ bình tĩnh nói cho con bé hiểu cần và nên làm gì khi đã ở nhà chồng. Thấy vợ chồng chúng im im tôi tưởng đang thấy xấu hổ lắm, đang biết lỗi lắm. Hóa ra chỉ là màn chống đối.
Vừa ra khỏi cửa phòng tôi, con dâu đã buông 1 câu trống không: "Khó chịu!". Điên máu tôi gọi về cho thông gia bảo: "Con bé đang không thoải mái khi ở nhà tôi, ông bà xem lựa lời khuyên bảo...".
Chẳng biết ông bà thông gia nói những gì mà con bé nửa đêm con dâu đạp cửa phòng mẹ chồng để đòi nói chuyện.
Nó bảo: "Mẹ cần gì phải gọi cho mẹ con như thế, có gì mẹ dạy con đây này, làm thế khác gì mẹ chửi vào mặt bố mẹ con là không biết dạy con. Làm gì con thì làm nhưng cứ động vào bố mẹ con là không xong với con đâu!". Ôi có nằm mơ tôi cũng không nghĩ, lại có thứ con dâu đe dọa cả mẹ chồng nữa cơ đấy!
Tôi cứng họng trước sự gọi là có "hiếu với bố mẹ đẻ" của cô con dâu quý hóa này. Từ hôm bị "de dọa" ấy tôi chưa nói thêm một lời nào với vợ chồng chúng cả. Tôi chưa biết phải có phương pháp nào để uốn nắn tính cách của cô con dâu tôi nữa. Làm sao để nó hiểu, nhà chồng với chính là nhà mình, cần phải sống nhiệt tình và gắn bó đây?
Theo blogtamsu
Cố gắng từng chút một Khi đến gần hơn, tôi thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị cuốn lên bờ và lần lượt ném từng con trở lại với biển. Tôi đang đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Dù biển đông người nhưng tôi chỉ chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó và...