Kế hoạch kinh doanh 2020, hai mảng màu đối lập trong ngành dược
Được kỳ vọng hưởng lợi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhu cầu dược phẩm và các sản phẩm y tế gia tăng đột biến, vậy nhưng, không phải doanh nghiệp dược nào cũng tự tin đặt kế hoạch tăng trưởng cao trong năm 2020.
Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP) vừa công bố kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2020, với doanh thu thuần 1.750 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trước khi trích quỹ phát triển khoa học công nghệ 260 tỷ đồng, tăng lần lượt 25% và 28% so với mức thực hiện năm 2019 và tăng lần lượt 21% và 18% so với chỉ tiêu kế hoạch năm trước.
Năm 2019, IMP ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.402 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế trước khi trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ đạt hơn 202 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước.
Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre (DBT) cũng đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020. Cụ thể, DBT đề ra kế hoạch doanh thu hợp nhất 912 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 31,3 tỷ đồng, các chỉ tiêu này lần lượt tăng 15% và 22% so với năm 2019.
Năm 2019, DBT ghi nhận doanh thu hợp nhất hơn 793 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với năm 2018; trong khi lợi nhuận sau thuế đạt gần 26 tỷ đồng, tăng 21%. Với kết quả này, DBT hoàn thành 108% chỉ tiêu doanh thu và 101% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đề ra hồi đầu năm.
Công ty cổ phần Traphaco (TRA) cũng đề ra kế hoạch tham vọng trong năm 2020 dù kết quả thực hiện năm 2019 không quá tích cực.
Theo đó, TRA đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 17% so với mức thực hiện năm 2019; lợi nhuận sau thuế là 180 tỷ đồng, tăng 52,5%. Năm 2019, doanh thu hợp nhất của TRA đạt 1.716 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2018, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt hơn 170 tỷ đồng, giảm 2%.
Video đang HOT
Năm nay, Traphaco chuyển hướng tập trung phát triển các sản phẩm tân dược. Mục tiêu đến năm 2025, doanh thu mảng tân dược của Công ty đạt 1.700 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 20%.
Trong bối cảnh được đánh giá là thuận lợi, bên cạnh những doanh nghiệp lên kế hoạch tăng trưởng trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp chỉ đặt mục tiêu đi lùi hoặc đi ngang.
Mới đây, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) đã công bố kế hoạch kinh doanh 2020. Theo đó, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.866 tỷ đồng và lãi trước thuế 720 tỷ đồng, lần lượt giảm 1% và tăng 1% so với mức thực hiện năm 2019.
Năm qua, DHG ghi nhận 3.896 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 3% so với năm trước; lãi ròng đạt 631 tỷ đồng. Với các kết quả này, Công ty đạt 99% kế hoạch doanh thu và 95% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trên thực tế, hiệu quả kinh doanh của DHG đã chững lại trong nhiều năm gần đây.
Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (DHT) cũng dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2020 với chỉ tiêu doanh thu 2.007 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 112 tỷ đồng, tương đương năm trước.
Năm ngoái, DHT ghi nhận tổng doanh thu hơn 2.042 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế tăng hơn 10%, đạt 112 tỷ đồng. Với kết quả này, Công ty đã vượt 20% kế hoạch doanh thu và 10% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Dược Lâm ồng (LDP) chỉ đặt mục tiêu thu về 9 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 24% so với kết quả thực hiện năm 2019. Song mục tiêu doanh của Công ty lại tăng trưởng 9%, tương ứng 413 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo LDP cho biết, tình hình nguyên vật liệu sản xuất dược phẩm ngày càng khan hiếm, giá tăng cao và phụ thuộc nguồn cung nước ngoài làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Năm 2019, LDP báo lãi trước thuế gần 12 tỷ đồng, tăng đến 138% so với kế hoạch, chủ yếu nhờ lợi nhuận khác (từ việc thanh lý các tài sản không mang lại hiệu quả sử dụng); doanh thu thuần chỉ đạt hơn 379 tỷ đồng, hoàn thành 83% kế hoạch.
Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia có ngành dược mới nổi, theo phân loại của Tổ chức IQVIA Institute, điều này đồng nghĩa với việc tiềm năng tăng trưởng của ngành dược Việt Nam đang được đánh giá rất cao.
Hãng nghiên cứu thị trường IMS Health cũng dự báo, chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 50 USD/người/năm vào năm 2020, với mức tăng trưởng 14%/năm. Tiềm năng của thị trường rất lớn, song cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn.
Quỳnh Lê
Cải thiện biên lãi gộp, Dược phẩm Imexpharm báo lãi quý 4 tăng 32% so với cùng kỳ
Tính chung cả năm 2019, công ty đạt lợi nhuận 162,4 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018.
Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2019.
Dược phẩm Imexpharm vừa có một kỳ kinh doanh rực rỡ với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp nguồn thu từ hoạt động tài chính sụt giảm.
Quý 4/2019, Dược phẩm Imexpharm đạt doanh thu thuần 516 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018. Luỹ kế cả năm 2019, IMP đạt 1.402 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 18% so với năm 2018.
Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu thuần cùng biên lãi gộp cải thiện từ mức 34,4% cùng kỳ lên 36,6% quý 4/2019 nên Lợi nhuận riêng quý 4/2019 của IMP lên đến gần 52 tỷ đồng, tăng 32% so với con số hơn 39 tỷ đồng cùng kỳ bất chấp doanh thu tài chính giảm sâu.
Tính chung cả năm 2019, công ty đạt lợi nhuận 162,4 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Landmark Holding (LMH) thông báo nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% Công ty cổ phần Landmark Holding (LMH - sàn HOSE) vừa thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại LMH lên tối đa 100%, sau khi nhận được văn bản của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. LMH đề nghị Trung tâm lưu ký và và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cập nhật tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo tỷ...