Kế hoạch giám sát điện tử đối với người tị nạn ở Anh gây phẫn nộ
Bộ Nội vụ Anh đã bị cáo buộc “đổ lỗi cho nạn nhân” sau khi khởi động một kế hoạch gắn thẻ điện tử cho những người tị nạn đến nước này.
Theo kế hoạch thí điểm kéo dài 12 tháng, bắt đầu vào tuần trước, một số người đến Anh trên những chiếc thuyền nhỏ từ Pháp hoặc ở phía sau xe tải sẽ được gắn thẻ điện tử, theo Guardian.
Bộ Nội vụ Anh cho biết cuộc thử nghiệm sẽ xem xét liệu giám sát điện tử có thể giúp duy trì liên lạc thường xuyên với người di cư. Cơ quan này cũng sẽ thu thập dữ liệu về số người bỏ trốn sau khi được bảo lãnh nhập cư.
Theo kế hoạch này, những người nhập cư đến Anh bằng thuyền nhỏ sẽ được gắn thẻ điện tử. Ảnh: AP.
Nội các Anh đã phải đối mặt với lời kêu gọi từ bỏ “trò hề của một chính sách” sau khi đề xuất rằng những người không được đưa đến Rwanda gần đây có thể nằm trong nhóm đầu tiên được gắn thẻ.
Tuy nhiên, các nhà phê bình nói rằng không có bằng chứng cho thấy những người xin tị nạn đang bỏ trốn. Clare Moseley, người sáng lập tổ chức từ thiện Care4Calais, cho biết: “Tôi nghĩ điều đó thật thái quá. Người tị nạn nói chung không bỏ trốn. Họ ở đây để xin tị nạn, vậy tại sao họ lại làm vậy? Họ không phải là tội phạm, họ là nạn nhân”.
Video đang HOT
Theo ông, kế hoạch này cho thấy chính phủ “về cơ bản là đang đổ lỗi cho nạn nhân”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bảo vệ kế hoạch vào ngày 18/6. Ông cho biết điều quan trọng là những người nhập cảnh vào đất nước này không “biến mất” khỏi hệ thống.
Thủ tướng Anh cho biết “khi mọi người đến đây bất hợp pháp, khi họ vi phạm pháp luật, điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được điều đó”.
Stephen Kinnock, quan chức phụ trách vấn đề nhập cư của đảng đối lập, cho biết chính sách này là “một nỗ lực tuyệt vọng khác nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng khỏi thực tế”.
Đó là việc “dưới thời bộ trưởng Nội vụ này, các quyết định về tị nạn đã giảm mạnh, tình trạng tồn đọng ngày càng tăng, và họ hoàn toàn không giải quyết được các băng nhóm tội phạm”.
Alistair Carmichael, phát ngôn viên về vấn đề nội vụ của đảng Dân chủ Tự do, cho biết: “Đây gần giống như một nỗ lực kiên quyết nhằm lãng phí càng nhiều tiền của người nộp thuế càng tốt. Mỗi ngày, họ làm lung lay truyền thống tôn trọng mọi người của Anh”.
Trước đó, theo một thỏa thuận, chính phủ Anh có kế hoạch đưa một số người di cư đến Rwanda, nơi các yêu cầu xin tị nạn của họ sẽ được xử lý. Nếu thành công, họ sẽ ở lại quốc gia châu Phi này, thay vì trở về Anh. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải nhiều chỉ trích của các chính trị gia đối lập.
Đối đầu giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
Iran đã tìm cách ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành can thiệp mới vào Syria, đồng thời chuẩn bị quân sự trên thực địa để bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh rạn nứt ngày càng gia tăng giữa hai nước láng giềng.
Phiến quân Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở thị trấn biên giới Azaz, phía Bắc tỉnh Aleppo do phiến quân kiểm soát đang tiến về thị trấn Tel Rifaat do người Kurd kiểm soát vào ngày 9/6/2022. Ảnh: AFP
Bị thúc đẩy bởi xung đột lợi ích trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran dường như đang hướng tới một cuộc đối đầu ở Syria, khi Tehran phản đối kế hoạch của Ankara về một chiến dịch quân sự mới nhằm vào các khu vực do người Kurd nắm giữ, cảnh giác với những rủi ro đối với vị thế của chính họ trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được Mỹ "bật đèn xanh" để thúc đẩy kế hoạch quân sự mới ở Syria, trong khi Nga dường như đang lưỡng lự. Trước tình hình đó, Iran đã gửi quân tiếp viện đến hai khu định cư của người Shiite ở phía Tây Bắc Aleppo, trong khi tìm cách ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện hành động.
Ngoại trưởng Iran đã lên kế hoạch hội đàm với các quan chức nước chủ nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 6/6, hai ngày trước chuyến thăm quan trọng của Ngoại trưởng Nga, nhưng chuyến đi đã bị hủy do những gì báo chí Iran mô tả là các vấn đề về lịch trình. Một nhà báo Iran theo dõi mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Iran nói với tờ Al-Monitor rằng Tehran đã cử một quan chức tình báo quân sự tới Ankara để nêu ý kiến phản đối của họ.
Sự cạnh tranh đã trở thành xu hướng trong mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Iran và rạn nứt giữa hai nước láng giềng ngày càng sâu sắc về một loạt các vấn đề liên quan đến Syria, Iraq, Liban và Yemen, cùng với những bất đồng về việc chia sẻ các nguồn nước xuyên biên giới và dòng người tị nạn Afghanistan không được kiểm soát từ Iran đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ví dụ ở Iraq, hai bên đã ủng hội các phe đối lập nhau liên quan đến việc hình thành chính phủ ở Baghdad và tranh giành ảnh hưởng ở Mosul, Kirkuk và Sinjar. Tehran đã chỉ trích việc Thổ Nhĩ Kỳ truy quét các chiến binh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Iraq trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc rằng Iran đang ngấm ngầm hậu thuẫn cho PKK. Hơn nữa, Ankara đã xích lại gần hơn trục Arab-Israel đang nổi lên chống lại Iran và ra tín hiệu ủng hộ Saudi Arabia ở Yemen như một phần của nỗ lực bình thường hóa với Riyadh.
Chính trong bầu không khí đó, Iran muốn ngăn chặn kế hoạch can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo rằng sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng và đau khổ nhân đạo ở Syria. Rõ ràng, sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria do kết quả của ba lần can thiệp kể từ tháng 8/2016 là mối quan ngại lớn đối với Iran so với Nga. Các phương tiện truyền thông Iran đã mô tả sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ là một "cuộc xâm lược" và gọi Quân đội Quốc gia Syria (SNA), đồng minh nổi dậy của Thổ Nhĩ Kỳ, là "những kẻ khủng bố được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn".
Họ cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh các chiến dịch thay đổi nhân khẩu học để gây bất lợi cho người Kurd, mở rộng không gian của "những kẻ khủng bố" dưới vỏ bọc là các khu vực an toàn, tìm kiếm lợi thế để sử dụng chống lại Damascus trong các cuộc đàm phán trong tương lai hoặc tạo cơ sở cho việc sáp nhập lãnh thổ Syria.
Tổng thống Syria Syria Bashar Assad thăm và hội đàm với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hồi đầu tháng 5/2022. Ảnh: AFP
Ngược lại, các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi các lực lượng dân quân người Shiite do Iran hậu thuẫn ở Syria và Iraq là "khủng bố". Bình luận về kế hoạch can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, người phát ngôn SNA Youssef Hammoud cho rằng Iran "sẽ chống lại bằng cả chính trị và quân sự, bằng chứng là họ đã hỗ trợ quân sự bằng cách triển khai một số đơn vị trong khu vực". Tất cả các lực lượng chính phủ Syria và dân quân đồng minh trong khu vực đều được hỗ trợ bởi các cố vấn từ Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Liệu lần này Iran có thể tiến xa hơn nữa trước nguy cơ đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ? Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra ba lập luận để thúc đẩy chiến dịch quân sự mới ở Syria, cụ thể là ở thị trấn Tel Rifaat do người Kurd kiểm soát. Đầu tiên, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc PKK sử dụng khu vực này để tiến hành các cuộc tấn công vào khu vực Afrin do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Ankara cũng tuyên bố rằng 250.000 người đã rời khỏi Tel Rifaat vào năm 2016 muốn quay trở lại, mặc dù dân số địa phương là khoảng 80.000 trước năm 2016. Thứ ba, Tel Rifaat cung cấp 60% lượng nước uống trong khu vực.
Việc Nga tiếp tục duy trì liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ đang là một động thái nhằm giảm nguy cơ đối đầu giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng Iran-Syria, nhưng cũng có thể khiến Tehran cảm thấy bị "gạt sang một bên" với tư cách là người bảo đảm cho tiến trình hòa bình Astana ba bên (Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran) về Syria. Do đó, bầu không khí đối đầu hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể làm suy yếu toàn bộ quá trình khi ba bên chuẩn bị tổ chức vòng đàm phán thứ 18 vào cuối tháng này. Câu hỏi đặt ra là liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể đột ngột hành động và phá vỡ mọi dự báo trước cuộc họp này hay không?
Hai nguyên nhân khiến ảnh hưởng của Đức bị suy giảm Vai trò của Đức đang suy giảm do bà Angela Merkel nghỉ hưu và thất vọng về các chính sách liên quan đến xung đột tại Ukraine. Thủ tướng Đức. Ảnh: Politico.eu Trong nhiều năm, Đức là nhà lãnh đạo của EU, đặc biệt có tiếng nói và sức ảnh ảnh hưởng với các quốc gia Trung và Đông Âu trong EU, những...