Kế hoạch bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kiểm soát Syria
Theo một kế hoạch bí mật mà tờ Nordic Monitor tiết lộ, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang âm thầm triển khai kế hoạch thành lập một cấu trúc “chính quyền trong bóng tối” để điều hành Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Mô hình quản lý từ bóng tối
Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 10/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Kế hoạch này, vốn đã được thử nghiệm tại các khu vực ở Đông Bắc Syria do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát từ năm 2016, sẽ được mở rộng ra toàn quốc nếu phe đối lập chiếm được quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ dự định cử các quan chức cấp cao, dưới danh nghĩa cố vấn, hỗ trợ chính quyền Syria trong các lĩnh vực quản lý. Những cố vấn này sẽ hoạt động bí mật, tránh làm dấy lên nghi ngờ về sự can thiệp trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ biện minh cho sự hiện diện của các cố vấn này là nhằm tăng cường năng lực quản trị của Syria, hỗ trợ cải cách và tái thiết các thể chế bị suy yếu bởi xung đột.
Để hiện thực hóa kế hoạch, Thổ Nhĩ Kỳ đặt ưu tiên hàng đầu vào việc củng cố an ninh tại Syria, hợp nhất các nhóm vũ trang với quân đội quốc gia. Trong đó, Lực lượng Quốc gia Syria (SNA) và nhóm Hayat Tahrir al-Sham ( HTS), nhóm dẫn đầu cuộc lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad hôm 8/12, sẽ đóng vai trò nòng cốt.
Video đang HOT
Ankara rút kinh nghiệm từ sai lầm của Mỹ tại Iraq khi giải tán toàn bộ quân đội quốc gia, dẫn đến sự trỗi dậy của các lực lượng vũ trang. Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn giữ lại những người hiện có trong quân đội Syria, đồng thời loại bỏ những cá nhân từng dính líu đến tội ác chiến tranh.
Về phía dân sự, Ankara có kế hoạch tận dụng các nhân vật cấp cao của Syria, những người từng là thành viên của phe đối lập có trụ sở tại Istanbul, được thành lập với sự hỗ trợ và chỉ đạo của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cùng cơ quan tình báo (MIT) vào năm 2011.
Một số cái tên đã được nhắc tới trong các cuộc thảo luận tại Ankara bao gồm Ahmad Moaz al-Khatib, cựu giáo sĩ của Nhà thờ Hồi giáo Umayyad ở Damascus, người lãnh đạo khối đối lập Syria, Hội đồng Quốc gia Syria (SNC), từ Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2012-2013.
Một nhân vật chủ chốt khác là Riyad Farid Hijab, cựu Thủ tướng Syria đã đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2012 và sau đó đảm nhiệm vai trò lãnh đạo phe đối lập Syria để lãnh đạo các cuộc đàm phán trong tiến trình Geneva vào năm 2015 trước khi từ chức.
Khaled Khoja (Halid Hoca), một người Turkmen Syria đã nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và đổi tên thành Alptekin Hocaoğlu, là một cá nhân nổi bật khác tham gia vào những nỗ lực này.
George Sabra, một chính trị gia Syria theo đạo Thiên chúa, người lãnh đạo SNC năm 2012, là một cái tên khác đang được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc. Sabra rời SNC năm 2018 và hiện đang sống tại Paris. Việc ông có thể tham gia chính phủ lâm thời có thể tăng cường tính hợp pháp của chính phủ và giúp phản bác lại những lời ch.ỉ tríc.h rằng Syria có nguy cơ bị quản lý bởi những nhân vật thánh chiến.
Aref Dalila, một nhà kinh tế học người Syria ch.ỉ tríc.h chính quyền ông Assad mặc dù có cùng xuất thân là người Alawite, hiện đang sống tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Mặc dù không rõ Dalila có sẵn sàng tham gia hay không, nhưng tên của ông được cho là đang được Ankara cân nhắc.
Abdulbaset Sieda, một chính trị gia người Kurd-Syria từng lãnh đạo SNC trong một thời gian ngắn, cũng được chính quyền Erdogan ủng hộ do ông phản đối đảng Công nhân người Kurd và các chi nhánh của đảng này tại Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tập hợp một nhóm người Syria ưu tú được chọn từ nhóm lớn gồm khoảng 3 triệu người tị nạn Syria trong nước, với kế hoạch đưa họ trở về Syria. Nhiều người đã được khuyến khích trở về các tỉnh, thành phố và thị trấn để giúp củng cố những thành quả của lực lượng đối lập. Theo Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, 7.621 người Syria đã trở về Syria trong khoảng thời gian từ ngày 9/12 đến ngày 13/12, và dự kiến sẽ có thêm nhiều người nữa trong những ngày tới.
Tại các khu vực do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát như Tell Abyad và Ras al-Ayn, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng một loạt biện pháp mang tính “Thổ Nhĩ Kỳ hóa”. Những biện pháp này bao gồm đổi tên các quảng trường, công viên theo tên các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, thay đổi chương trình giáo dục theo hướng tôn vinh lịch sử Ottoman và đưa đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ thay thế đồng bảng Syria.
Các dịch vụ công cộng như điện, nước, y tế và giáo dục được quản lý bởi các cố vấn Thổ Nhĩ Kỳ. Những cải cách này nhằm thu phục lòng dân và duy trì quyền kiểm soát tại các khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Thách thức và rủi ro
Tuy nhiên, tham vọng tái định hình Syria của Ankara không phải không có rủi ro. Việc áp đặt mô hình quản lý mang đậm dấu ấn Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây phản ứng mạnh từ các nhóm sắc tộc, tôn giáo tại Syria.
Ngoài ra, để ổn định Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần hợp tác với các cường quốc trong khu vực và thế giới như Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc. Nếu Ankara tiếp tục theo đuổi kế hoạch này một cách đơn phương, Syria có thể rơi vào vòng xoáy xung đột kéo dài thêm một thập kỷ.
Dù vậy, qua những động thái tại các khu vực hiện do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, chính quyền Erdogan dường như vẫn kiên quyết theo đuổi chiến lược này nhằm định hình một “Syria mới” theo hình mẫu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Mỹ lên tiếng sau khi chính phủ Syria bị lật đổ
Ngày 9/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu nhấn mạnh Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về tình hình hiện nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây được xem là phản ứng đầy đủ đầu tiên của Mỹ trước sự kiện Tổng thống Bashar al-Assad bị liên minh các lực lượng đối lập Hồi giáo lật đổ. Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ cũng nói thêm: "Chúng tôi sẽ hợp tác với tất cả các nhóm Syria, bao gồm cả trong quá trình do Liên hợp quốc dẫn đầu, để thiết lập một quá trình chuyển đổi từ chính quyền Assad sang một Syria độc lập, có chủ quyền với một hiến pháp mới".
Tuy nhiên, ông Biden cảnh báo rằng các lực lượng nổi dậy Hồi giáo sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ. Theo đó, ông nói: "Một số nhóm đã lật đổ ông Assad có quá khứ khủng khiếp về chủ nghĩa khủn.g b.ố và vi phạm nhân quyền". Ông cho rằng những tuyên bố gần đây của lực lượng đối lập Syria cho thấy họ đã ôn hòa hơn, nhưng ông vẫn cảnh báo: "Chúng tôi sẽ đán.h giá không chỉ lời nói mà cả hành động của họ".
Tổng thống Biden nhận định nhóm khủn.g b.ố Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ cố gắng lợi dụng bất kỳ khoảng trống nào để tái lập tại Syria và nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra".
Quân đội Mỹ hiện có khoảng 900 quân ở Syria và 2.500 quân ở Iraq, nằm trong nỗ lực của quốc tế trong cuộc chiến chống tổ chức khủn.g b.ố IS.
Sự kiện ông Assad rời bỏ đất nước và sang tị nạn tại Nga diễn ra chưa đầy 2 tuần sau khi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) tiến hành tấ.n côn.g chớp nhoáng, giành thắng lợi nhanh chóng trước quân đội Syria.
Sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Syria được nhìn nhận như một khoảnh khắc địa chính trị chấn động đối với Trung Đông, diễn ra sau thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông.
Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sắp tiến hành chiến dịch quân sự vào Syria Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai lực lượng chỉ huy đặc nhiệm mặc quân phục, các đơn vị pháo binh, và dân quân đồng minh tới các vị trí chiến lược dọc biên giới với Syria. Ảnh minh họa. Nguồn: THX/TTXVN Các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh dân quân đang chuẩn bị một...