Kế hoạch 5 bước giúp Mỹ đánh bại phiến quân Hồi giáo
Học giả Zalmay Khalilzad-cựu Đại sứ Mỹ tại Afghanistan, Irắc và Liên Hợp quốc, cho rằng để đánh bại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), Mỹ sẽ cần tới một chiến lược dài hạn, toàn diện gồm 5 bước.
1. Huy động nỗ lực nhân đạo rộng lớn
Điều này là cần thiết về mặt chiến lược. Các nước tiếp nhận số lượng lớn người tỵ nạn như Jordan và vùng người Kurd của Irắc có nguy cơ bất ổn. Đối với những người Ả rập Sunni bị xua đuổi, điều kiện tỵ nạn khó khăn có thể khiến họ bị IS lợi dụng tuyển mộ.
Hơn nữa IS đang tìm các thiết lập một dạng nhà nước và cung cấp viện trợ nhân đạo và dịch vụ ở những khu vực họ kiểm soát. Sự chậm trễ của Mỹ cùng cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ nhân đạo cho những người tỵ nạn, sẽ tạo thời cơ cho IS xây dựng lực lượng.
2. Đoàn kết các nhóm chống IS tại Irắc và Syria
Chính quyền Obama đã tỏ ý muốn tăng cường nỗ lực chống lại IS một khi chính phủ đoàn kết được hình thành tại Baghdah. Chính quyền này có quyền sử dụng những hỗ trợ quân sự – gồm các vật chất cho quân đội Irắc và lực lượng người Sunni ôn hòa, cùng các cuộc không kích chống lại IS.
Mỹ cũng khuyến khích các lãnh đạo chính trị người Shitte chia sẻ quyền lực và nguồn lực cho người Sunni và người Kurd. Sự tham gia của người Sunni trong cuộc chiến chống lại IS có vai trò then chốt. Nhưng lực lượng người Sunni không thể đứng lên chiến đầu chống lại IS nếu không có được nhượng bộ chính trị đầy đủ.
Tại Syria, biện pháp khả thi nhất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng là một chính phủ đoàn kết chia sẻ quyền lực giữa chính phủ Assad, người Sunni ôn hòa, người Kurd và các nhóm khác, sự phân quyền cho các vùng và tỉnh lỵ, trong đó có thể tổ chức theo các sắc tộc và giáo phái.
Video đang HOT
3. Nhanh chóng tiến hành các hoạt động quân sự để hỗ trợ
Để có thể đánh bại IS, Mỹ phải đáp ứng về mặt quân sự mạnh mẽ hơn nữa. Có thể học hỏi mô hình đã đánh bại chính phủ Taliban sau vụ 11/9, trong đó gồm các lực lượng đặc nhiệm và không quân Mỹ phối hợp với lực lượng địa phương.
Tuy nhiên, cần tiến hành mau lẹ hơn so với chiến dịch tại Afghanistan nhằm hỗ trợ an ninh và ổn định tình hình. Tại Irắc, cần phối hợp đồng thời với chính phủ Irắc, chính quyền người Kurd trong vùng, và lực lượng người Sunni nhằm phát triển và thực hiện một chiến dịch chống lại IS.
Tại Syria, Mỹ cần tăng cường nỗ lực hỗ trợ phe đối lập quốc gia Syria và tấn công quân sự các mục tiêu IS nhằm gây sức ép với lực lượng này tại những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát. Chính quyền Obama đã đề xuất chương trình trị giá 500 triệu USD giúp đánh bại IS tại Syria, tuy nhiên nó cần được đẩy nhanh trước tình hình cấp bách hiện nay.
4. Quốc tế hóa các nỗ lực chống IS
IS là nguy cơ an ninh và kinh tế đối với cộng đồng quốc tế. Hơn 1.000 người phương Tây đã gia nhập IS là nguy cơ đối với các nước phương Tây. Mối đe dọa từ các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Nga và Trung Quốc cũng đang gia tăng. Bên cạnh đó, IS có thể sẽ cắt đứt nguồn cung năng lượng từ Irắc, khiến giá dầu thế giới leo dốc.
Anh, Pháp đã hỗ trợ cho người Kurd tiếp theo những cuộc không kích của Mỹ vừa qua. Các quốc gia Trung Đông như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập Sauđi, đang bị đe dọa bởi IS cũng cần được huy động.
5. Chuẩn bị tâm lý cho người Mỹ trước một sứ mệnh tốn kém và lâu dài
Đánh bại hay chỉ kiềm chế IS, lực lượng Mỹ sẽ hiện diện như thế nào tại Irắc và Syria sẽ là vấn đề gây chia rẽ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Các lãnh đạo Quốc hội và người dân Mỹ cần được giải thích về bản chất thách thức từ IS, nó đe dọa lợi ích sống còn của Mỹ như thế nào và tại sao Mỹ phải giải quyết thách thức này?
Theo Tiền Phong
Cái bẫy nguy hiểm với Obama
Trong hơn 3 năm qua, chính quyền Obama nhất quán đứng ngoài cuộc xung đột ở Syria. Tuy nhiên, đà tấn công của quân nổi dậy Nhà nước Hồi giáo (ISIS ) ở Iraq và vụ chặt đầu nhà báo James Foley đang kéo Obama lại gần hơn với những gì ông vẫn gọi là "cuộc nội chiến của người khác".
Các quan chức Mỹ cấp cao giờ đây thừa nhận Washington chắc chắn phải đối đầu với ISIS ở cả Iraq và Syria nhưng họ lại chưa có một chính sách về cách thức hành động.
Tin cho biết, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang muốn ủng hộ các lực lượng đối lập ôn hòa ở Syria, tổ chức Quân đội Syria Tự do, mà Obama vốn vẫn "phớt lờ". Trong khi đó, một số người lại chủ trương tán thành hợp tác với Iran và đối tác của nước này, Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bất chấp những gì Mỹ vẫn lên án về Tổng thống Syria.
Tổng thống Obama có rất ít lựa chọn trong cuộc chiến chống ISIS. (Ảnh: Reuters)
"Nếu chúng ta muốn trừ khử ISIS thì chúng ta sẽ phải hợp tác với những người chúng ta không thích", cựu cố vấn an ninh Nhà Trắng Richard Clarke nói trên ABC News hôm 24/8. "Các bạn biết đấy, Tổng thống tuyên bố chúng ta muốn Assad phải ra đi. Chúng ta sẽ phải nói điều gì đó với chính phủ Syria nếu chúng ta muốn nã bom ở Syria. Và nếu chúng ta muốn loại bỏ ISIS thì chúng ta buộc phải đánh bom ở Syria".
Bên cạnh đó, chiến đấu chống ISIS sẽ không chỉ cần đến các cuộc không kích. Một số chuyên gia coi ý kiến chấp nhận Assad như một đối tác có thể tin được là một ý tưởng đặc biệt nguy hiểm.
"Nhiều người đang lập luận, ở Trung Đông, kẻ thù của kẻ thù của chúng ta là bạn của chúng ta - rằng mối đe dọa trước mắt từ ISIS lớn đến mức Mỹ phải liên kết với Iran và Syria để tiêu diệt tổ chức này. Quan điểm đó bỏ qua tính lịch sử lâu nay về Iran và Syria là vừa đá bóng vừa thổi còi", Mike Doran - một thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách Trung Đông - nói với báo Business Insider.
Doran cho rằng Syria và Iran đang tận dụng sự lớn mạnh của ISIS để "thể hiện với chính quyền Obama rằng họ là các đối tác [chống khủng bố] có giá trị" và lưu ý kế hoạch rốt cuộc có thể phát huy tác dụng vì Obama dường như dễ chấp nhận ý kiến kết hợp với Iran để tái cân bằng khu vực.
"Ông ấy đã tiếp cận Trung Đông bằng hai quan điểm chính: Mỹ không nên triển khai quân tới thực địa, và mối đe dọa ISIS - chứ không phải chương trình hạt nhân của Iran - là ưu tiên an ninh quốc gia", Doran giải thích. "Nếu Mỹ không muốn đi đầu trong nỗ lực tiêu diệt ISIS, và nếu Iran không phải là một mối đe dọa ngang tầm thì ông ấy không có nhiều sự lựa chọn khác ngoài việc hợp tác với Iran và các đối tác của nước này chống lại ISIS".
Tony Badran, một thành viên nghiên cứu tại Quỹ vì Quốc phòng của Các nền dân chủ, cho rằng Assad và Iran đang điều chỉnh chính sách dựa trên sự lưỡng lự của ông Obama trong việc can thiệp vào Syria.
Tuy nhiên, bất kỳ sự hợp tác nào với Iran và Assad ở Syria đều được cho là sẽ để lại những hậu quả sâu rộng liên quan đến các đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực và hậu quả lâu dài sẽ là đẩy Mỹ xa hơn khỏi các đồng minh Ảrập Sunni, đặc biệt là ở Vùng Vịnh.
Đến lúc này, cuộc chiến nhằm vào ISIS đã tạo ra những liên minh kỳ lạ, chẳng hạn như các máy bay của Mỹ, Syria và Iran quần thảo trên bầu trời trong khi lực lượng người Kurd Peshmerga, binh lính Iraq và các xe tăng Iran cùng nhau chiến đấu trên chiến trường.
Tuy nhiên, nếu Mỹ kết hợp với Iran và Assad chống lại ISIS ở Syria thì điều đó có thể càng khiến cho nạn bạo lực giáo phái ở Trung Đông trầm trọng hơn.
Theo Vietnamnet
Một nhà báo Mỹ bị bắt làm con tin 22 tháng ở Syria được trả tự do Nhóm Hồi giáo vũ trang Al-Nusra Front có liên hệ với khủng bố al-Qaeda ở Syria đã bắt giữ một nhà báo Mỹ làm con tin trong vòng 22 tháng qua và trả tự do cho người này vào ngày 24.8, chỉ vài ngày sau vụ tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tung video cắt đầu nhà báo Mỹ James...