Kẽ hở giúp IS rảnh tay tàn phá và buôn bán cổ vật ở châu Âu
Mỹ, Đức, Anh và nhiều nước khác muốn tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), song lỗ hổng trong luật pháp của họ lại giúp phiến quân bán cổ vật hàng nghìn năm tuổi tràn lan.
Chiến binh IS phá những bức tượng cổ trong Bảo tàng Nineveh ở thành phố Mosul trong video mà chúng công bố trên mạng. Ảnh: AP
Hồi tháng 3 năm ngoái, nhờ thông tin của người dân, cảnh sát đột kích 4 ngôi nhà ở Shumen, một thành phố phía đông Bulgaria, để tìm những hàng lậu mà bọn tội phạm đưa sang nước này trước khi tiếp cận các thị trường ở Tây Âu và Mỹ.
Họ phát hiện 19 bức tượng cổ và nhiều phiến đá cẩm thạch. Chúng đều có niên đại gần 5.000 năm. Hình dạng của chúng cho thấy chúng tới từ thành phố cổ Lagash, thuộc miền nam Iraq.
Theo New York Times, cuộc đột kích là một trong những thắng lợi hiếm hoi trong cuộc chiến chống buôn lậu đồ cổ. Hoạt động tội phạm này đã vươn tới mức độ mới từ khi tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát nhiều vùng đất ở Iraq và Syria, cướp và phá hủy nhiều cổ vật. Các quan chức và giới chuyên gia đều nhận định nhiều yếu tố đang cản trở cuộc chiến chống nạn buôn đồ cổ trái phép.
Buông lỏng luật pháp
Luật pháp trên khắp thế giới vừa yếu vừa mâu thuẫn, còn các lực lượng hải quan chỉ có thể phát hiện một phần nhỏ số lượng cổ vật di chuyển qua biên giới quốc tế, theo các quan chức và chuyên gia chống buôn lậu. Những tổ chức buôn lậu lâu đời rất lọc lõi trong việc tìm những mặt hàng dành cho người có nhiều tiền, và chúng có đủ sự kiên nhẫn để giấu cổ vật trong kho tới khi hoạt động trấn áp của chính quyền giảm.
Bất chấp làn sóng căm phẫn dành cho IS, rất ít quốc gia quan tâm tới việc ban hành các đạo luật để ngăn sự bùng nổ của hoạt động buôn đồ cổ, một công việc mang về hàng tỷ USD mỗi năm cho bọn tội phạm.
“Đó là một hệ thống luật pháp rạn nứt để IS hay bất kỳ tổ chức nào khác có thể lợi dụng”, Donna Yates, một nhà khảo cổ của Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm thuộc Đại học Glasgow, Scotland, phát biểu.
Giới chức vẫn chưa biết cách thức bọn tội phạm đưa cổ vật tới Shumen, cũng như việc chúng từng di chuyển qua những lãnh thổ mà IS kiểm soát hay chưa. Họ tin rằng bọn buôn lậu sẽ đưa chúng tới Vienna, Munich, London, New York để bán cho những người có nhu cầu. Nhiều thương nhân lợi dụng hoạt động giao dịch cổ vật hợp pháp để đưa những món hàng từng bị lấy cắp trong xung đột tại Iraq và Syria, cũng như Libya, Yemen và Ai Cập.
Dù IS chỉ mới gia nhập phong trào cướp cổ vật, phiến quân đã thực hiện việc đó trên quy mô lớn trong những vùng mà chúng chiếm nhằm tăng ngân sách cho “thể chế Hồi giáo” mà chúng thành lập vào năm 2013. Giới phân tích dự đoán đồ cổ mà IS cướp sẽ tràn ngập châu Âu và Bắc Mỹ trong những năm tới.
Những ảnh vệ tinh cho thấy vài nghìn địa điểm khai quật cổ vật trái phép đang tồn tại ở Syria và Iraq. Mặc dù vậy, các lực lượng chức năng vẫn không thể theo dõi những cổ vật mà IS lấy từ những địa điểm kể trên.
Video đang HOT
“Chúng ta đang đối mặt với hoạt động phá hủy di sản văn hóa từ Chiến tranh Thế giới II và chúng ta phải hành động để ngăn chặn tình trạng đó”, France Desmarais, giám đốc phụ trách các chương trình và hợp tác của Hội đồng Quốc tế Các bảo tàng, bình luận.
Một bảo tàng ở thành phố Sofia, thủ đô của Bulgaria. Ảnh: New York Times
Những nỗ lực
Quy mô cướp cổ vật của IS khiến nhiều nước tìm giải pháp để ngăn chặn hoạt động vận chuyển cổ vật của phiến quân, cũng như lợi nhuận mà chúng hưởng. Tất nhiên, cổ vật không phải là nguồn thu lớn nhất của IS. Dầu mỏ mới là nguồn thu lớn nhất của chúng.
Chẳng hạn, mới tháng trước, Bộ trưởng Tài chính từ 15 quốc gia thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cam kết thực hiện các biện pháp để ngăn chặn IS bán dầu và cổ vật. Hồi tháng 9, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ sẽ thưởng 5 triệu USD cho mọi thông tin có thể dẫn tới việc ngăn chặn hoạt động bán cổ vật và dầu của phiến quân.
Tháng 12 năm ngoái, Hội đồng Quốc tế Các bảo tàng đã ban hành một “danh sách đỏ” những món cổ vật và tác phẩm nghệ thuật mà phiến quân có thể cướp tại Libya. Họ cũng từng công bố danh sách tương tự dành cho Syria vào năm 2013, trong khi danh sách dành cho Iraq ra đời vào năm 2003 và được cập nhật vào năm ngoái.
Mặc dù vậy, những nỗ lực như thế không thể trám vào lỗ hổng trong luật pháp đối với nạn buôn cổ vật, hay triệt tiêu nhu cầu vô độ trên thị trường đồ cổ. Tại Đức và một số nước khác, luật riêng tư cá nhân bảo vệ người mua và người bán cổ vật khỏi sự giám sát của nhà chức trách. Luật Mỹ không cấm hành vi bán cổ vật từ Syria.
Một số nhà sưu tầm từ những nước vùng Vịnh Persian sẵn sàng mua cổ vật từ chợ đen. Nhưng giới chuyên gia tin rằng nhiều nhà sưu tầm từ phương Tây cũng sẵn sàng làm vậy.
“Dường như sự quan tâm của giới sưu tầm đồ cổ phân chia theo địa lý. Những món đồ từ thời kỳ tiền Hồi giáo tới châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi các tác phẩm nghệ thuật của người Hồi giáo được ưa chuộng tại các nước vùng Vịnh”, Markus Hilgert, giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cận Đông ở Berlin, bình luận.
Một báo cáo gần đây của Quỹ Bảo vệ Các nền dân chủ – đặt trụ sở tại thành phố Washington, Mỹ – cho thấy phần lớn người mua cổ vật là những người nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật tại Mỹ và châu Âu. Oái oăm thay, họ đại diện cho những xã hội phương Tây muốn tiêu diệt IS.
Linh Phong
Theo Zing News
Hé lộ nguồn thu khổng lồ của IS từ "đồ cổ nhuốm máu"
Phiến quân IS hoạt động trong vùng khảo cổ giàu nhất thế giới, là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Thế nên dễ hiểu khi họ có được nguồn thu nhập béo bở từ việc bán những cổ vật cướp được trên chợ đen.
Cổ vật bị cắt thành miếng lấy cắp ở một địa điểm khảo cổ tại Niveva ở Iraq đã được chuyển tới Bảo tàng Quốc gia ở Baghdad sau khi thu hồi.
Sẽ là không quá nếu gọi IS là tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới. Xem video tuyên truyền thô kệch của nhóm này, người ta có thể thấy đoàn xe "khủng" của các phiến quân IS. Nhưng tiền ở đâu ra?
Một số phân tích nói rằng đó là từ khoản tiền quyên góp và buôn lậu xăng dầu (lên tới 1,645 triệu USD/ngày), bắt cóc (ít nhất 20 triệu USD vào năm ngoái), buôn người, tống tiền, cướp bóc và sau cùng là... bán đồ cổ. Đó là một nguồn thu nhập béo bở. Thí dụ, việc bán các đồ cướp được ở al-Nabuk, phía tây Damascus, đã mang lại chophiến quân IS tới 36 triệu USD.
Phiến quân IS dùng thuốc nổ hủy hoại thành phố cổ Nimrud, sau khi cướp bóc những cổ vật nhỏ có thể đem bán. Phiến quân IS hoạt động trong vùng khảo cổ giàu nhất thế giới, là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Khi công trường khảo cổ ở Nimrud, Nineveh và Hatra đang bị phá hoại, người ta nghi rằng dòng các cổ vật xuất phát từ đó đã xuất hiện ở chợ đen.
Phiến quân IS hoặc sử dụng cái gọi là "khảo cổ bằng máy ủi" (đào xới bằng mọi thiết bị sẵn có) có sức tàn phá khủng khiếp hoặc dùng dân địa phương để đào bới các vị trí khảo cổ và lăng mộ. Sau đó, phiến quân IS thu thuế, theo luật Sharia, dựa trên giá trị của bất kỳ báu vật nào lấy được.
Phiến quân IS có thể phá hoại các tượng lớn vì bọn chúng không bán được, nhưng có bằng chứng cho thấy rằng chúng đangbuôn bán các cổ vật nhỏ.
Những cổ vật nhỏ và dễ vận chuyển xuất hiện ngày càng nhiều ở thị trường chợ đen hơn các cổ vật lớn. Cổ vật càng nhỏ càng dễ bị buôn lậu Chuyên gia Arthur Brand của hãng Artiaz tại Amsterdam (một trong những hãng đang cố gắng tìm kiếm các đồ nghệ thuật bị đánh cắp) đã gọi việc những đồ cổ mà phiến quân IS đem bán là "đồ cổ nhuốm máu". "Đồ cổ nhuốm máu" thường khó vận chuyển hơn so với "kim cương nhuốm máu", nhưng lại được giá hơn nhiều.
Hiện có rất nhiều tin tức nói rằng đồ cổ từ Syria và Iraq đang được "quay vòng" ở "chợ đen" châu Âu.
Cơ quan An ninh Anh đang tiến hành bốn cuộc điều tra liên quan đến đồ cổ Syria. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ lớn hơn về tài chính thì việc phá các mạng lưới vận chuyển những của cướp được vòng quanh thế giới dường như là "nhiệm vụ bất khả thi". rong những đồ được tìm mua có các bia chữ viết Ả-rập cổ đại, triện dấu hình trụ, bình vại, tiền xu... và đặc biệt là các tranh khảm. Đó là những thứ có thể dễ dàng đập nhỏ ra để vận chuyển. Đồ càng nhỏ, dễ giấu và dễ vận chuyển là đồ có thể có giá trị cao hơn.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo IS không phải là tổ chức khủng bố đầu tiên sử dụng "đồ cổ nhuốm máu" để có vốn cho hoạt động của nhóm.
Năm 1974, Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) đã đánh cắp các tranh cổ của họa sĩ bậc thầy, kể cả tranh "Quý bà viết thư với cô hầu" danh họa Vermeer, từ một ngôi nhà ở tỉnh Wicklow. Các bức tranh này khi đó được định giá 12 triệu USD.
Bức tượng cổ Sumeri này nằm trong số hàng nghìn những báu vật bị cướp ở Bảo tàng Quốc gia ở Baghdad năm 2003. Theo ước tính, bảo tàng này đã bị mất 15.000 hiện vật trưng bày trị giá 10 tỷ USD. Bảo tàng Quốc gia Iraq bị mất cổ vật trị giá ước tính 10 tỷ USD Rất ít cổ vật trong số hàng nghìn cổ vật bị cướp ở Syria và Iraq được thu hồi. Chúng sẽ bí mật chui vào các bộ sưu tầm tư nhân. Phần lớn chạy sang châu Âu, Mỹ (nơi có nhu cầu đặc biệt về các đồ thời kỳ tiền Hồi giáo) và Nhật Bản, Australia.
Tháng trước Cơ quan Hải quan và Xuất nhập cảnh của Mỹ (ICE) có trưng bày khoảng 60 cổ vật đã tìm được, trong đó có cả tượng đầu Vua Sargon II của Assyria rất đẹp được định giá là 1,2 triệu USD. Hàng được liệt kê xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ và theo giấy tờ khai thì giá trị của tượng đầu vua Sargon II là 6.500 USD. Những đồ cổ buôn lậu khác, gồm cả thuyền đưa tang Ai Cập, được định giá là 57.000 USD.
Các đồ cổ mà ICE thu hồi là những đồ từ thời Chiến tranh Iraq.
Hơn 15.000 hiện vật - trong đó có nữ trang châu báu, đồ gốm và điêu khắc - đã bị lấy cắp từ Bảo tàng Quốc gia Iraq. Trong số những đồ cổ nổi tiếng nhất bị mất có chiếc bình Warka 5.000 năm tuổi (sau này được tìm thấy ở dạng 14 mảnh nhỏ).
Hàng trăm đồ cổ chưa bao giờ tìm lại được và những ghi chép năm thế kỷ của triều đại Ottoman bị mất hết cũng như các tranh của Picasso và Miró bị cháy sạch. Một ước tính về thiệt hại do ăn cắp đồ nghệ thuật ở Iraq nêu ra con số 10 tỷ USD.
Lynda Albertson, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu tội phạm đối với nghệ Thuật, nói rằng không thể định lượng được IS đã kiếm được bao nhiêu tiền trên thị trường chợ đen.
Những người sưu tầm muốn mua đồ cổ không có xuất xứ rõ ràng phải chịu trách nhiệm đối với nạn phá hủy các di sản trên khắp thế giới.
Theo Kiến Thức
IS bị lộ tài liệu về quản lý chiến lợi phẩm IS đã thiết lập các phòng ban để xử lý "chiến lợi phẩm", bao gồm cả nô lệ, dầu, và cổ vật. Chiến binh IS diễu hành trên đường phố Syria. Ảnh: Reuters Theo Reuters, Mỹ đã thu giữ được một số tài liệu của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khi đặc nhiệm hồi tháng 5 đột kích...