“Kẻ giết người thầm lặng” bóp nghẹt người dân Ấn Độ
Hàng triệu người Ấn Độ đang chật vật đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí mỗi ngày, trong đó nghiêm trọng nhất là tại thủ đô New Delhi.
Ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng của Ấn Độ chìm trong ô nhiễm không khí hồi tháng 1/2019 (Ảnh: Reuters).
Gulpreet Singh ngồi ăn xin từ một tấm thảm gai dầu bẩn trải trên vỉa hè bên ngoài ga tàu điện ngầm South Campus của New Delhi, Ấn Độ.
Giống hàng triệu người Ấn Độ đang chật vật với cuộc sống hàng ngày, người đàn ông 84 tuổi này nói rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra ngoài, hít thở bầu không khí dày đặc sương mù ô nhiễm ở thủ đô Ấn Độ. “Tôi đến đây và ngồi đợi. Đôi khi, người ta cho tôi thức ăn”, Singh nói, giọng ông căng thẳng bởi tiếng ồn của xe kéo ô tô bốc khói cách đó chỉ vài mét.
New Delhi nằm trong số các thành phố ô nhiễm nhất thế giới và ô nhiễm không khí tại đây đã đạt mức “nguy hiểm” vào đầu tháng 11, theo Chỉ số Chất lượng Không khí Quốc gia (AQI), chuyên theo dõi sự hiện diện của các hạt bụi có hại trong không khí, của Ấn Độ.
Nhiều cư dân New Delhi đã quá quen với “kẻ giết người thầm lặng” này đến nỗi nó trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Và họ hầu như không nhận thấy điều đó.
Video đang HOT
Một sĩ quan cảnh sát đứng tại một trong những nút giao thông đông đúc của New Delhi cho biết mức độ ô nhiễm đã trở nên “không thể chịu nổi” trong mùa đông này. “Tôi đã bỏ khẩu trang vì cần thổi còi để dừng xe cộ, nhưng điều đó thật kinh khủng”, viên cảnh sát giấu tên 48 tuổi nói. Khói thải tỏa ra từ các hàng xe xung quanh và anh nói cảm thấy rất khó thở. “Mắt tôi đau rát. Tôi cảm thấy khó thở quá! Thật không dễ dàng”, anh nói.
Một nhân viên xã hội cho hay, trong 6 năm cô sống ở New Delhi, tình trạng ô nhiễm tăng lên theo từng ngày, tháng, năm. Mỗi năm lại một kỷ lục mới, và trong mùa lễ hội, mọi thứ luôn trở nên tồi tệ hơn.
Một tiếp viên hàng không đến từ khu vực Rohini của Delhi, vừa thực hiện chuyến bay từ Mỹ, bị sốc bởi sự khác biệt về chất lượng không khí. “Khi tôi hạ cánh trở lại Ấn Độ, sau chuyến bay từ Mỹ, điều đó thật kinh khủng. Tôi liên tục ho”, cô nói.
New Delhi không phải là thành phố Ấn Độ duy nhất bị khói bụi làm cho nghẹt thở. Năm ngoái, 9 trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là ở Ấn Độ, theo IQAir.
Hàng năm, thành phố bị bao phủ bởi một đám mây khói âm u đến nghẹt thở. Nhưng điều đó còn tồi tệ hơn vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra ước tính khiến khoảng 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn cầu, chủ yếu là do gia tăng tỷ lệ tử vong từ các bệnh tim mạch, ung thư và nhiễm trùng đường hô hấp. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Chính sách Năng lượng tại Đại học Chicago (EPIC), không khí ô nhiễm có thể làm giảm tuổi thọ của hàng trăm triệu người Ấn Độ tới 9 năm.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,1,3 tỷ cư dân của Ấn Độ đang phải chịu mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm vượt quá quy định của WHO.
Vào năm 2019, chính phủ Ấn Độ đã công bố một chiến dịch không khí sạch quốc gia, với mục tiêu giảm 30% ô nhiễm dạng hạt vào năm 2024. Các kế hoạch cụ thể đã được thiết lập cho từng thành phố. Cụ thể, tại New Delhi, các kế hoạch bao gồm các biện pháp để giảm giao thông đường bộ, các vụ đốt cháy và bụi đường, và khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch.
Nhưng trong vài năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm của Ấn Độ ngày càng trở nên tồi tệ, một phần do nước này phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá.
Các chuyên gia cho rằng, bài toán ô nhiễm tại Ấn Độ sẽ không có giải pháp triệt để, khi các vụ đốt rơm rạ, các dự án xây dựng, việc sử dụng nhiều than đá và các nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp diễn.
Ô nhiễm không khí gây tổn thọ hơn thuốc lá, HIV/AIDS
Báo cáo mới cho thấy ô nhiễm không khí làm suy giảm tuổi thọ của hàng tỷ người, là mối đe dọa lớn hơn thuốc lá, chiến tranh hay HIV/AIDS.
Theo báo cáo Chỉ số Chất lượng Không khí Tuổi thọ (AQLI) của Viện Chính sách Năng lượng, Đại học Chicago (EPIC) công bố hôm 31/8, ở những nước có mức độ ô nhiễm không khí dưới tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình người dân tổn thọ 2,2 năm. Ấn Độ, quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất toàn cầu, người dân trung bình tổn thọ 5,9 năm.
Một người đan ông đi bộ trong khói mù ở New Delhi, Ấn Độ, hôm 28/1. Ảnh: AFP
Ở miền bắc Ấn Độ, 480 triệu người đang hít thở không khí ô nhiễm cao gấp 10 lần so với bất kỳ nơi nào khác trên trái đất. Tại một số địa phương ở vùng này, bao gồm thành phố Delhi và Kolkata, người dân có thể mất tới 9 năm tuổi thọ nếu mức độ ô nhiễm ghi nhận năm 2019 vẫn giữ nguyên.
5 nước có số năm tổn thọ trung bình cao nhất thế giới đều ở châu Á. Sau Ấn Độ là Bangladesh, nơi người dân trung bình tổn thọ 5,4 năm, tiếp theo là Nepal với 5 năm, Pakistan với 3,9 năm và Singapore với 3,8 năm.
Tác giả báo cáo cho hay ô nhiễm không khí là mối nguy cho tuổi thọ con người lớn hơn chiến tranh, thuốc lá hay HIV/AIDS. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do sử dụng và sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang gây ra "một vấn đề toàn cầu đòi hỏi các chính sách quyết liệt hơn ở mọi mặt".
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thế giới đã có bầu trời sạch hơn, chất lượng không khí tốt hơn khi Covid-19 buộc sản xuất, giao thông đường bộ và hàng không ngừng lại. Nhưng đồng thời, một số khu vực trên thế giới lại bị ô nhiễm không khí nặng hơn do cháy rừng, thời tiết nắng nóng và khô hạn. Ở Mỹ, khói bụi từ các trận cháy rừng tại các bang miền tây lan khắp đất nước, ảnh hưởng chất lượng không khí tại những nơi xa như thành phố New York.
"Những sự kiện đáng chú ý này cho thấy ô nhiễm không khí không chỉ là thách thức toàn cầu mà còn có kết nối với biến đổi khí hậu. Cả hai thách thức chủ yếu do cùng thủ phạm gây ra, đó là phát thải nhiên liệu hóa thạch từ các nhà máy điện, xe cộ và những ngành công nghiệp khác", trích báo cáo.
Các nhà khoa học kêu gọi chính phủ các nước khẩn trương thực hiện các chính sách quyết liệt để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và gas.
"Chỉ số Chất lượng Không khí Tuổi thọ cho thấy các chính sách gây ô nhiễm nặng phải trả giá bằng tuổi thọ của người dân khắp thế giới", báo cáo có đoạn viết.
Bầu trời Bắc Kinh chuyển vàng Ô nhiễm không khí khiến 160.000 người tử vong Thế giới có thể mất 20,5 triệu năm tuổi thọ vì Covid-19
Khoảng 230 triệu người dân Ấn Độ rơi vào cảnh nghèo khó Năm 2020, khoảng 230 triệu người Ấn Độ rơi vào cảnh nghèo khó vì tác động của đại dịch COVID-19, trong đó nhóm người trẻ tuổi và phụ nữ chịu tác động mạnh nhất. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố ngày 5/5, trong đó cảnh báo tình trạng sẽ diễn biến tồi tệ hơn trong năm 2021 khi Ấn...