Kẻ giết người là đồng tính nữ?
Ngày 3-7, Cơ quan Công an quận 8, TP.HCM cho biết, cơ quan này đang thụ lý điều tra và khẩn trương truy xét hung thủ gây ra vụ án mạng làm 1 người chết và 1 người khác bị thương, xảy ra vào đêm 2-7 tại đường Liên tỉnh 5, phường 6, quận 8.
Theo thông tin ban đầu, nạn nhân tử vong là Nguyễn Phan Nhất Vũ (SN 1982, trú đường Liên tỉnh 5, phường 6, quận 8) và người bị thương đang cấp cứu tại bệnh viện là một thanh niên tên Minh (SN 1983, cùng trú quận 8). Ổ nhóm gây án nghi vấn là một nhóm đồng tính nữ, do một đối tượng mang biệt danh Lìn “ô môi” (trú tại quận 8) cầm đầu. Đây là ổ nhóm chuyên hành nghề đòi nợ thuê tại địa bàn quận 8 và khu vực huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Khu vực giao lộ đường Liên tỉnh 5 – Bùi Minh Trực, phường 6, quận 8 – nơi 2
thanh niên bị đâm chết và bị thương
Nhiều nhân chứng kể lại, chiều 2-7 Minh điều khiển xe máy chở Vũ đến quán bi-a La La nằm trên Quốc lộ 50 thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh để giải trí. Cùng thời điểm này một bàn bi-a trong quán cũng có một nhóm khoảng 7 – 8 người, phần lớn là nữ đang chơi.
Đến 19h30 đêm 2-7, nhóm nữ ra về. Trong lúc loay hoay dắt xe trước quán thì một đối tượng trong nhóm này đã va chạm, làm hư hại xe của Minh. Khi vừa nghe nhân viên giữ xe của quán thông báo, Minh và Vũ yêu cầu người làm hư xe bồi thường. Lúc đầu nhóm nữ đề nghị đưa 100 nghìn đồng, nhưng thanh niên này không chịu. Sau một hồi thương lượng, 2 bên thống nhất là sẽ mang xe của anh Minh đến tiệm sửa xe và nhóm nữ sẽ chi trả toàn bộ chi phí.
Sau khi thống nhất nhóm nữ cử 2 đại diện gồm 1 nam, 1 nữ theo anh Minh và Vũ đi sửa xe. Khi 2 nhóm đến ngã tư đường Liên tỉnh 5 – Bùi Minh Trực thuộc phường 6, quận 8 thì phát sinh mâu thuẫn, cự cãi quyết liệt về việc chọn tiệm sửa xe. Trong lúc lời qua tiếng lại căng thẳng nhóm của 1 nam, 1 nữ rút dao và cây xăm gạo xông vào tấn công Minh và Vũ. Minh bị đâm một nhát ngay ngực nhưng thương tích nhẹ nên kịp thời chạy thoát. Vũ bị đâm liên tiếp 3 nhát dao ở ngực, bụng và tay, gục tại chỗ. Sau khi gây án, nhóm hung thủ lên xe bỏ chạy. Hai nạn nhân được người đi đường chuyển đi cấp cứu nhưng Vũ đã tử vong ngay trong đêm.
Theo thông tin của ANTĐ, nữ quái dùng hung khí trực tiếp đâm làm Vũ chết và Minh bị thương là đối tượng có biệt danh Lìn “ô môi”. Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT – Công an quận 8 thụ lý làm rõ.
Video đang HOT
Theo ANTD
Cuộc sống của đồng tính nữ ở Trung Quốc
Chỉ ít phút sau khi gặp mặt, Wu Zheng đã làm cho cô bạn gái sốc vì một nụ hôn ngay trên đường phố Bắc Kinh.
"Tôi hỏi "Mình làm thế ngay đây à?". Tôi là một người Singapore và chúng tôi rất thận trọng trong những chuyện này", cô Charlene Lee, 30 tuổi kể lại.
"Tôi thấy không có vấn đề gì", Wu, 30 tuổi, người Bắc Kinh và là "bạn trai" của Lee cười nói.
Những người đồng tính nữ ở Trung Quốc ngày nay một phần nào đó đã được tự do hơn xưa. Đó là kết quả của những thay đổi xã hội sâu sắc sau 3 thập kỷ phát triển kinh tế nhanh chóng ở một nơi nam giới luôn được đánh giá cao hơn phụ nữ. Những điều này đã mang đến cho những người đồng tính nữ không gian để sống và yêu một cách thầm lặng giữa những siêu đô thị hiện đại của Trung Quốc.
"Tôi nghĩ rằng mọi người thường dễ tha cho những đồng tính nữ hơn đồng tính nam", Li Yinhe, một nhà xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói. "Trung Quốc là một xã hội gia trưởng vì thế mọi người cảm thấy đồng tính nam là một điều đáng xấu hổ".
Theo truyền thống, nam giới được xem là người có trọng trách gánh vác gia đình. Trên lý thuyết, điều này tạo ra một áp lực lớn đối với những người đồng tính nam khi kết hôn nhưng lại cho những người đồng tính nữ nhiều tự do hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, "một gia đình sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu cô con gái không thể lấy chồng", bà Ming, một nhà làm phim tài liệu đồng tính nói.
Sự tự do của những cặp đồng tính nữ ở Trung Quốc vẫn tồn tại giữa nhiều giới hạn. Giống như những đôi đồng tính nam, họ không thể kết hôn hay lập gia đình một cách hợp pháp do bị phân biệt đối xử, do vấn đề bệnh tật hay thừa kế. Người thân cũng thường ghét bỏ hoặc xa lánh họ.
Những câu lạc bộ đồng tính giữa trung tâm Bắc Kinh vẫn là nơi lui đến quen thuộc của những người đồng tính nữ. Ảnh: The New York Times
Ngày nay, hầu hết các thành phố lớn ở Trung Quốc đều có các quán bar và cà phê làm nơi gặp gỡ, trò chuyện hay hội hè cho những người đồng tính nữ. Tại Bắc Kinh và Thượng Hải, vẫn có những đám cưới đồng tính được tổ chức bất chấp sự lo ngại chính quyền.
Truyền thông quốc gia đã bắt đầu thảo luận về chuyện đồng tính. Một tờ báo pháp luật thậm chí còn đăng tải một khảo sát cho thấy một nửa những người đồng tính nữ từng bị bạo hành bởi người thân hay các thành viên trong gia đình.
Tại một vùng ngoại ô của Bắc Kinh, bà Ming, một nhà làm phim tài liệu đồng tính cùng với "bạn gái" của mình là Shi Tou. Họ đang làm một bộ phim về hơn 100 người đồng tính nữ Trung Quốc trong vòng 7 năm. Đến 2012, họ dự định sẽ công chiếu bộ phim tài liệu có tên "Sa mạc ngọt ngào" tại các liên hoan phim quốc tế và bất kỳ nơi đâu có thể ở trong nước. Những bộ phim về thế giới đồng tính nữ cũng được phép chiếu một cách công khai trong các quán bar và trường đại học.
Bà Li, nhà xã hội học nói trên, tham gia vào chiến dịch đòi quyền kết hôn từ cho người đồng tính từ năm 2002 đã liên tục đề xuất dự thảo này trong Đại hội hiệp thương nhân dân, cơ quan tư vấn chính sách cho chính phủ Trung Quốc. "Sớm hay muộn chuyện đồng tính cũng sẽ phải được nói ra", Li nói.
Tuy nhiên, luật pháp không phải là trở ngại duy nhất với người đồng tính ở Trung Quốc. Quan điểm bảo thủ tồn tại trong các gia đình vùng nông thôn cũng khiến cuộc sống của những người đồng tính gặp nhiều khó khăn.
Wu Zi, 34 tuổi, sinh ra trong một gia đình có 8 anh chị em tại một ngôi làng nhỏ cách thủ phủ Urumqi của Tân Cương khoảng 60 km về phía đông bắc. 17 tuổi cô đã phải bỏ nhà đi kiếm sống và giờ đang là đầu bếp cho một nhà hàng ở Bắc Kinh.
"Tôi nhận ra rằng tôi sẽ phải kết hôn nếu ở lại", Wu nói.
Thời ở Urumqi, cô từng chung sống với một phụ nữ trong 8 năm. Tuy nhiên sau đó người phụ nữ này không chống lại nổi sức ép của gia đình và buộc phải kết hôn với một người đàn ông. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc này cũng chỉ kéo dài trong 2 năm. Mẹ của Wu biết cô là một người đồng tính nhưng cha cô mất sớm và không hề biết điều này. Bà cũng muốn cô kết hôn nhưng không ép cô phải lấy người cô không yêu.
"Khoảng 80% người đồng tính nữ đã kết hôn và họ lại ngoại tình với nhau. Cuộc sống của họ rất hỗn loạn", Wu nói.
Giống như Wu, Xue Lian, 35 tuổi, sống cùng người cha đã già cả của mình tại một vùng nông thôn nghèo ở tỉnh Hồ Bắc. Cô nói không muốn lừa dối ai.
Xue đã lang thang nhiều nơi và làm đủ loại công việc trong 15 năm qua. "Đấy là cách duy nhất để tìm thấy tình yêu", cô nói.
Cô muốn hòa mình vào cộng đồng rộng lớn và phát triển ở Bắc Kinh nhưng cô không thể bỏ cha lại một mình. Cô tiếp tục cuộc sống cô đơn hàng ngày và thi thoảng viết thư pháp để giải tỏa.
Với Lee, người đồng tính Singapore thì "Bắc Kinh là lối thoát của tôi".
Theo VNExpress
Đám cưới đồng tính nữ đầu tiên tại Nepal Một luật sư và giáo sư đại học ở Mỹ vừa tổ chức lễ cưới đồng tính đầu tiên ở Nepal, quốc gia mới gần đây bắt đầu công nhận quyền lợi của những người thuộc giới tính thứ ba. Đám cưới này được xem là một bước chuyển quan trọng trong "cuộc chiến" chống lại sự kỳ thị về giới. Hình ảnh...