Kẻ giết người cười tươi, tạo dáng trước khi bị tuyên án
Trong lúc chờ HĐXX nghị án, hai kẻ tham gia vào một vụ giết người cười nói khá vui vẻ, thậm chí tạo dáng khi phóng viên chụp hình.
Hai bị cáo “tạo dáng” trước ống kính của phóng viên dù đang trước vành móng ngựa.
Ngày 20.9, TAND TP.HCM mở phiên xét xử và tuyên phạt 17 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Trung Thành (SN 1980, ngụ TPHCM) bị truy tố tội Giết người. Liên quan tới vụ án còn có bị cáo Trịnh Duy Đại (SN 1988, ngụ TP.HCM) bị truy tố về tội Gây rối trật tự công cộng và bị tuyên phạt 21 tháng tù.
Theo nội dung cáo trạng, đầu năm 2014 bà Đặng Thị Phú và Trần Thanh Tùng (sống chung như vợ chồng) mượn bà Nguyễn Thị Tuyết Minh số tiền 25 triệu đồng nhưng không có khả năng chi trả. Đến tối 3.11.2015, Thiên Long (con của bà Phú) điện thoại cho bà Minh và nói rằng gia đình không có khả năng chi trả khoản nợ trên, nên sẽ bán ti vi để trả. Sau đó bà Minh nói cho con mình là Đại biết.
Chiều 4.11 Đại chở bà Minh đi đến nhà bà Phú tại quận Gò Vấp để đòi nợ. Trong lúc hai người phụ nữ này nói chuyện với nhau, Đại liên lạc cho Thành nhờ gọi thêm một người nữa tới nhà bà Phú lấy đồ. Khi biết bà Phú không có khả năng trả đủ số tiền 25 triệu, Đại, Thành lập tức vào lấy ti vi, loa nghe nhạc và tủ lạnh. Đúng lúc này Tùng về tới nhà, cả hai xảy ra cự cãi rồi lao vào đánh nhau. Hồng Thiên Long thấy vậy cũng lao vào ẩu đả rồi bị Thành đâm tử vong. Một ngày sau đó Đại bị công an quận Gò Vấp bắt giữ, Thành ra đầu thú. Tại đây hai bị can khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Trước đó đại diện VKS cho rằng hành vi của Thành là côn đồ, nhưng ý kiến của luật sư cho rằng việc bị cáo giết người là tự vệ khi bị đánh dẫn đến chết người.
Dù phải ra hầu tòa, đứng trước vành móng ngựa, thế nhưng cả hai bị cáo không hề tỏ ra ăn năn, hối hận mà luôn cười nói vui vẻ và giơ tay, tạo dáng chụp hình kiểu “tự sướng” trước phóng viên. Trong phiên tòa xét xử trước đó nhưng bị hoãn, cả hai cũng có thái độ tương tự.
Video đang HOT
Theo K.Phong (Dân Việt)
Giá như Võ Văn Minh được cảnh báo ngay từ đầu
Theo LS-TS Đặng Quang Phương, nguyên Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao, nếu sau khi doanh nghiệp báo tin, cơ quan công an gọi Võ Văn Minh đến để giáo dục thì chắc chắn Minh đã không phạm tội...
Sau khi TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên y án sơ thẩm bảy năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản đối với Võ Văn Minh, dư luận vẫn quan tâm đến vụ "chai nước có ruồi" này. Nguyên Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao Đặng Quang Phương cũng đặc biệt quan tâm đến vụ án. "Tôi thấy có vấn đề trong việc áp dụng chính sách pháp luật hình sự, không phù hợp với phương châm phòng ngừa tội phạm" - ông Phương nhận xét.
Đủ yếu tố cấu thành tội phạm
. Phóng viên: Thưa ông, có ý kiến cho rằng Võ Văn Minh không phạm tội cưỡng đoạt tài sản?
Ông Đặng Quang Phương: Nếu đứng về góc độ pháp luật hình sự thì hành vi của Minh đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Chúng ta phải khẳng định với nhau điều đó!
Phân tích cấu thành tội phạm thì về mặt chủ quan, Minh đã muốn phạm tội. Nhưng phải xem xét một cách thận trọng. Mà một căn cứ rất quan trọng xác định ý thức chủ quan của Minh là việc giám định chai nước có ruồi đã bị mở nắp như thế nào? ai mở? Mở lúc nào, ai bỏ con ruồi vào? Rất tiếc, kết quả giám định chỉ kết luận nửa vời là nắp chai nước có dấu hiệu bị cạy. Nó sẽ không làm nổi bật lên được ý thức chủ quan của Minh xuất hiện từ lúc nào.
CQĐT phải xác định rõ ràng về chủ thể và quá trình cạy nắp chai nước có ruồi. Nếu Minh cạy nắp chai nước và bỏ ruồi vào thì phải nghiêm trị vì Minh đã có ý thức phạm tội cưỡng đoạt tài sản rất rõ ràng, có mưu mô và mục đích. Ngược lại, Minh phát hiện chai nước có ruồi mới nổi lòng tham, nảy sinh ý định phạm tội thì điều cần được áp dụng đầu tiên đối với Minh là biện pháp giáo dục.
. Thưa ông, có ý kiến cho rằng giao dịch giữa Minh với Tân Hiệp Phát chỉ là dân sự?
Không đúng! Giao dịch trong trường hợp cụ thể này không thể nói là giao dịch dân sự bình thường mà là giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp mua sự im lặng. Ngược lại, Minh đã dùng chai nước có ruồi để vụ lợi. Minh có hành vi cưỡng đoạt mà lại tưởng đó là thỏa thuận dân sự...
. Ông đánh giá sao về hành vi của Minh, thưa ông?
Theo những gì đã được báo chí phản ánh, tôi cho rằng hành vi của Minh là giản đơn, không quyết liệt. Thấy chai nước có ruồi thì Minh hí hửng và mặc cả thành công khi đòi doanh nghiệp trả từ 1 tỉ đồng xuống còn 500 triệu đồng. Minh nghĩ rằng thỏa thuận đó được doanh nghiệp chấp nhận. Vì thế, tại phiên tòa phúc thẩm, Minh mới nói: "Sao đã thỏa thuận rồi lại còn bị bắt?". Theo tôi, nếu Minh quyết liệt thực hiện hành vi đòi tiền dù đã được doanh nghiệp cảnh báo thì phải bắt Minh để xử lý. Nhưng trường hợp của Minh có phải như vậy không để các cơ quan có thẩm quyền phải bắt Minh, đưa Minh vào vòng lao lý?
Bị cáo Minh tại phiên xử phúc thẩm ngày 8-9. Ảnh: H.YẾN
Việc phân tích, giáo dục phải đặt lên hàng đầu
. Phải chăng ông đang nói đến góc độ tội phạm học, thưa ông?
Đúng, theo tôi biết tại các phiên tòa, HĐXX đã giáo dục Minh: Lẽ ra khi biết chai nước có ruồi thì nên báo với cơ quan chức năng, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Tôi nghĩ điều đó là đúng. Nhưng dưới góc độ tội phạm học, tôi muốn hỏi các cơ quan chức năng rằng ngay từ đầu nên xử lý như thế nào?
Tôi rất tiếc là ngay từ đầu đã không có ai cảnh báo Minh rằng hành vi đó là vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu Minh phớt lờ, tiếp tục tống tiền thì bắt Minh là cần thiết. Dưới góc độ đấu tranh phòng chống tội phạm thì biện pháp phòng ngừa phải là chính. Nếu cơ quan công an khi được doanh nghiệp báo tin gọi Minh đến để giáo dục, tôi tin đã không có vụ án này. Mà việc này sẽ có nhiều cái lợi: Minh sẽ không phạm tội, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng uy tín và công an đã giáo dục được một người chuẩn bị phạm tội, ngăn ngừa được tội phạm xảy ra.
. Như vậy, việc phạm tội của Minh hoàn toàn có thể được ngăn chặn?
Như tôi đã nói, việc phân tích, giáo dục Minh phải đặt lên hàng đầu để phòng ngừa tội phạm. Nếu cơ quan công an gọi Minh đến phân tích, giáo dục về hành vi tống tiền, chắc chắn Minh đã không phạm tội. Còn các biện pháp nghiệp vụ để bắt quả tang hành vi phạm tội chỉ nên áp dụng với những đối tượng mà hành vi cưỡng đoạt tài sản đã rất quyết liệt, không thể giáo dục, phòng ngừa. Trong vụ án này, tôi chưa thấy Minh được giáo dục, phòng ngừa hành vi phạm tội.
Vụ án này nếu phân tích theo góc độ tội phạm học thì các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét lại. Ở đây, tôi nhấn mạnh đến vai trò của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao bởi đây có thể trở thành án lệ trong việc vận dụng chính sách pháp luật về phòng ngừa tội phạm.
. Xin cám ơn ông.
"Minh vẫn thành khẩn khai báo" Tại phiên xử phúc thẩm, kiểm sát viên (KSV) nói đúng ra sẽ đề nghị HĐXX giảm cho Minh từ hai đến ba năm tù vì có nhân thân tốt nhưng vì Minh kêu oan nên KSV đề nghị HĐXX bác kháng cáo, y án sơ thẩm. Khi tuyên án, HĐXX cũng cho rằng Minh chỉ kháng cáo kêu oan, không kháng cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt nên quyết định không giảm hình phạt cho Minh và y án sơ thẩm. Về chuyện này, ông Đặng Quang Phương nhận xét: "Hãy nhớ rằng không nhận tội là trường hợp bị cáo chối bay chối biến, phủ nhận sự liên quan. Nhưng họ cũng chỉ không được xem xét tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 BLHS hiện hành là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Ở đây Minh nói không phạm tội nhưng thừa nhận toàn bộ hành vi trong diễn biến của vụ việc. Đó không phải là chối tội mà vẫn thành khẩn khai báo. Còn nhận thức có tội hay không, đôi khi các cơ quan tố tụng còn phải tranh luận nhiều!".
CHÂN LUẬN
Theo PLO
Vụ công an đánh chết người ở Phú Yên: Người kêu oan được giảm 3 năm tù Tòa phúc thẩm xác định ba trong số năm công an dùng nhục hình phải cùng chịu chung trách nhiệm về ba vết thương ở đầu nạn nhân, gây chấn thương sọ não dẫn đến chết người. Ngày 12-9, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm đã tuyên án vụ năm công an dùng nhục hình xảy ra tại Công...