Kẻ cướp là người cùng quê
Ngày 16/7, CA huyện Thạch Thất, Hà Nội đã bắt Đỗ Văn Toản (SN 1990, ở Tân Xã, Thạch Thất)và đang truy bắt Nguyễn Văn Diễn (SN 1990).
Ảnh minh họa.
Trước đó, hồi 21 giờ ngày 13/7, anh Nguyễn Khắc Tiệp (SN 1985, trú tại xã Hạ Bằng, Thạch Thất) chở bạn gái đến khu vực Trạm bơm thuộc thôn 6, xã Tân Xã, đã bị 2 đối tượng đi trên 1 xe máy chặn đầu, dùng dao khống chế, cướp 2 điện thoại di động, 130 nghìn đồng và 1 thẻ ATM. Qua điều tra, CA Thạch Thất đã làm rõ Toản và Diễn là kẻ gây ra vụ cướp.
* Kẻ cắp là người giúp việc nhà chùa: Ngày 15/7, ông Nguyễn Văn Thắng (SN 1969, pháp danh Thích Đạo Thông) trụ trì chùa Phúc Linh, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội trình báo bị mất trộm 6,1 triệu đồng và giấy tờ trong két sắt ở phòng ngủ.
CA huyện Đan Phượng điều tra làm rõ kẻ cắp là Đinh Trọng Dũng (SN 1993, ở Cự Đồng, Thanh Sơn, Phú Thọ), là người giúp việc tại Chùa. Thu 1 két sắt, và toàn bộ giấy tờ của ông Thắng. Dũng đã tự nguyện giao số tiền còn lại cho cơ quan Công an là 282 nghìn đồng.
Theo KTDT
Hoang mang những vụ cướp dùng roi điện
"Thi trương" roi điên dê dang va công khai khiên nan cươp ngay cang trăng trơn va hoanh hanh hơn.
Video đang HOT
Tên cướp giả công an, dùng roi điện gây án bị bắt giữ.
Muốn sở hữu một chiếc roi điện giờ đây quá dễ dàng khi chỉ cần một cú click chuột trên mạng Internet có thể tìm ra vô khối địa chỉ bán loại hung khí này. Chính vì thế nhiều vụ cướp táo tợn dung roi điện đã xảy ra, trong khi chế tài để xử phạt việc mua bán tàng trữ roi điện quá nhẹ không đủ sức răn đe.
Nếu không muốn mua trên mạng sợ rủi ro thanh toán, khach hang có thể ra "chợ Giơi" sẽ tìm được vô khối mẫu mã, chủng loại, từ loại thông thường giá vài trăm ngàn đồng đến những loại "xịn" có độ phóng điện mạnh giá khoảng 2 triệu đồng.
Muốn có roi điện quá dễ!
Khach muôn mua co thê dễ dàng tìm kiếm những nơi rao bán roi điện, súng điện, đạn hơi cay... trên mạng internet, rất công khai với đủ loại hình thức, tính năng của các loại "hàng hóa" này. Thậm chí có hẳn địa chỉ các công ty, đơn vị rao bán hàng nóng. Tuy nhiên, theo một tay anh chị dày dạn "kinh nghiệm", mua bán qua mạng, tiền mua hàng bắt buộc phải chuyển vào tài khoản do bên cung cấp trước, sau đó người mua ngồi chờ chỉ với lời hứa là "chữ tín". Không hiếm các trường hợp bị lừa đảo trắng trợn mất tiền mà roi điện không thấy đâu.
Roi điện là loại công cụ hỗ trợ bị cấm mua bán theo quy định hiện hành, nhưng việc tìm mua trên "chợ trời" không khó. Theo giới thiệu của một tay anh chị có máu mặt trong giới ăn chơi Sài Gòn, chúng tôi tiếp cận đối tượng xưng là H "lỳ", ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM. H "lỳ" chẳng cần rào trước đón sau, mà thẳng thừng ngay khi chúng tôi khi vừa ngồi xuống ghế tại một quán cà phê: "Tụi bây muốn mua loại nào, ngắn dài, tiền nào cũng có hàng xài chơi..."
Chiếc roi điện được H "lỳ" rao bán giá 2 triệu đồng ngay tại quán càphê.
Khi nghe chúng tôi muốn mua loại roi điện giống như chiếc điện thoại di động, nhưng có thể "bắn" tia lửa điện xa xa càng tốt, H "lỳ" nhếch mép cười điệu nghệ: "Tưởng hàng gì, 2 chai (2 triệu đồng - PV), cứ đưa trước một nửa, mai có hàng". H móc túi lấy ra chiếc roi điện giống chiếc điện thoại di động loại lớn, đưa chúng tôi xem và bảo: "Cái này tao để phòng thân, phóng xa 3-5m".
Lân la hỏi chuyện mua hàng thế nào, vận chuyển từ đâu, xuất xứ ra sao, H "lỳ" tuôn ra hàng tràng lời lẽ quảng cáo cho "hàng nóng": Hàng mang về từ bên kia biên giới Trung Quốc, theo đường bộ gửi bằng xe tải, xe khách vào TP.HCM. Các loại hàng như roi điện dài từ 5-15cm, có tia lửa điện "bắn" xa từ 3-5m, hiệu quả tức thì, tùy theo giá cả mà hàng tốt hay mạnh cỡ nào. Tuy vậy, H "lỳ" cũng không quên căn dặn: "Mua hàng là để phòng thân, đừng có đi làm bậy bạ nghe mấy cha nội...!".
"Bán hàng cấm công an không sờ gáy bao giờ sao anh?" Nghe tôi thắc mắc, H "lỳ" phủi tay: "Tội nhẹ hều, chị xử phạt hành chính, lo gì mà lo."
Theo nhận định của một cán bộ điều tra Công an TP.HCM, do quy định hiện hành về hành vi mua bán công cụ hỗ trợ, trong đó có roi điện, chỉ bị phạt hành chính và mức phạt nhẹ, nên không đủ sức răn đe và giáo dục đối tượng.
Cươp dùng roi điện ngày càng manh động
Chính vì việc mua bán roi điện không bị ngăn chăn triêt đê và việc sở hữu một chiếc roi điện quá dễ dàng nên các đối tượng cướp giật chuyên nghiệp đã tự trang bị công cụ này để "tác nghiệp". Các vụ cướp sử dụng roi điện ngày càng tăng với mức độ manh động ngày một táo tợn.
Theo hồ sơ thống kê của Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM, thì từ đầu năm đến nay trên địa bàn xảy ra hàng chục vụ cướp gây án manh động, liên quan đến roi điện. Nhận xét qua nhiều vụ bọn cướp dùng roi điện gây án, thì đa số chúng tự xưng là cảnh sát, nên dùng roi điện một cách "đàng hoàng" sau đó mới tiên hanh cướp tài sản để nạn nhân trở tay không kịp.
Vụ mới xảy ra tại địa bàn quận Bình Thạnh, TP.HCM là một trọng án. Nạn nhân bị cướp tài sản mà không hề hay biết. Đo la 2 anh Nguyễn Khánh Kiệt (SN 1993) và Huỳnh Trung Hòa (SN 1975, cùng ngụ quận Bình Thạnh) khi đang đi xe gắn máy về khuya, đến khu dân cư Miếu Nổi, bên hông khách sạn Nam Hải, phường 3, quận Bình Thạnh thì gặp "cảnh sát".
Hai "canh sat" nay đi 1 xe gắn máy ập đến, tên ngồi sau rút roi điện chích vào người anh Hòa gây tê cứng nạn nhân. Tên cầm lái hét to: "Cảnh sát hình sự đây" và yêu cầu kiểm tra giấy tờ với lý do hai người đi chơi khuya nên bi tình nghi bất minh. Khi anh Hòa cho biết là không mang theo giấy tờ, hai tên yêu cầu hai anh đưa xe về đồn công an phường để giải quyết. Trên đường đi, chúng buộc hai nạn nhân xuống đi bộ, thế là cả hai tên "cảnh sát giả" phóng xe đi mất.
Vụ băng cướp 3 tên mơi bị công an quận Bình Tân, TP.HCM bắt giữ gồm Nguyễn Công Thành (SN 1991, ngụ quận 3), Trần Đức Trọng (SN 1989) và Huỳnh Quốc Thắng (SN 1992, cùng ngụ tỉnh Tiền Giang) cũng dung roi điện chích nạn nhân cướp tài sản trên đường Lý Chính Thắng rồi tẩu thoát. Khi chúng đi đến ngã ba đường Tân Kỳ Tân Quý và Mã Lò, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM để tiếp tục kiếm con mồi gây án, thì bị công an bắt giữ.
Tang vật công an thu giữ khi triệt phá băng cướp chuyên dùng roi điện tấn công nạn nhân.
Tại Cơ quan điều tra, bọn cướp khai nhận tên Thành làm nhiệm vụ điều khiển xe gắn máy ép xe nạn nhân để cho Trọng ngồi sau dùng roi điện chích vào nạn nhân, khống chế cướp tài sản. Thắng làm nhiệm vụ "cản địa" khi người đi đường đuổi theo, nhằm để Thành và Trọng tẩu thoát.
Theo Cơ quan CSĐT, những băng nhóm hay đối tượng gây án bằng roi điện ngày càng manh động, những đối tượng cướp giật thường "sắm" cho mình roi điện để gây án nhanh và gọn và làm nạn nhân khó lòng chống cự hơn. Khi bị chích roi điện sẽ gây tê cứng tay chân, người bị cướp không phản ứng được, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, người dân cần đề phòng đi khuya, tại các đoạn đường vắng và lưu ý khi có người kè theo xe, hoặc áp sát một cách bất thường.
Đối với những đối tượng giả công an, người dân rất dễ nhận biết, nếu là cảnh sát hình sự thật, thường đi một nhóm nhiều người trở lên, khi yêu cầu kiểm tra hoặc yêu cầu dừng xe, thì xuất trình thẻ công an để người được kiểm tra biết là công an, để hợp tác.
Theo quy định về công cụ hỗ trợ bao gồm các loại roi cao su, roi điện, gậy điện, găng tay điện; lựu đạn cay; súng bắn hơi cay, ngạt, độc, gây mê; bình xịt hơi cay, ngạt, độc, gây mê; súng bắn đạn nhựa, cao su; súng bắn laser, súng bắn đinh, súng bắn từ trường và các loại công cụ hỗ trợ khác, thì nghiêm cấm tổ chức và cá nhân sản xuất, sửa chữa, mua bán, mang ra nước ngoài, mang từ nước ngoài vào, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng, biếu tặng các loại công cụ hỗ trợ trái phép. Mọi hành vi sử dụng, mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép công cụ hỗ trợ sẽ bị phạt 1 đến 12 triệu đồng.
Theo Khampha
Bến Tre: Khách thuê lừa tài xế taxi sang tỉnh khác để cướp Bọn cướp đã giả làm khách thuê chiếc taxi do anh Dũng điều khiển từ TP.HCM về một vùng quê tại tỉnh Bến Tre để cướp tài sản. Tài xế Dũng kể lại việc bọn cướp dùng dao khống chế cướp tài sản Theo trình báo của anh Nguyễn Khắc Dũng (27 tuổi, ngụ Bình Dương, tài xế taxi hãng Mai Linh), khoảng...