Kẻ chủ mưu vụ thảm sát ở Bình Phước có được ân xá?
Liệu Nguyễn Hải Dương – kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người trong cùng một gia đình gây chấn động dư luận thời gian qua có được ân giảm không?
Mới đây, Nguyễn Hải Dương – kẻ chủ mưu trong vụ thảm sát 6 người trong một gia đình tại Bình Phước, gây rúng động dư luận hồi tháng 7/2015 đã viết đơn gửi Chủ tịch nước xin được ân xá.
Liên quan đến vụ án này, ngày 24/12/2015, bị cáo Vũ Văn Tiến (24 tuổi, tạm trú huyện Hóc Môn, TP. HCM) bị tuyên án tử hình về tội giết người, cướp tài sản đã làm đơn kháng cáo gửi lên TAND cấp cao tại TP. HCM xin giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo trong ngày bị tuyên án.
Vào ngày 17/12/2015, bị cáo Trần Đình Thoại gửi đơn kháng cáo đến TAND tỉnh Bình Phước và TAND cấp cao tại TP. HCM mong Tòa sẽ xét lại tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”, đồng thời đề nghị làm rõ hành vi giết người chưa thành, đã chấm dứt hành vi phạm tội và không tham gia trực tiếp vào việc giết người hàng loạt.
Theo đó, dự kiến vào ngày 21/3 tới đây, TAND cấp cao tại TP. HCM sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án này. Nguyễn Hải Dương là kẻ chủ mưu gây ra vụ thảm án man rợ, cướp đi sinh mạng của 6 người trong cùng một gia đình, vì thế, việc Dương xin Chủ tịch nước ân giảm tội chết đang làm dư luận xôn xao.
Các chuyên gia có nhận định như thế nào về việc xin ân giảm của kẻ chủ mưu Nguyễn Hải Dương? Về mặt pháp lý, liệu Dương có thể đạt được ước nguyện thoát khỏi tội chết hay không? Pháp luật Plus vừa có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng luật sư Chính pháp (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) về vấn đề này.
Luật sư Đặng Văn Cường nhận định, vụ thảm sát 6 người trong cùng một gia đình ở Bình Phước gây hoang mang dư luận cả nước xảy ra cách đây đã hơn nửa năm nhưng sự kiện đau lòng ấy vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người thân của các nạn nhân cũng như đối với dư luận.
Video đang HOT
Luật sư Đặng Văn Cường.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, về mặt pháp lý, đơn xin ân xá của Nguyễn Hải Dương sẽ không được xem xét bởi theo quy định pháp luật thì thẩm quyền đang thuộc về Tòa án cấp phúc thẩm chứ không phải là Chủ tịch nước.Tuy nhiên, ai cũng có quyền được sống và có quyền được mong cầu về sự sống nên việc Nguyễn Hải Dương xin tha tội chết cũng là một điều dễ hiểu. Tất nhiên, có tội thì phải trả giá, hung thủ của một vụ thảm sát đau lòng như vậy có được ân xá hay không còn tùy vào quy định hiện hành của pháp luật.
“Theo thông tin ở trên thì vụ án chưa được xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, vì vậy mà việc viết đơn xin ân xá của Nguyễn Hải Dương sẽ không được Chủ tịch nước xem xét”.
Luật sư Đặng Văn Cường viện dẫn: Điều 258. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành
1. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
2. Bản án tử hình được thi hành, nếu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Toà án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình.
Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.”
Như vậy việc ân giảm, đề nghị ân giảm, xét ân giảm chỉ được đặt ra sau khi bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật kết tội bị cáo ở mức án cao nhất là tử hình.
Trong vụ án này, Dương là người chủ mưu, thực hành tích cực, tước đoạt mạng sống của nhiều người khiến dư luận phẫn nộ, bức xúc… vì vậy cơ hội ân giảm của Dương sẽ không cao.
Liệu Nguyễn Hải Dương có được ân xá như mong muốn hay không? Bao sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Theo Phap luât Plus
Thảm sát Bình Phước: Nước mắt người mẹ ngày 8.3
Thay vì được những lời chúc, những bông hoa, món quà ngày 8.3, mẹ của Vũ Văn Tiến lại hết nước mắt vì con. Kể từ khi Tiến bị bắt, bà Thi không có đến một giấc ngủ yên bình.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, những phụ nữ, đặc biệt là những người mẹ thường được nhận quà. Đó có thể là những bông hồng, những lời chúc hay là một bữa cơm do chính người con mình nấu, nếu đó lại là đứa con trai thì càng ý nghĩa. Nhưng với bà Vũ Thị Thi, mẹ của Vũ Văn Tiến (một trong ba sát thủ trong vụ thảm sát Bình Phước) lại không có được những niềm vui ấy.
Đi làm đến tận 12 giờ trưa mới về tới phòng trọ, bà Thi không giấu được sự mệt mỏi sau chuỗi ngày lo nghĩ về con. Kể từ ngày Tiến bị bắt, bà chưa bao giờ thôi nghĩ về đứa con tội lỗi của mình.
"Những thứ như vậy là bình thường, nhưng với tôi đó là niềm hạnh phúc lớn mà có thể không còn nữa"
Đi thăm Tiến vào ngày 3.3, bà được con tặng những món quà nhỏ, làm từ giấy. Kể từ lúc về phòng trọ, cứ nhìn thấy món quà của Tiến, người mẹ ấy lại không cầm được nước mắt.
Bà Thi kể về những kỷ niệm với đứa con trai út của mình: "Tiến là đứa ít nói, nhưng nó là đứa con tôi thương nhất. Từ nhỏ nó đã biết phụ giúp tôi từ những việc nhỏ nhặt, thậm chí là nấu cơm, rửa chén bát trong gia đình. Có những lúc tôi đi làm về, Tiến núp sau cửa hù tôi rồi cười, mẹ con rất vui vẻ. Nó biết tôi thích ăn bắp, thế nên hôm nào đi làm về sớm đều mua cho tôi ăn. Có thể những thứ như vậy là bình thường, thế nhưng với tôi đó là niềm hạnh phúc lớn lao và có thể không được nữa."
Cứ nhìn thấy món quà của Tiến, người mẹ ấy lại không cầm được nước mắt
Bà Thi cho biết, là người mẹ, bà chẳng bao giờ muốn con mình gây ra những chuyện trái đạo lý, pháp luật. Bà biết người có tội thì phải đền tội. Nhưng với tình yêu của người mẹ, bà vẫn hi vọng con mình có thể được thoát án tử, chỉ cần như thế bản thân bà sẽ xuống tóc, quy y cửa Phật. Bà Thi muốn tới cửa chùa để cầu mong cho linh hồn những nạn nhân được siêu thoát.
Bà Thi luôn canh cánh nỗi niềm rằng "nếu nhà tôi khá giả hơn, cho nó ăn học đầy đủ, không phải nghỉ học sớm thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Khi đó nhận thức nó sẽ tốt hơn và không gây ra tội ác này. Chuyện Tiến gây ra là có một phần lỗi lớn của tôi. Bản thân tôi chỉ biết nói lời xin lỗi những người đã mất và thân nhân của họ mà thôi".
Bà Thi nói rằng rất muốn tới tận nhà thân nhân các nạn nhân để được nói lời xin lỗi, thậm chí "bị người ta đánh chết tôi cũng cam lòng". Nhưng rồi cơ quan chức năng và luật sư bào chữa cho Tiến can ngăn, nói rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp nên tạm thời bà chưa đến gặp mặt.
Bà Thi nói rằng: "Tiến nó bị tuyên án tử hình tôi đã đau đớn như thế, huống chi nhà người ta mất đi sáu người thân, tôi thấu hiểu rõ nỗi đau ấy."
Sau khi ngồi trò chuyện với chúng tôi, người đàn bà khắc khổ này nhanh chóng rời phòng trọ tại huyện Hóc Môn để tới chỗ làm giữa trưa nắng gắt, không một bóng người.
Theo_Eva
Thảm sát Bình Phước: Vũ Văn Tiến khóc, xin lỗi mẹ Biêt con gây tôi se phải đên tôi nhưng me cua Vu Văn Tiên vân câu mong con đươc sông du hy vong này rất mong manh. Ngay 6.3, bà Vũ Thị Thi (55 tuổi, mẹ của Vũ Văn Tiến, đồng phạm với Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát 6 mạng người ở Bình Phước) cho biết bà vưa gặp được con...