Kẻ bắt cóc con tin Paris từng gặp cựu tổng thống Pháp Sarkozy
Amedy Coulibaly, tay súng thực hiện vụ bắt cóc con tin ở Paris hôm qua là một thành phần bất hảo, ra tù vào tội nhiều lần, nhưng cũng từng gặp Sarkozy năm 2009 khi ông là tổng thống Pháp.
Amedy Coulibaly (trái) thủ phạm vụ bắt cóc con tin tại Paris và bạn gái, cũng là đồng phạm Hayat Boumddiene. Ảnh: New York Daily News
Cái tên Amedy Coulibaly những ngày gần đây xuất hiện ngập tràn trên các phương tiện truyền thông. Hắn là tay súng đã bắn chết một nữ cảnh sát, làm trọng thương một nhân viên vệ sinh đường phố ở Montrouge, bắt cóc nhiều con tin và giết chết 4 người tại một cửa hàng tạp hóa ở rìa đông Paris. Hắn cuối cùng bị tiêu diệt trong một cuộc vây ráp của lực lượng cảnh sát vào tối qua.
Theo Washington Post, Coulibaly sinh năm 1982 ở Juvisy-sur-Orge, vùng ngoại ô Paris. Hắn là con trai duy nhất trong gia đình gồm 10 anh chị em. Coulibaly nhiều lần vào tù ra tội. Năm 2001, hắn bị bắt lần đầu vì thực hiện một vụ cướp. Cảnh sát Pháp tin rằng hắn cải sang đạo Hồi và trở thành phần tử cực đoan khi đang ngồi tù với tội danh cướp có vũ trang vào năm 2005.
Tại đây, hắn gặp Sharif Kouachi, một trong ba tên thực hiện vụ thảm sát hôm 7/1 ở tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo, khiến 12 người thiệt mạng. Hai tên này trở thành tín đồ tận tụy của Djamel Beghal, một người Pháp gốc Algeria. Beghal năm 2001 bị kết tội âm mưu đánh bom sứ quán Mỹ tại Pháp.
Video đang HOT
Năm 2006, Coulibaly được trả tự do. Hắn xin vào làm việc tại một nhà máy Coca-Cola ở Paris. Cơ quan an ninh Pháp dường như đã coi hắn là thành phần đủ an toàn để có thể gặp mặt Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào năm 2009. Trong sự kiện này, người ta lên kế hoạch để Coulibaly gặp tổng thống trong một phần của nỗ lực nhằm gia tăng việc làm trong giới trẻ.
“Tôi sẽ tận hưởng điều đó”, Coulibaly hồi tháng 7/2009 cho biết trên tờParisien, một ngày trước buổi gặp mặt ông Sarkozy. “Nhưng thật sự, ở các thành phố, đối với giới trẻ, ông Sarkozy cũng không nổi tiếng cho lắm. Điều này không phải ý kiến cá nhân. Thực tế, phần lớn các chính trị gia đều như vậy”, hắn nói.
Coulibaly nhiều khả năng vẫn tham gia vào các hoạt động quân sự bí mật sau khi ra tù. Chỉ 10 tháng sau khi gặp Tổng thống Sarkozy, cảnh sát khám xét căn hộ của hắn và phát hiện ra khoảng 240 viên đạn súng trường 7.62mm, cỡ đạn dùng trong hầu hết các loại súng Kalashnikov. Coulibaly nói với cảnh sát rằng hắn định bán số đạn này chứ không sử dụng chúng.
Theo Reuters, Coulibaly từng bị kết án 5 năm tù giam vì cố gắng giúp tay súng Hồi giáo Smain Ait Ali Belkacem vượt ngục vào năm 2010. Tuy nhiên, hắn được thả ra sớm hơn dự kiến. Belkacem năm 1995 là chủ mưu thực hiện vụ đánh bom một ga tàu điện ngầm ở Paris.
Coulibaly còn là thành viên của mạng lưới Buttes-Chaumont. Tổ chức được đặt theo tên một công viên ở quận 19, chuyên tuyển mộ các thanh niên Hồi giáo tới chiến đấu ở chiến trường Iraq đầu những năm 2000. Theo nhiều báo cáo, các thành viên của mạng lưới này thường giả vờ chạy bộ để nhận mệnh lệnh từ các chỉ huy cấp cao. Tổ chức đặt trụ sở tại một nhà thờ Hồi giáo và do Farid Benyettou, một phần tử cực đoan, dẫn dắt. Hai anh emSaid và Cherif Kouachi, thủ phạm vụ tấn công tòa báo Paris, cũng là thành viên của Buttes-Chaumont.
Chính quyền Pháp năm 2005 phá vỡ mạng lưới chiêu mộ này. Ba năm sau, Boubaker al-Hakim, một trong số những lãnh đạo nhóm, bị buộc tội tổ chức các cuộc tấn công khủng bố.
Trong một báo cáo đệ trình lên tòa án Paris, một chuyên gia tâm thần học nhận xét Coulibaly “có cá tính chưa trưởng thành, thần kinh không ổn định và nội tâm kém minh mẫn”. Hắn “thiếu” ý thức về đạo đức và mong ước “sở hữu sức mạnh toàn năng”.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Cựu tổng thống Sarkozy trở thành lãnh đạo đảng đối lập Pháp
Ông Nicolas Sarkozy giành vị trí lãnh đạo Liên minh Vì Phong trào Nhân dân (UMP), đánh dấu bước đi mới trong cuộc đua trở lại dinh tổng thống.
Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh: Telegraph
Ông Sarkozy dẫn đầu cuộc bầu cử của UMP với số phiếu ủng hộ chiếm 64,5%. Từ vị trí được coi là bàn đạp quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017, ông Sarkozy tuyên bố sẽ thống nhất UMP, khi đảng này đang có các vấn đề chia rẽ sâu sắc.
"Cuộc bầu cử đánh dấu một sự khởi đầu mới của chúng ta (UMP). Chúng ta phải đoàn kết và cống hiến hết mình để tìm ra các hướng giải pháp mới cho nước Pháp", Sarkozy viết trên Facebook cá nhân sau khi kết quả được công bố.
Tuy nhiên, một số nhà bình luận nhận định đây là tỷ lệ ủng hộ đáng thất vọng nếu như ai đó hy vọng có thể lật đổ được tổng thống Francois Hollande trong cuộc bầu cử sắp tới. Sự trở lại được dự báo của Sarkozy đã bắt đầu từ tháng 9, nhưng các cáo buộc vẫn đang ảnh hưởng đến danh tiếng của ông. Andrew Knapp, một chuyên gia về chính trị Pháp, cho rằng đây chỉ là trận chiến đầu tiên giành chiến thắng của cựu tổng thống Pháp.
Trong khi đó, ông Sarkozy hy vọng có thể tận dụng tình hình hiện nay để kêu gọi sự ủng hộ, khi tình trạng thất nghiệp, nền kinh tế ảm đạm hay các vụ bê bối đang khiến tỷ lệ ủng hộ tổng thống Hollande xuống mức thấp.
Theo AFP, cuộc đua thực sự của những gã khổng lồ sẽ bắt đầu vào năm 2016. Một trong số những đối thủ nặng ký là cựu thủ tướng Alain Juppe, người sau đó từng giữ chức ngoại trưởng Pháp dưới thời Sarkozy.
Ông Sarkozy là tổng thống Pháp từ năm 2007 đến 2012. Cựu lãnh đạo Pháp đang là trọng tâm của cuộc điều tra tham nhũng và từng bị tạm giữ để thẩm vấn. Vụ việc này có thể phá hoại hy vọng quay lại chính trường của ông Sarkozy trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2017.
Thùy Linh
Theo VNE
Chính phủ mới tại Pháp "thoát hiểm" gang tấc Chính phủ mới của tân Thủ tướng Manuel Valls đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội với tỷ lệ sít sao, bất chấp những bất đồng trong nội bộ gần đây về những biện pháp kinh tế khắc khổ. Tổng thống Hollande và thủ tướng Valls đang chịu nhiều chỉ trích Các nghị sỹ tại quốc hội Pháp...