KDC: Một cá nhân liên tục mua cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn
Trên thị trường, cổ phiếu KDC đang hồi phục khá tốt, thanh khoản cải thiện mạnh. Tính từ mức đáy thiết lập gần nhất vào đầu tháng 4, chỉ sau 1 tháng KDC đã tăng hơn 21% thị giá lên mức 16.900 đồng/cp.
Cá nhân Vương Kim Vy đã có động thái mua vào cổ phiếu KDC của Tập đoàn Kido, thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4 lúc thị giá giảm về vùng đáy và bắt đầu hồi phục đáng kể. Ghi nhận ngày 12/3, cá nhân này đã mua vào hơn 1 triệu cổ phiếu KDC (~0,97% vốn), tăng tỷ lệ sở hữu từ mức 9 triệu lên hơn 11 triệu cổ phiếu. Tương đương tỷ lệ sở hữu sau giao dịch là 5,36% vốn, chính thức trở thành cổ đông lớn. Tính đến ngày 1/4, vị này tiếp tục mua vào cổ phiếu và sở hữu 6,02% vốn, tương đương 12,4 triệu cổ phiếu.
Về KDC, Tập đoàn vừa công bố báo cáo tài chính quý 1 với doanh thu tăng 11% lên 1.726 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tập trung vào những sản phẩm cốt lõi và cao cấp, chủ động cải tiến và phát triển sản phẩm cũng như gia tăng độ phủ trên các kênh phân phối bán hàng. Cùng với việc tiết giảm chi phí, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 95%, lên 11 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong số mảng kinh doanh hiện nay của Tập đoàn, ngành hàng lạnh đang tiếp đà tăng trưởng, bất chấp dịch Covid-19. Kết thúc quý 1/2020, Kido Foods (KDF) ghi nhận doanh thu thuần 260 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 27,3 tỷ đồng. Nguyên nhân theo KDF nhờ công tác quy hoạch danh mục sản phẩm ở cả phân khúc cao cấp và trung cấp, tập trung vào các sản phẩm cốt lõi có giá trị biên lợi nhuận cao đã được triển khai trong thời gian qua, cùng với việc tổ chức sản xuất hợp lý, sắp xếp lại kế hoạch sản xuất ở các nhà máy phù hợp cả trong giai đoạn thấp điểm và cao điểm giúp Công ty tối đa hóa hiệu quả chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Hiện, Công ty đang là đơn vị dẫn đầu thị trường kem với 41,4% thị phần (theo Euromonitor 2019). Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, KDF liên tục cho ra mắt các thương hiệu kết hợp với xu hướng ăn vặt mới vào các sản phẩm mới như Kem dưa hấu, Kem trà sữa trân châu, kem chè Thái…
Tại BCTN, dưới những tác động và ảnh hưởng của dịch bệnh và giá cả biến động, ban lãnh đạo Công ty cho biết đã tạm hoãn kế hoạch mở rộng quy mô ngành hàng lạnh trong năm 2020 và chấp nhận một khoản chi phí duy trì để dự phòng cho kế hoạch phát triển trong tương lai. Công ty cũng lên kế hoạch thăm dò thị trường và tiến hành thâm nhập thị trường tại các khu vực thông qua các sản phẩm nhập khẩu, mục tiêu là mở rộng ra các nước Đông Nam Á và châu Á.
Mặt khác đối mặt với sự cạnh tranh tranh khốc liệt trong phân khúc sữa chua hũ, trong thời gian tới Kido sẽ tập trung sang phân khúc sữa chua cao cấp theo hướng đông lạnh để gia tăng doanh số.
Túc Mạch
Phiên 27/11: Thị trường rung lắc mạnh, khối ngoại trở lại mua ròng trên HoSE
Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ quay đầu bán ròng 55 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, lực mua tập trung vào các Bluechips như HPG, BID, VRE, VCB, E1VFVN30...
Phiên giao dịch 27/11 khép lại với những biến động trái chiều của các chỉ số. Trong khi VN-Index đóng cửa tăng 1,38 điểm (0,14%) lên 978,17 điểm; UPCom-Index tăng 0,09% lên 56,02 điểm thì HNX-Index giảm 0,73% xuống 103,23 điểm.
Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ quay đầu bán ròng 55 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, lực mua tập trung vào các Bluechips như HPG, BID, VRE, VCB, E1VFVN30...
Trên HoSE, khối ngoại đã trở lại mua ròng 1,65 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 72,99 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ với giá trị 2,72 tỷ đồng.
Trên UPCom, sau 2 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã quay đầu bán ròng 1,22 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 15,19 tỷ đồng.
Long Nhật
Theo Trí thức tr
Luật mới chấn chỉnh, khối tiền 150 tỷ USD bùng nổ Nhiều điều kiện chặt chẽ hơn được thông qua nhằm đảm bảo hàng hóa tốt cho thị trường. Yêu cầu về minh bạch sẽ buộc hàng loạt doanh nghiệp đại chúng lên sàn và là cơ hội lớn cho giới đầu tư, trong đó có các CTCK. Thắt chặt, cơ hội nhiều Chiều 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Chứng...