KCNA tiết lộ định vị của Hàn Quốc trong Hiến pháp sửa đổi của Triều Tiên
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Quốc hội nước này đã sửa đổi Hiến pháp, trong đó xác định Hàn Quốc là “quốc gia thù địch”.
Triều Tiên cho nổ tung đoạn đường Donghae nối với Hàn Quốc vào trưa ngày 15/10. Ảnh: Yonhap News
“Đây là biện pháp tất yếu và hợp pháp, được thực hiện theo yêu cầu của Hiến pháp Triều Tiên, trong đó xác định rõ Hàn Quốc là một quốc gia thù địch, và do tình hình an ninh nghiêm trọng đang tiến đến bờ vực chiến tranh khó lường do những hành động khiêu khích chính trị và quân sự nghiêm trọng của các thế lực thù địch”, hãng KCNA nhấn mạnh.
Hãng thông tấn quốc gia của Triều Tiên cũng xác nhận các tuyến đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc hiện bị chặn hoàn toàn sau khi Bình Nhưỡng cho nổ tung các đoạn đường biểu tượng cho mối quan hệ liên Triều hôm 15/10.
Video đang HOT
Bình Nhưỡng cho rằng việc cho nổ tung các tuyến đường biên giới này là hành động hợp pháp chống lại một quốc gia thù địch, như được xác định trong Hiến pháp.
KCNA đưa tin: Các đoạn đường bộ và đường sắt dài 60 mét ở biên giới hiện đã bị chặn hoàn toàn trong hoạt động phân tách theo từng giai đoạn lãnh thổ của Triều Tiên với Hàn Quốc.
Hãng tin Triều Tiên cũng dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng cho biết Bình Nhưỡng sẽ thực hiện các bước tiếp theo để củng cố vững chắc biên giới phía Nam.
Trước đó, hồi tháng 1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi sửa đổi Hiến pháp, trong đó xóa bỏ mục tiêu thống nhất với Hàn Quốc và xác định rõ ràng biên giới lãnh thổ của Triều Tiên.
Tuần trước, Hội đồng Nhân dân Tối cao của Triều Tiên đã họp trong 2 ngày về vấn đề sửa đổi Hiến pháp để chính thức xác định Hàn Quốc là một quốc gia riêng biệt và là kẻ thù chính. Truyền thông nhà nước Triều Tiên chưa đưa tin về kết quả cụ thể của cuộc họp này.
Hàn Quốc tuyên bố chính sách tiếp tục theo đuổi mục tiêu thống nhất nhưng sẽ đáp trả bằng vũ lực nếu Triều Tiên có bất kỳ hành động gây hấn nào.
Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã leo thang kể từ năm 2023, khi cả hai bên tuyên bố thỏa thuận được ký kết hồi năm 2018 nhằm giảm bớt căng thẳng quân sự không còn hiệu lực.
Trong những ngày gần đây, Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc điều thiết bị bay không người lái xâm phạm không phận nước này và tuyên bố sẽ trả đũa. Hàn Quốc không phủ nhận hay xác nhận đứng sau vụ việc.
Ngày 15/10, Quân đội Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo để đáp trả các vụ nổ đường bộ và đường sắt của Triều Tiên.
Quốc hội Triều Tiên sẽ thảo luận việc sửa đổi Hiến pháp
Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên (tức Quốc hội Triều Tiên - SPA) dự kiến sẽ tiến hành kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV vào ngày 7/10 tới tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Toàn cảnh phiên họp Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA - Quốc hội) Triều Tiên tại Bình Nhưỡng. Ảnh tư liệu: KCNA/TTXVN
Phiên họp lần này sẽ tập trung vào việc sửa đổi Hiến pháp và các vấn đề liên quan như luật về ngành công nghiệp nhẹ và luật về các vấn đề kinh tế đối ngoại. Ngoài ra, việc giám sát việc thực thi luật kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự.
Hồi tháng 1 vừa qua, tại kỳ họp thứ 10 của SPA khóa XIV, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã kêu gọi sửa đổi Hiến pháp trong đó đề cập mối quan hệ với Hàn Quốc, cũng như tính khả thi về việc thống nhất hai miền Bắc - Nam Triều Tiên.
Thời điểm tiến hành kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV được quyết định tại phiên họp toàn thể lần thứ 32 của Ủy ban Thường vụ SPA khóa XIV ngày 15/9. Tại cuộc họp này, Ủy ban Thường vụ SPA đã thảo luận và thông qua các vấn đề như việc triệu tập phiên họp của SPA và thông qua các luật mới.
Lo ngại tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên Hàn Quốc và Nhật Bản ra cảnh báo sau khi CHDCND Triều Tiên đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp. Hãng thông tấn KCNA hôm qua đưa tin CHDCND Triều Tiên đã đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp sửa đổi. Quyết định này được đưa ra tại kỳ họp thứ 9 của...