KCN Liên Hà Thái thi công “thần tốc”, BĐS Thái Bình bứt phá cuối 2022
Chỉ sau hơn 2 năm thành lập, KCN Liên Hà Thái đã thu hút nguồn vốn FDI khổng lồ, trở thành điểm sáng đầu tư của cả nước, bến đỗ của nhiều tập đoàn kinh tế quốc tế, góp phần tạo nội lực vững vàng đưa thị trường BĐS Thái Thụy đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ.
Tiên phong KCN kiểu mẫu tại Thái Bình
Được phê duyệt quy hoạch năm 2019, khu công nghiệp dịch vụ đô thị Liên Hà Thái có tổng diện tích gần 600ha, nằm trên địa bàn xã Thụy Liên và thị trấn Diêm Điền, thuộc huyện Thái Thụy. Đây là dự án KCN trọng điểm nằm trong Khu kinh tế (KKT) Thái Bình, được tỉnh giao sứ mệnh tiên phong, đặt nền tảng cho việc thúc đẩy phát triển cho toàn KKT.
So với các KCN trong tỉnh, KCN Liên Hà Thái sở hữu lợi thế vượt trội hơn hẳn. Trước hết phải kể đến vị trí cửa ngõ giao thương, nằm trên tuyến đường bộ ven biển kết nối 6 tỉnh miền Bắc từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh, đầu mối giao thông đối ngoại quan trọng của cả KKT Thái Bình; liền kề cảng Diêm Điền, sông Diêm Hộ; cách sân bay quốc tế Cát Bi, cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) gần 40km, rất thuận lợi về giao thương, dịch vụ logistics cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Thêm vào đó, KCN Liên Hà Thái cũng được hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất trong KKT Thái Bình, trở thành điểm sáng trong thu hút dòng vốn FDI.
Với phương châm “đi sau về trước”, “đi tắt đón đầu”, chỉ sau hơn 2 năm thành lập, KCN Liên Hà Thái đã trở thành bến đậu của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Tính riêng trong năm 2021, KCN Liên Hà Thái thu hút được 4 dự án, tổng vốn 440 triệu USD, ddwa Thái Bình vụt sáng trên bảng xếp hạng thu hút FDI cả nước với thứ hạng 15/63 tỉnh, thành phố. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2022, KCN đã thu hút được 461 triệu USD. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Hiện tại, đã có 4 dự án FDI đang triển khai xây dựng nhà xưởng sản xuất, kinh doanh, 9 nhà đầu tư lớn khác đang nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư.
KCN Liên Hà Thái đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục thi công, sẵn sàng đón các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận thức được sứ mệnh tiên phong, KCN Liên Hà Thái đặt mục tiêu trở thành KCN xanh, hiện đại bậc nhất tỉnh với đa ngành nghề, thu hút FDI tối thiểu đạt 4 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 50.000 lao động, đóng góp cho ngân sách 1.500 – 2.000 tỷ đồng.
Bóng dáng một KCN quy mô, hiện đại và sầm uất đang hiện dần lên trên mảnh đất ven biển Thái Bình, thấp thoáng những nhà máy, công xưởng với hàng ngàn công nhân nhộn nhịp buổi tan ca.
Video đang HOT
Động lực cho BĐS bứt phá
So với các huyện khác tại Thái Bình, Thái Thụy bước vào cuộc đua BĐS chậm mà chắc. Hai năm trở lại đây, thị trường BĐS Thái Thuỵ đón nhận nhiều điểm sáng về quy hoạch hạ tầng kinh tế và giao thông.
Như một lẽ tất nhiên, sự tăng trưởng của kinh tế luôn song hành cùng sự phát triển của BĐS. Khi dòng vốn FDI khổng lồ rót vào KCN Liên Hà Thái sẽ kéo theo một lượng lớn nhân công và đội ngũ chuyên gia chất lượng cao đổ về. Điều này mở ra cơ hội cho thị trường nhà ở, lưu trú thuộc nhiều phân khúc khác nhau, đồng thời góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế dịch vụ khu vực phụ cận KCN phát triển. Đứng trước cơ hội lớn, một làn sóng đầu tư ăn theo sự phát triển của KCN đã bắt đầu được nhen nhóm. Nhiều dự án khu đô thị đồng bộ, đa tiện ích cũng ra đời từ đó.
Tổng quan khu đô thị Era Central City.
Đón đầu làn sóng ấy, liên doanh Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Phú Hưng và Công ty Cổ phần Lam Sơn Thái Bình bắt tay kiến tạo nên khu đô thị Era Central City với quy mô gần 23ha tại thị trấn Diêm Điền, sát cạnh KCN Liên Hà Thái. Đây cũng là dự án khu đô thị kiểu mẫu tiên phong trong huyện Thái Thụy. Với quy hoạch bài bản, hiện đại, phong cách độc tôn, Era Central City được kỳ vọng trở thành đô thị toàn cầu đa sắc, mang theo sứ mệnh mở ra một kỷ nguyên mới ngay tại thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy nói riêng và cả Thái Bình nói chung.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, ngày 04/9, Lễ cất nóc dãy shophouse của Phố Tài Chính trên mặt đường 39A sẽ được diễn ra. Đây là tuyến phố sầm uất với sự hiện diện của các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty tài chính, nằm trên trục giao thông huyết mạch của huyện Thái Thụy, kết nối trực tiếp đến trung tâm TP. Thái Bình và các khu vực lân cận. Bởi vị trí cùng quy hoạch đắt giá đó, sự kiện lễ cất nóc dãy shophouse Phố Tài Chính đã thu hút đông đảo nhà đầu tư quan tâm.
Bức tranh về một khu đô thị toàn cầu đa sắc với hệ tiện ích khép kín đẳng cấp, “sóng đôi” cùng KCN quy mô hiện đại bậc nhất Thái Bình đang dần lộ diện. Đó cũng là nơi tinh hoa hội tụ, là tâm điểm cư trú của những chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao, là tâm điểm thương mại và mua sắm, ăn uống và vui chơi giải trí sầm uất của 50.000 lao động trong KCN và của cả tỉnh Thái Bình.
Sắp đón sóng lớn đầu tư vào hạ tầng hàng không, tăng kỳ vọng đầu tư tại nhiều địa phương
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến trình Hội đồng thẩm định xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10/2022.
Các sân bay được quy hoạch đồng bộ sẽ thúc đẩy tăng trưởng đô thị, thu hút đầu tư, kích thích phát triển cơ sở hạ tầng.
Hoàn thiện quy hoạch tổng thể hệ thống sân bay toàn quốc trong tháng 10
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về quy hoạch, huy động vốn đầu tư một số cảng hàng không, sân bay. Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm việc với một số địa phương có kiến nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để cập nhật, hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng với đó, Bộ GTVT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan đánh giá khả năng khai thác lưỡng dụng và bổ sung vào quy hoạch các sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), Biên Hòa (Đồng Nai), Gia Lâm (thành phố Hà Nội), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10.
Bộ GTVT cũng được yêu cầu xem xét kiến nghị của UBND tỉnh Lai Châu về việc đầu tư sân bay Lai Châu, nghiên cứu khả năng đầu tư sân bay Côn Đảo theo phương thức PPP.
Đối với các cảng hàng không được phê duyệt chủ trương đầu tư như Sa Pa (Lào Cai), Quảng Trị, Phó thủ tướng đề nghị các địa phương khởi công trong năm 2022 hoặc đầu năm 2023, cần cân nhắc điều chỉnh quy mô, công suất, thông số kỹ thuật để không ảnh hưởng đến tiến độ, làm chậm kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
Với các sân bay có đề xuất xã hội hóa đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, UBND các tỉnh, thành phố có liên quan được yêu cầu triển khai công tác nghiên cứu đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động nguồn vốn với các sân bay Nà Sản (Sơn La), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Chu Lai (Quảng Nam), Liên Khương (Lâm Đồng), Cần Thơ (TP Cần Thơ).
Khi được phê duyệt, Quy hoạch tổng thể thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư, khai thác hàng không dân dụng tại một số cảng hàng không, sân bay. Quy hoạch này trình Hội đồng thẩm định xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10. Trong đó, Phó thủ tướng lưu ý Quy hoạch cần bảo đảm quy mô phù hợp, tránh việc thường xuyên phải điều chỉnh.
Sân bay tạo cú huých phát triển kinh tế địa phương
Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp phê duyệt được dự báo sẽ tạo đột phá phát triển cho hàng loạt vùng đất mới, đặc biệt là du lịch và phát triển kinh tế tại các địa bàn xa xôi, giao thương khó khăn.
Theo các chuyên gia, Việt Nam là một quốc gia có đường biển dài, nhiều thắng cảnh nổi tiếng; tài nguyên thiên nhiên đa dạng cùng vị trí chiến lược; Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cũng như là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thống kê cho thấy, hiện có đến 58% du khách trên thế giới đi du lịch bằng đường hàng không (theo UNWTO) và 40% giá trị xuất khẩu của thế giới được tạo ra qua hình thức không vận (theo ATAG). Điều này cho thấy vai trò của hạ tầng hàng không đối với các quốc gia bao gồm cả Việt Nam nhằm tạo động lực để phát triển kinh tế là không thể phủ nhận.
Cụ thể, các địa phương thuộc vùng Tây Bắc là nơi hội tụ nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ, phù hợp phát triển các mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch mạo hiểm, thủ công mỹ nghệ... Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp cận do giao thông đi lại khó khăn dẫn đến hạn chế phát triển,
Tương tự, Tây Nguyên - khu vực sở hữu vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như du lịch sinh thái hay chế biến và xuất khẩu nông - lâm sản. Song, hệ thống giao thông chưa mấy thuận lợi đã làm hạn chế các hoạt động giao thương, hạn chế các cơ hội đầu tư, cản trở phát triển.
Trong khi đó, tại những khu vực biển đảo xa xôi như Côn Đáo, Phú Quốc việc đầu tư phát triển sân bay đã chứng minh hiệu quả tác động lớn đến phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch, thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch địa phương. Chính nhờ sân bay, Côn Đảo, Phú Quốc đã có tên trên bản đồ du lịch thế giới.
Đánh giá về tầm quan trọng của các cảng hàng không đối với sự phát triển của du lịch địa phương, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng các CHK, sân bay được cải tạo, nâng cấp mở rộng hoặc xây mới sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương thông qua các hoạt động du lịch, đầu tư, kinh doanh.
Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho biết: "Sân bay không thể làm ồ ạt. Song với những dự án mà nhà đầu tư chứng minh được hiệu quả khai thác, đảm bảo nguồn vốn, phù hợp với tổng thể định hướng phát triển du lịch của địa phương, quy hoạch phát triển chung của ngành hàng không thì phải xem xét thực hiện".
Còn theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái - Phó Trưởng khoa Vận tải Kinh tế, trường Đại học GTVT: Việc huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, thúc đẩy liên kết vùng là hướng đi đúng.
"Nếu đầu tư vào các dự án sân bay mới, huy động nguồn vốn xã hội sẽ thuận lợi hơn do những dự án này đã nằm trong quy hoạch. Tư nhân đầu tư, Nhà nước giám sát chất lượng, từ đó đưa ra mức phí và thời gian thu phí", chuyên gia nhận định.
Novaland đề xuất siêu dự án 10 tỷ USD, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng nói gì? Dự án khu đô thị phức hợp du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí Cao nguyên Lâm Viên có quy mô trên 30.000 ha thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 2450/STNMT-QLĐĐ về việc góp ý ý tưởng quy hoạch dự án Khu đô...