KBSV đánh giá dòng vốn ngoại khó có thể đảo chiều mua ròng trong tương lai gần
KBSV cho rằng dịch Corona sẽ có tác động lớn hơn nhiều khi mà kinh tế toàn cầu trước đó đã cho thấy các dấu hiệu suy yếu, các NHTW không còn nhiều dư địa nới lỏng chính sách, trong khi chu kỳ kinh tế đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kéo dài hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng gần nhất.
CTCK KB Việt Nam (KBSV) vừa có báo cáo đánh giá áp lực bán ròng của khối ngoại do tác động của dịch Covid-19 tới thị trường chứng khoán.
Cụ thể, từ đầu năm tới nay, do lo ngại tác động của dịch bệnh đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khối ngoại đã bán ròng ở hầu hết các thị trường mới nổi trong khu vực bao gồm Việt Nam (138 triệu USD), Philippines (434 triệu USD), Thái Lan (2,2 tỷ USD), Malaysia (1,12 tỷ USD)…Xu hướng rút ròng này là một trong những nguyên nhân chính khiến các thị trường mới nổi, trong đó Việt Nam lao dốc mạnh trong bối cảnh dòng tiền trong nước tham gia khá dè dặt.
Trong quá khứ (từ 2014 đến nay), đã có 3 giai đoạn khối ngoại rút ròng mạnh ở cả các TTCK khu vực, cũng như TTCK Việt Nam.
Giai đoạn 1 (nửa cuối 2014): Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh ở các thị trường mới nổi do FED dừng gói kích cầu QE3 và giá dầu lao dốc mạnh (trước lo ngại tăng trưởng kinh tế suy giảm ở Trung Quốc khiến nhu cầu tiêu thụ yếu, đồng thời nguồn cung gia tăng khi dầu đá phiến Mỹ bùng nổ). Trong giai đoạn này, chỉ số VN-Index cũng xuất hiện nhịp lao dốc mạnh và tạo đáy ở thời điểm cuối 2014 khi NĐT nước ngoài dừng bán ròng.
Giai đoạn 2 (quý 4 năm 2015 và 2 tháng đầu năm 2016): động thái phá giá đồng NDT (khiến tỷ giá trong nước xuất hiện căng thẳng cục bộ), cùng các lo ngại về suy thoái kinh tế ở nước này, kết hợp với việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ khiến dòng vốn rút ròng ở cả TTCK Việt Nam cũng như các thị trường mới nổi trong khu vực. Trong giai đoạn này, dòng tiền trong nước hoạt động tích cực, kết hợp với đà hồi phục ở nhóm cổ phiếu dầu khí nhờ đà hồi phục của giá dầu, chỉ số VN-Index chỉ chịu mức điều chỉnh nhẹ trong thời gian ngắn.
Video đang HOT
Giai đoạn 3 (năm 2018): Dòng vốn toàn cầu rút khỏi các thị trường mới nổi khi mà các yếu tố rủi ro gia tăng như như chiến tranh thương mại, FED tăng lãi suất. Đối với TTCK Việt Nam, việc chỉ số VN-Index đạt đỉnh giai đoạn cuối Q1/2018 cũng là nguyên nhân khiến áp lực bán từ khối ngoại gia tăng mạnh. Trong giai đoạn này, chỉ số VN-Index sụt giảm giai đoạn nửa đầu năm, trước khi đi ngang với biên độ giao động mạnh.
Dòng vốn ngoại khó có thể đảo chiều mua ròng trong tương lai gần
Theo KBSV, điểm dễ nhận thấy trong các giai đoạn khối ngoại bán ròng trong quá khứ trong khoảng thời gian dài là việc chỉ số VN-Index chỉ có thể tạo đáy và hồi phục bền vững khi xu hướng bán ròng kết thúc, trừ khi có các động lực riêng (thông tin thoái vốn của SCIC, cổ phần hóa doanh nghiệp, nhóm cổ phiếu dầu khí hồi phục cùng xu hướng giá dầu…).
Đối với giai đoạn bán ròng hiện tại, KBSV đánh giá dòng vốn khó có thể đảo ngược trong tương lai gần nếu không xuất hiện các thông tin hỗ trợ cụ thể (dịch bênh được kiểm soát, kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng hồi phục rõ rệt…).
Việc các NHTW tăng cường các chính sách kích thích kinh tế là tín hiệu tích cực, tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, dư địa nới lỏng chính sách của các NHTW không còn lớn như giai đoạn hậu khủng hoảng 2008-2009. Điều này đồng nghĩa với việc tác động của các chính sách này sẽ bị hạn chế đáng kể và khó có thể là động lực giúp xu hướng rút vốn ròng được đảo ngược. Trong khi đó, đối với các động lực thu hút vốn ngoại trong nước, câu chuyện thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ khó có thể được đẩy mạnh.
Mặc dù chịu áp lực bán từ khối ngoại ở thời điểm hiện tại tương đồng với giai đoạn 2 (cuối 2015, đầu 2016), tuy nhiên chỉ số VN-Index có diễn biến tiêu cực hơn hẳn 3 giai đoạn trước do áp lực bán đến từ cả khối nhà đầu tư trong nước trước các lo ngại về tác động của dịch cúm Corona. Khác với các giai đoạn trong quá khứ, khi mà kinh tế Việt Nam tỏ ra tương đối vững vàng trước các biến động bên ngoài; ở giai đoạn hiện tại, dịch Corona dự báo sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, cũng như lợi nhuận các doanh nghiệp trong nước, và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu.
Nhìn lại giai đoạn năm 2003, bối cảnh kinh tế toàn cầu vừa hồi phục từ khủng hoảng tại Mỹ cuối năm 2000 và khủng hoảng Châu Á cuối những thập niên 90, tác động của dịch SARS đã là tương đối rõ nét đến tăng trưởng kinh tế.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù chưa có cơ sở để đánh giá chi tiết, KBSV cho rằng dịch Corona sẽ có tác động lớn hơn nhiều khi mà kinh tế toàn cầu trước đó đã cho thấy các dấu hiệu suy yếu, các NHTW không còn nhiều dư địa nới lỏng chính sách, trong khi chu kỳ kinh tế đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kéo dài hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng gần nhất.
Đối với kinh tế Việt Nam, mức độ hòa nhập và độ mở kinh tế có sự khác biệt hoàn toàn so với giai đoạn dịch SARS. KBSV cho rằng tác động của dịch Corona đến biến động TTCK Việt Nam chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều, do không chỉ gây ra các ảnh hưởng lớn hơn đến tăng trưởng kinh tế trong nước, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết, mà còn tác động đến các kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, tăng vốn ngân hàng quốc doanh của Chính phủ.
Theo Trí thức trẻ
Thị trường "bulltrap", VN-Index giảm gần 9 điểm
Trong khi đó, "nhóm FLC" đang thu hút dòng tiền khá tốt với HAI, KLF, AMD tăng kịch trần.
Sau những phút "bulltrap" đầu phiên, diễn biến thị trường đang trở nên khá xấu với số mã giảm điểm tăng mạnh. Các Bluechips FPT, MSN, VCB, VIC, VJC, PLX, VRE, VHM,...đồng loạt giảm mạnh khiến thị trường mất đi trụ đỡ. Nỗ lực của GAS, VNM, SAB là không đủ giúp thị trường tránh khỏi giảm sâu.
Đà giảm lan rộng ra nhiều nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, dầu khí, bất động sản, xây dựng, dệt may...
Trong khi đó, "nhóm FLC" đang thu hút dòng tiền khá tốt với HAI, KLF, AMD tăng kịch trần.
Tại thời điểm 10h35', chỉ số VN-Index giảm 8,83 điểm (1,05%) xuống 828,67 điểm; HNX-Index giảm 0,2% xuống 105,99 điểm.
Những phút đầu phiên diễn ra khá tích cực và chỉ số VN-Index có lúc tăng 7 điểm. Tuy vậy, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý giới đầu tư khiến áp lực bán mau chóng gia tăng, kéo theo sự đảo chiều của chỉ số.
Các Bluechips như HPG, VCB, VIC, VJC, VRE, PNJ, VHM, NVL...đồng loạt giảm điểm đang ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Ở chiều ngược lại, BVH, CTG, FPT, GAS, VNM, SAB, MBB là những cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý.
"Nhóm FLC" đang thu hút dòng tiền khá mạnh với hàng loạt mã tăng như ROS, FLC, HAI, KLF, AMD, ART, trong đó HAI, KLF, AMD thậm chí tăng trần.
Tại thời điểm 9h50', chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,54 điểm (0,3%) xuống 834,96 điểm; trong khi HNX-Index tăng 0,59% lên 106,82 điểm và UPCom-Index tăng 0,43% lên 53,64 điểm.
Khối ngoại hiện bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 15 tỷ đồng, tập trung vào HPG, NVL, VJC, E1VFVN30...
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Lo ngại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, VN-Index đảo chiều giảm sau ít phút tăng đầu phiên "Nhóm FLC" đang thu hút dòng tiền khá mạnh với hàng loạt mã tăng như ROS, FLC, HAI, KLF, AMD, ART, trong đó HAI, KLF, AMD thậm chí tăng trần. Những phút đầu phiên diễn ra khá tích cực và chỉ số VN-Index có lúc tăng 7 điểm. Tuy vậy, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?
Netizen
18:47:44 17/05/2025
Cháy lớn tại nhà máy sản xuất lốp Kumho (Hàn Quốc)
Thế giới
18:38:20 17/05/2025
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ
Góc tâm tình
18:26:39 17/05/2025
Gil Lê bị soi tệ với Xoài Non che ô 1 mình để bạn gái đứng nắng, CĐM réo Xemesis
Sao việt
18:24:52 17/05/2025
Mỹ nhân 2k3 độn hông méo cả người và ám ảnh vẻ đẹp hoàn hảo tại Kpop
Sao châu á
18:16:49 17/05/2025
Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa
Ôtô
18:02:09 17/05/2025
Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an
Tin nổi bật
17:57:30 17/05/2025
Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó
Lạ vui
17:44:42 17/05/2025
Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?
Nhạc quốc tế
17:40:04 17/05/2025
10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận
Nhạc việt
17:36:16 17/05/2025