Kazakhstan như “vùng chiến sự” vì khói lửa bạo loạn
Kazakhstan, quốc gia Liên Xô cũ nằm ở khu vực Trung Á, đang đối mặt với làn sóng biểu tình tồi tệ nhất trong 3 thập niên, khiến hàng chục người chết và hàng nghìn người bị thương.
Cảnh sát thành phố lớn nhất Kazakhstan – Almaty – ngày 6/1 thông báo, hàng chục người biểu tình thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc xô xát dữ dội. Trong khi đó, quân nhân từ liên minh quân sự của các nước Liên Xô cũ do Nga dẫn đầu đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ nhằm cố gắng kiểm soát tình hình, trong làn sóng biểu tình được đánh giá là tồi tệ nhất trong 30 năm qua ở Kazakhstan.
Ít nhất 13 nhân viên an ninh đã thiệt mạng ở Almaty và 353 người khác bị thương, theo đài truyền hình Khabar 24. Ở các khu vực khác, hơn 1.000 người bị thương do tình hình bất ổn ở quốc gia Trung Á. Gần 400 người đã nhập viện, 62 người vào phòng chăm sóc tích cực, theo Bộ Y tế Kazakhstan.
Người biểu tình đã cố gắng giành quyền kiểm soát các tòa nhà hành chính, trụ sở cảnh sát Almaty, dẫn đến phản ứng của cảnh sát, làm khoảng 12 người thiệt mạng. Làn sóng biểu tình bạo lực đã nổ ra khi giá nhiên liệu tăng cao, cùng với sự tức giận của người dân đối với nạn tham nhũng, đã biến thành bạo loạn.
Đại diện cảnh sát Almaty đã kêu gọi người dân ở yên tại nhà trong bối cảnh hoạt động chống khủng bố đang được tiến hành ngày 6/1 tại quảng trường đường Masanchi, Karasai Batyr-Zhambyl và Baitursynov.
Theo các nhân chứng, tiếng súng nổ và la hét đã xuất hiện ở Almaty trong cuộc đối đầu vào ban đêm giữa lực lượng hành pháp và người biểu tình.
Cảnh sát cho biết, súng đã bị đánh cắp khỏi cửa tiệm bán vũ khí. Đài truyền hình Khabar 24 dẫn lời giới chức Almaty đã đưa tin về việc tìm thấy thi thể của 2 thành viên lực lượng hành pháp bị mất đầu.
Ngày 5/1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã yêu cầu Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) trợ giúp sau khi phong trào biểu tình bùng phát khắp cả nước vào những ngày đầu năm 2022 nhằm phản đối giá khí tự nhiên hóa lỏng tăng. Các cuộc biểu tình ban đầu diễn ra trong ôn hòa, nhưng sau đó đã bùng phát thành bạo lực nghiêm trọng.
Kazakhstan như “vùng chiến sự” vì khói lửa bạo loạn
Lực lượng an ninh được triển khai trên đường phố Kazakhstan khi làn sóng biểu tình tiếp tục lan rộng.
Chính quyền Kazakhstan đã đưa ra nhiều nhượng bộ, bao gồm việc nhiều quan chức từ chức tập thể, tuy nhiên vẫn chưa thể xoa dịu được dư luận. Đây được xem là thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Tokayev, trong đó nhiều người biểu tình không hài lòng về cách hoạt động của chính phủ, điều kiện sống, tình trạng thất nghiệp tại quốc gia Liên Xô cũ sở hữu trữ lượng dầu mỏ dồi dào.
CSTO hôm 6/1 đã bắt đầu đưa lực lượng tới Kazakhstan, với các quân nhân Nga tới bằng máy bay quân sự. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ các cơ sở quân sự và chính phủ quan trọng, hỗ trợ lực lượng Kazakhstan nhằm khiến tình hình ổn định trở lại.
Tại nhiều thành phố, người biểu tình đã nhằm mục tiêu vào các trụ sở nhà nước, những nơi mà cửa sổ, cửa ra vào đã bị phá hoại. Đám đông giận dữ sử dụng gạch đá, gậy, khí gas, hơi cay để tấn công.
Kazakhstan, quốc gia có lãnh thổ lớn thứ 9 thế giới, sở hữu một nền kinh tế khá phát triển kể từ khi tuyên bố độc lập sau khi Liên Xô tan rã. Đây được xem là một trong nước Liên Xô cũ ổn định nhất và những biến động leo thang căng thẳng trong những ngày qua được xem là diễn ra khá nhanh.
Kazakhstan "căng như dây đàn", Nga điều quân trấn áp bạo loạn
Nga đã đưa lính nhảy dù đến Kazakhstan để cùng lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế đối phó bạo loạn ở quốc gia Trung Á.
Nổ súng giữa bạo loạn ở Kazakhstan
Người biểu tình đốt tòa nhà hành chính thành phố Almaty, Kazakhstan ngày 5/1 (Ảnh: Reuters).
Thông báo của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan hôm nay 6/1 cho biết, Nga đã đưa lính nhảy dù tới Kazakhstan để cùng lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế dập tắt tình trạng bạo loạn tại Kazakhstan.
Trước đó, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã kêu gọi sự giúp đỡ từ CSTO nhằm giúp Kazakhstan đối phó với tình hình an ninh bất ổn tại nhiều thành phố. Ông Tokayev cáo buộc những người biểu tình phá hoại "hệ thống nhà nước" và cho rằng "nhiều người trong số này đã được đào tạo quân sự ở nước ngoài".
Xe cảnh sát bị đốt tại Almaty (Ảnh: Reuters).
Các cuộc biểu tình bùng phát sau khi chính phủ Kazakhstan quyết định dừng trợ giá khí hóa lỏng (LPG) vào đầu năm. Nhiều người Kazakhstan sử dụng nhiên liệu này để chạy xe vì chi phí thấp.
Chính phủ Kazakhstan ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Tại các thành phố lớn, người biểu tình tấn công các quan chức chính quyền địa phương, đập phá các tòa nhà của chính phủ. Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết người biểu tình đã dùng gạch đá, gậy gộc, hơi cay và bom xăng để tấn công.
Theo các phóng viên của Reuters đưa tin từ hiện trường, nhiều xe bọc thép và binh sĩ đã tiến vào quảng trường chính của Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan, vào sáng nay, nơi hàng trăm người tiếp tục biểu tình chống chính phủ trong ngày thứ 3 liên tiếp.
Tiếng súng nổ ra khi các binh sĩ tiếp cận đám đông biểu tình. Kể từ đó, tình hình ở quảng trường dường như yên bình hơn. Đoạn video chưa được xác minh trên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ tuần tra các tuyến phố ở Almaty trong đêm.
Tổng thống Tokayev cho biết người biểu tình đã chiếm các tòa nhà công quyền, cơ sở hạ tầng và vũ khí. Truyền hình nhà nước Kazakhstan cũng chiếu video cho thấy nhiều vũ khí tập kết trên đường phố. Ông Tokayev cáo buộc "các phần tử khủng bố" đứng sau vụ chiếm sân bay Almaty.
Các video trên mạng xã hội cho thấy đám đông quá khích đã xông vào các cửa hàng, đập vỡ cửa kính và lợi dụng tình trạng hỗn loạn để cướp bóc, hôi của.
Cửa kính bị đập vỡ trong cuộc biểu tình tại Kazakhstan (Ảnh:
Ông Tokayev cũng ra lệnh bảo vệ các đại sứ quán nước ngoài và các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của các công ty nước ngoài. Trước đó, uy tín về sự ổn định của Kazakhstan đã giúp nước này thu hút hàng trăm tỷ USD đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp dầu mỏ và kim loại.
Truyền hình nhà nước cũng cho biết Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan đã quyết định tạm dừng hoạt động của các ngân hàng ở nước này vì sự an toàn của các nhân viên.
Hãng thông tấn TASS dẫn thông tin từ Bộ Y tế Kazakhstan cho biết hơn 1.000 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình và hơn 400 người trong số họ đang phải nhập viện. Cảnh sát Kazakhstan cho biết họ đã tiêu diệt hàng chục đối tượng bạo loạn cố xông vào các tòa nhà công quyền ở Almaty.
Lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan
Lực lượng an ninh Kazakhstan đối phó người biểu tình (Ảnh: Reuters).
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên CSTO, hôm nay thông báo "lực lượng gìn giữ hòa bình" đã được triển khai tới Kazakhstan trong khoảng thời gian "có giới hạn" để giúp quốc gia này ổn định tình hình.
"Để đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev và xem xét mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và chủ quyền của Kazakhstan, cùng nhiều yếu tố khác, CSTO đã quyết định cử Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Tập thể đến Cộng hòa Kazakhstan theo Điều 4 của Hiệp ước An ninh Tập thể", Thủ tướng Nikol Pashinyan cho biết trong một tuyên bố trên Facebook.
Liên minh CSTO vẫn chưa công bố quy mô của đợt triển khai, nhưng Thủ tướng Pashinyan cho biết binh lính sẽ ở lại Kazakhstan "trong một khoảng thời gian có giới hạn để ổn định tình hình".
Nga ủng hộ giải pháp hòa bình cho bất ổn ở Kazakhstan Ngày 5/1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở quốc gia láng giềng Kazakhstan và kêu gọi các bên tiến hành đối thoại trong bối cảnh tình trạng bất ổn chưa từng thấy đã vượt tầm kiểm soát ở quốc gia Trung Á này. Người biểu tình tập trung tại thành phố Almaty, Kazakhstan...