Katy Perry ngoảnh mặt với 20 triệu USD của American Idol
Được trả thù lao kỷ lục, cao hơn cả diva Mariah Carey nhưng giọng ca “I Kissed A Girl” đã từ chối số tiền này.
Trang TMZ mới đây tiết lộ một thông tin “mật”: các nhà sản xuất của chương trìnhAmerican Idol muốn có Katy Perry tới mức mà họ đã mời chào với mức giá 20 triệu USD (420 tỷ VND) để Katy ngồi lên ghế nóng. Số tiền này nhiều hơn hẳn 18 triệu USD (378 tỷ VND) mà nhà sản xuất trả cho diva nhạc pop Mariah Carey và còn phá kỷ lục hợp đồng giám khảo kếch xù nhất từ trước tới nay. Nhưng tiếc thay, giọng ca xinh đẹp đã nói “không” với thù lao hậu hĩnh này.
Katy Perry từ chối thù lao khủng của American Idol.
Nguồn tin thân cận với chương trình nói với TMZ rằng họ đã theo đuổi, thuyết phục Katy trong nhiều tuần qua để cô ký vào bản hợp đồng. Ban đầu, Katy được mời với thù lao 18 triệu USD – tương đương với đàn chị Mariah Carey đã gật đầu trước đó, nhưng khi cô từ chối, trị giá bản hợp đồng trong vòng 1 năm được đẩy lên tới 20 triệu USD. Tuy nhiên, nữ ca sĩ 27 tuổi vẫn kiên quyết lắc đầu.
Giọng ca I Kissed A Girl được cho là không có hứng thú với American Idol nên chuyện tiền bạc không phải là vấn đề đối với cô. Thêm vào đó, Katy hiện đang bận rộn với những show diễn triền miên nên cô không có thời gian làm giám khảo. Nữ ca sĩ nghĩ rằng ghế nóng American Idol không phải lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của mình. Trước đó, cô từng làm giám khảo khách mời cho cuộc thi này.
Video đang HOT
Katy từng làm giám khảo khách mời cho vòng thử giọng của cuộc thi.
Trong khi đó, ngoài Mariah Carey, American Idol mùa giải mới hiện vẫn đang trống 2 ghế nóng, hàng lọat các ca sĩ nổi tiếng được đưa ra làm ứng cử viên nhưng chưa có ai chính thức ký kết.
VŨ NHẬT
Theo Infonet
Ca sỹ Kpop và những nỗi khổ mang tên 'thù lao'
Gần đây, thông tin về khoản thu nhập của các nhóm nhạc và ca sỹ thần tượng Kpop đã được công bố và ngay lập tức thu hút được sự quan tâm chú ý đặc biệt của người hâm mộ.
Một nam ca sĩ "A" - thành viên của nhóm nhạc thần tượng ở Kpop đã chân thành chia sẻ: "Khoảng 2 năm sau khi ra mắt, tôi và những người bạn khác trong nhóm mới được nói về chuyện tiền thù lao..."
Các nhóm nhạc Kpop đang nở rộ trong giai đoạn hiện nay.
Trong hai năm đó, nam ca sĩ này đã phát hành tổng cộng 3 mini album, tổ chức những chương trình quảng bá ở cả Hàn Quốc cũng như ở nước ngoài nhưng cứ mỗi lần anh đề cập đến vấn đề tiền thù lao, công ty quản lý của anh lại trả lời rằng, anh ấy vẫn chưa vượt qua "điểm hòa vốn" chính vì vậy mà họ chưa thể thanh toán cho anh được. Kinh phí dành cho việc đào tạo để "xuất xưởng" một sản phẩm của các ca sĩ và nhóm nhạc thần tượng thường là con số dao động từ 0,5 cho đến 1 tỷ won (khoảng 10 - 20 tỷ đồng).
Như vậy, chỉ đến khi doanh thu của nghệ sĩ vượt qua "điểm hoà vốn" chi phí sản xuất thì họ mới có thể nghĩ đến những khoản thu nhập từ phía công ty. Chi phí sản xuất cho một thần tượng Kpop sẽ gồm chi phí luyện thanh nhạc, vũ đạo, thu âm, sản xuất đĩa, quay MV cùng như những chi phí khác như: gặp mặt người hâm mộ, ký tặng, chụp hình lưu niệm... Khi được xuất hiện trên những chương trình truyền hình cũng sẽ phát sinh những hạng mục khác của chi phí như: trang phục biểu diễn, làm tóc và thuê những vũ công phụ hoạ cho tiết mục biểu diễn của mình. Và kể cả những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nhà ở, thực phẩm và việc sử dụng các phòng thu âm cũng sẽ nằm trong những hạng mục của chi phí.
Nhóm nhạc SNSD hiện nay là một trong những nhóm nhạc đình đám nhất Kpop.
Là một nhóm nhạc đã phát hành 3 album trong năm 2001, thế nhưng nhóm nhạc "B" đã phải tự thanh toán đến hai lần trong nửa đầu năm nay. Một thành viên trong nhóm này đã cho biết: "Dù album đầu tiên chúng tôi làm tốt thì chúng tôi cũng không thể nhận được quyết toán. Thực tế thì chúng tôi cảm thấy vô cùng lo lắng khi phát hành một album và không biết album đó có vượt qua mức hoà vốn của chi phí hay không."
Thông thường khi một công ty quản lý muốn thực hiện chương trình quảng bá tại thị trường nước ngoài thì cần phải được sự đồng ý của các nghệ sĩ. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế ở thị trường âm nhạc Kpop, các nghệ sỹ thần tượng khó có thể làm ngược lại trước những quyết định của công ty quản lý. Và đương nhiên, họ vẫn sẽ phải gánh thêm những áp lực và gánh nặng về phần chi phí sản xuất.
Điều đang tồn tại ở thị trường âm nhạc Hàn Quốc là ở cách thức phân chia doanh thu và lợi nhuận giữa công ty với nghệ sỹ, trong đó, công ty có quyền không trả tiền thù lao với lý do công ty làm ăn thua lỗ vì sự thất bại của nghệ sĩ.
Nhóm nhạc Wonder Girls.
Đại diện từ một công ty giải trí cho biết: "Trước đây, chi phí sản xuất được tính riêng. Các nghệ sĩ sẽ nhận được tiền khi doanh thu vượt qua chi phí sản xuất. Còn đối với những khoản chi phí thuộc về sự kiện sẽ được chia đều giữa nghệ sĩ đó và công ty. Tuy nhiên, hầu hết những công ty áp dụng cách thức này thì đều thất bại. Các công ty sẽ không thể hoạt động bình thường và tồn tại trong một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh mà không đạt được mức hoà vốn."
Tại thị trường âm nhạc Hàn Quốc, SM Ent và JYP Ent là một trong những cái tên hiếm hoi của những công tý giải trí âm nhạc Kpop chấp nhận gần như toàn bộ kinh phí để đào tạo một nhóm nhạc hay ca sĩ thần tượng mới. Tuy nhiên, hai công ty này có thể làm được vậy cũng là nhờ vào khoản doanh thu cực lớn từ những nghệ sĩ đã thành công trước đó.
Theo The Box
Vì sao người dùng ngoảnh mặt với BlackBerry? Nhà sản xuất BlackBerry đã bị người tiêu dùng bỏ rơi thậm chí cả những khách hàng "ruột thịt" cũng chuyển sang sử dụng các sản phẩm chạy hệ điều hành iOS và Android. Hiện nay, ông Thorsten Heins, giám đốc điều hành của RIM vẫn chưa đưa ra bất cứ kế hoạch nào nhằm khắc phục tình trạng thị phần của RIM...