Katie Holmes – Bà mẹ ngôi sao tận tụy với con gái
Dù là một ngôi sao nổi tiếng nhưng Katie Holmes vẫn chỉ là một bà mẹ bình thường, tận tụy chăm sóc cô con gái nhỏ bằng tất cả tình yêu thương. Đặc biệt là sau khi vợ chồng cô chia tay, Katie càng không muốn con gái chịu thiệt thòi.
Mới đây, giới săn tin đã chộp được hình ảnh Katie với gương mặt không trang điểm, quần áo có phần luộm thuộm lao như bay tới trường học của con gái để mang ba lô cho con sau khi nhận được tin bé Suri để quên ba lô ở nhà. Hình ảnh rất chân thực và phụ nữ của Katie Holmes khiến nhiều người xúc động và hiểu rằng, dù là một ngôi sao nhưng người phụ nữ này không bao giờ quên vai trò của một bà mẹ.
Giới săn tin chộp được hình ảnh Kate Holmes đầu bù tóc rối lao đến trường của con gái sau khi phát hiện ra cô bé quên balo và bữa ăn trưa ở nhà.
Hình ảnh rất chân thức và xúc động của bà mẹ ngôi sao.
Cô con gái của Katie Holmes hiện đang theo học tại một trường tư khá nổi tiếng tại New York, gần khu vực mà hai mẹ con cô thuê nhà ở. Sau khi tuyên bố chia tay với tài tử Tom Cruise vào tháng 6 năm ngoái, Katie Holmes đã tự lo liệu cho cuộc sống của hai mẹ con cô. Ngoài việc tìm nhà, tìm trường cho con gái và tự đi chợ nấu ăn cho con gái, Katie vẫn đảm bảo được lịch làm việc bận rộn của một ngôi sao.
Cuộc sống của Katie sau khi chia tay Tom Cruise có thể vất vả hơn nhưng nụ cười chưa bao giờ tắt trên môi cô. Đi bên cạnh cô con gái 6 tuổi, Katie luôn thật rạng rỡ và thanh thản. Cách đây một tuần, báo giới Mỹ bất ngờ đưa tin, Katie đang hò hẹn với chàng diễn viên điển trai Jake Gyllenhaal, song đại diện của nữ diễn viên 33 tuổi đã lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Katie Holmes dành cho con gái sự quan tâm đặc biệt nhất.
Video đang HOT
Katie Holmes đã góp mặt trong buổi diễn cuối cùng của vở kịch Dead Accounts, đánh dấu lần thứ hai cô xuất hiện trên sân khấu Broadway. Dù Dead Accounts không đạt được doanh thu như mong đợi và trở thành vở kịch có doanh thu “tệ hại” nhất tại Broadway nhưng cả ê-kíp thực hiện vở kịch này vẫn dành nhiều cảm tình tốt đẹp cho nỗ lực làm việc của bà mẹ đơn thân Katie Holmes.
Nhà sản xuất của vở kịch nói với báo giới: “Tôi rất tự hào về cả ê-kíp tham gia vở kịch. Theresa Rebeck và Jack O’Brien đã tạo nên một vở kịch thú vị và hài hước. Chúng tôi đều rất buồn khi ngày diễn cuối cùng của Dead Accounts đến. Tôi rất mong được làm việc với êkíp tài năng và sáng tạo này trong tương lai gần”.
Katie Holmes trong vở kịch Dead Accounts
Kể từ khi chia tay với Tom Cruise, Katie Holmes càng chứng tỏ bản lĩnh và nghị lực đáng nể.
Theo Dân Trí
Một nhà giáo, một nhà Hán học đã ra đi
Cô Phạm Thị Hảo, một nhà giáo yêu nghề, giản dị, tận tụy với học trò; một nhà Hán học uyên bác, khiêm nhường, có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu ngữ văn phương Đông vừa mới ra đi (ngày 3/11/2012 tại TPHCM).
Cô Phạm Thị Hảo sinh năm 1933 ở Ninh Bình, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Ngay từ năm 1951, cô đã được cử sang học đại học về Trung văn ở Nam Ninh, Trung Quốc, cùng thế hệ với GS Phan Văn Các (nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm), GS Đặng Đức Siêu, GS Nguyễn Ngọc San (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)... Học hết 4 năm đại học, cô ở lại dạy tiếng Hoa cho lưu học sinh Việt Nam ở Khu học xá Trung ương Nam Ninh. Năm 1959, cô về nước, làm giảng viên Trung văn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đầu thập niên 1960 đến năm 1972, cô tham gia lớp bồi dưỡng Hán Nôm ở Trường Đại học Sư phạm và Viện Văn học tổ chức. Nhờ đó cô được thọ giáo những nhà Hán học danh tiếng nhất của Việt Nam lúc bấy giờ như: Cao Xuân Huy, Lê Thước, Phạm Phú Tiết, Phạm Thiều, Hoàng Thúc Trâm, Đào Phương Bình, Đỗ Ngọc Toại, Nguyễn Kỳ Nam... Cô tiếp tục giảng dạy về ngữ văn Trung Quốc ở Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau năm 1975, cô chuyển vào Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TPHCM, làm trưởng bộ môn Văn học nước ngoài một thời gian dài.
Trong quá trình giảng dạy, cô đã biên soạn nhiều giáo trình cho sinh viên như: Giáo trình văn học Trung Quốc và tài liệu tham khảo (Tủ sách Đại học Sư phạm TPHCM), Ngữ pháp cơ bản tiếng Hán hiện đại (Tủ sách Đại học Tổng hợp TPHCM xuất bản), Văn học Trung Quốc giản yếu (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM), Giáo trình văn học Trung Quốc bằng Trung văn (dùng dạy cho sinh viên ngành Trung Quốc học).
Sau khi về hưu, cô dành nhiều thời gian nghiên cứu, cô càng viết càng nhanh, càng viết càng hay. Hàng loạt công trình có giá trị ra đời: Kinh thi tinh tuyển (NXB Đồng Nai, 1999), Truyện đọc song ngữ Hoa Việt (NXB Giáo dục, 2000), Dã thảo: Tản văn Lỗ Tấn (NXB Văn nghệ TPHCM, 2006), Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp (dịch chung với GS Trần Thanh Đạm, NXB Văn học, 2007), Khái niệm lý luận văn học Trung Quốc (NXB Văn học, 2008), Độc chiếm hoa khôi (Tam ngôn nhị phách), (tiểu thuyết cổ Trung Hoa, NXB Hội Nhà văn, Công ty Sách Phương Nam, 2011)...
Trong số các sách trên, có 3 quyển đặc biệt chú ý. Thứ nhất là cuốn Kinh thi tinh tuyển. Trước nay Kinh thi đã từng được Tản Đà dịch một ít, bản dịch đầy đủ nhất là bản dịch của Tạ Quang Phát, xuất bản ở Sài Gòn trước 1975. Thế nhưng bản dịch ấy khô khan quá, hơn nữa lại căn cứ vào chú giải của Chu Hy, nên các bài thơ bị chú giải sai lệch đi hết cả. Bản Kinh thi tinh tuyển của Phạm Thị Hảo chú dịch Kinh thi đúng như tinh thần ban đầu của nó là các bài ca dao dân ca. Bản dịch được đón nhận nồng nhiệt, sau đó cô Hảo còn được đặt hàng dịch toàn bộ Kinh thi theo tinh thần ấy.
Tập Truyện đọc song ngữ Hoa Việt (NXB Giáo dục, 2000) giới thiệu những danh tác của văn học Trung Quốc theo dạng song ngữ. Sách rất hữu ích đối với người đọc biết tiếng Hoa. Chỉ 3 năm sau khi ra đời, sách được tái bản liên tục đến 3 lần.
Công trình đồ sộ nhất của cô Hảo là dịch Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp. Đây là cuốn sách lý luận văn học được coi là kỳ thư của văn học Trung Quốc. Trước nay chỉ có bản trích dịch của GS Phan Ngọc. Bản dịch của GS Phan Ngọc rất hay, rất tài hoa, nhưng chỉ là trích dịch, hơn nữa lại được dịch vào thời rất thiếu sách vở và từ điển để tra cứu, nên giá trị cũng ít nhiều bị hạn chế. Cô Phạm Thị Hảo và phu quân là GS Trần Thanh Đạm đã căn cứ vào những tài liệu chú giải mới nhất của giới nghiên cứu Trung Quốc mà dịch toàn bộ và giới thiệu rất kỹ càng cuốn sách. Sách in đẹp, có kèm theo nguyên tác chữ Hán rất tiện cho người nghiên cứu. Sách trở thành sách "gối đầu giường" của các nghiên cứu sinh, học viên cao học ngữ văn và các thầy cô giáo dạy văn.
Được biết cô đã kịp hoàn thành bản thảo: Thơ Đỗ Phủ toàn tập, Thi phẩm của Chung Vinh, Tam ngôn nhị phách, Kinh thi toàn tập... Người đọc mong chờ sách sẽ được xuất bản nay mai.
Với những đóng góp trong việc nghiên cứu ngữ văn, cô Phạm Thị Hảo được vinh danh là một trong 5 nhà Trung Quốc học tiêu biểu nhất của miền Nam (cùng với GS Bửu Cầm, GS Nguyễn Khuê, nhà nghiên cứu Nguyễn Tôn Nhan, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh) trong công trình các nhà Trung Quốc học thế giới do Đại học Quốc gia Đài Loan chủ trì.
Bên cạnh những công trình lớn, cô Phạm Thị Hảo còn có nhiều bài viết có giá trị về Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản... của Việt Nam; Đỗ Phủ, Lỗ Tấn, Lão Xá... của Trung Quốc. Gần đây nhất cô có tham gia Hội thảo quốc tế về văn học cận đại Đông Á với một bài viết rất công phu và thú vị: Quách Mạt Nhược - người đặt nền móng cho thơ hiện đại Trung Quốc, trong đó cô dịch một bài thơ nổi tiếng nhất của thơ mới Trung Quốc - bài Phượng hoàng niết bàn (Cõi niết bàn của chim phượng hoàng).
Bài thơ dùng đề tài thần thoại nói về chuyện đôi chim phượng hoàng xếp gỗ thơm lại tự thiêu rồi lại tái sinh từ trên đống tro tàn. Đoạn cuối có viết: " Nước triều dâng cao/ Nước triều dâng cao/ Ánh sáng chết đã tái sinh!/ Vũ trụ chết đã tái sinh!/ Phượng Hoàng chết đã tái sinh!". Bài dịch thơ của nhà nghiên cứu Phạm Thị Hảo lại như bài ca từ thế: có thể qua giàn lửa cô cũng sẽ tái sinh ở thế giới khác - thế giới của những người tốt, người hiền - như chim phượng hoàng kia!
PGS-TSĐoàn Lê Giang
(Trường ĐH KHXH-NV - ĐHQG TPHCM)
Theo SGGP
Lớp học đặc biệt của cô Huyền Biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp mà cô trò chúng ta có với nhau sẽ theo chúng em suốt cuộc đời. Gian nhà xưa chật hẹp - cũng là nơi cô cho hơn 40 học sinh chúng em tri thức - vẫn còn mãi trong trí nhớ em. Cô Lương Thị Huyền (đứng giữa) chụp hình lưu niệm với lớp 9A4 dịp cuối...