Kante sẽ chôn đời trong sơ đồ 4-3-3 của Chelsea
HLV Lampard đã chọn 4-3-3 là đội hình tối ưu, chắc chắn, những biến động nhân sự trong năm nay ở Chelsea sẽ dựa trên sự sẵn có của cầu thủ phù hợp với sơ đồ này.
Nhưng đó lại là mộ huyệt của Kante bởi với anh, một vị trí trong 2 tiền vệ đánh chặn trước hàng thủ mới là sinh lộ của anh.
Khi ra mắt với tư cách là HLV trưởng của Chelsea vào mùa Hè 2019, Frank Lampard đã trả lời câu hỏi liệu ông sẽ sử dụng N’Golo Kante như thế nào rằng: Tôi biết cách để triển khai năng lực của cầu thủ này. Và kèm theo một nụ cười.
Với những gì đã diễn ra từ tháng 8 đến tháng 2/2020, chúng ta đều thấy Kante đã hoạt động không mệt mỏi ở mức tối đa hoá cao nhất bên cánh phải tuyến giữa 3 người và luôn sẵn sàng xâm nhập vòng 16m50 của đối phương bất cứ khi nào có cơ hội. Tương tự như dưới thời Maurizio Sarri mùa 2018/19 vậy.
Mùa 2019/20 của Kante đã bị gián đoạn vì chấn thương nhưng sự hiệu quả của vai trò của anh đã trở thành đề tài tranh luận bất tận với câu hỏi lớn nhất là liệu Chelsea có tiếp tục để Kante đá như thế khi bóng đá trở lại hoặc trong tương lai hay không?
Kante đã thi đấu 9 trận ở mùa này trong sơ đồ 4-3-3
Điều thú vị nhất về kết luận mà Sarri và Lampard cùng đạt được là sự tiến hoá của vai trò đã từng khiến Kante nổi danh toàn cầu. Tiền vệ nhỏ con này đã vô địch World Cup 2018, đã vô địch Premier League 2 lần liên tiếp cùng Leicester và Chelsea khi hoạt động như là 1 trong 2 tiền vệ đánh chặn trước hàng thủ (double pivot).
Chelsea dưới thời Sarri – và giờ là Lampard – đã thi đấu tốt nhất trong sơ đồ 4-3-3, mặc dù phiên bản Lampard đã mang lại hương vị trẻ trung hơn bởi làn sóng trẻ của học viện Cobham.
Sự thay đổi vai trò của Kante có vẻ hơi khó khăn nhưng nó đòi hỏi phải điều chỉnh đáng kể và có bằng chứng cho thấy rằng điều này đã làm giảm tác động của anh ở cả hai đầu sân.
Kante bước sang tuổi 29 vào tháng trước, chịu đựng những chấn thương dai dẳng hơn bao giờ hết và vẫn còn 3 năm tại Chelsea, anh đã đạt được một thời điểm quan trọng trong sự nghiệp của Chelsea. Cả cầu thủ và CLB cần tìm cách tối ưu hóa lẫn nhau – hoặc một phần dựa trên các điều khoản có lợi cho cả hai bên.
Lampard đã dùng đội hình 4-3-3 trong 15 trên 29 trận ở Premier League mùa này. Mặt khác, ông cũng đã sử dụng hàng tiền vệ 2 người trong sơ đồ 4-2-3-1 hoặc 3-4-2-1. Kante đã xuất hiện trong 18 trận đấu cho Chelsea ở mùa này, với 9 trận trong sơ đồ 4-3-3 và 9 trận đá như một trong 2 tiền vệ trụ ở 2 sơ đồ kể trên.
Điều đó cho chúng ta một hình mẫu hợp lý để đưa ra những thống kê so với cách mà NHM và truyền thông cảm nhận về màn trình diễn của Kante trong mỗi sơ đồ. Khả năng hoạt động không có bóng của Kante xưa nay vốn là vũ khí lợi hại nhất và chúng ta hãy xem xét thông số này.
Việc xem xét có bao nhiêu pha tắc bóng, đánh chặn và thu hồi bóng mà anh đã thực hiện trên 1.000 lần cạnh tranh với đối thủ sẽ cho thấy một chỉ số khá rõ về việc Kante chủ động phòng thủ như thế nào.
Ở hàng tiền vệ trụ kép, chỉ số tắc bóng, đánh chặn và thu hồi bóng lần lượt là 3.8 – 15.0 – 10.0. Còn ở hàng tiền vệ 3 người thì lần lượt là 4.1 – 13.2 – 7.3. Chúng ta có thể thấy rằng khi Kante triển khai ở một hàng tiền vệ 3 người, anh đã thi đấu ít hiệu quả hơn.
Bớt đi một tiền vệ đánh chặn ở giữa sân có nghĩa là nhiều công việc hơn cho những người khác. Đây có lẽ không phải là kết quả đáng ngạc nhiên nhất nhưng trong bối cảnh Matteo Kovacic và Jorginho thể hiện phong độ cao ở một hàng tiền vệ ba người, Chelsea có thể có đủ nhân lực phòng ngự mà không cần Kante.
Những gì chúng ta thấy ở đây là Kante thực sự tạo ra số lần chạm bóng ít nhất trong 3 tiền vệ, với Jorginho đang thu hồi bóng nhiều nhất trên 1.000 lần tranh chấp. Nhìn vào khu vực những hành động phòng thủ này diễn ra sẽ nói lên một câu chuyện khác: Kante chơi mạo hiểm hơn ở phần sân đối phương khi hoạt động ở bên phải của hàng tiền vệ người và thận trọng hơn khi bao phần sân bên trái của hàng thủ 3 người.
Tuy nhiên, sở trường của anh vẫn là một double pivot
Ở một hàng tiền vệ 3 người với mục đích ngăn chặn các đợt tấn công của đối phương và cung cấp những cơ hội tấn công cho tuyến trên là quá thừa thãi, nhất là khi bộ ba đó lại chứa đựng một cỗ máy vận động vật lý siêu phàm như Kante thì có vẻ như là nhiều quá mức cần thiết.
Dưới thời Lampard, sở hữu bóng trung bình của Chelsea là 57,4%, do đó, mặc dù hàng tiền vệ được yêu cầu che chắn hàng phòng ngự, nhưng hỗ trợ tấn công mới là chức năng chính của tuyến này. Vì lý do đó, khả năng cầm bóng, triển khai tấn công và đôi khi cả ghi bàn mới là những đóng góp có giá trị nhất trong hệ thống của Lampard.
Video đang HOT
Các lựa chọn tiền vệ của Lampard tương đối nhẹ về yêu cầu ghi bàn. Jorginho (4 bàn, trong đó có 3 từ chấm penalty), Kante (3 bàn) và Kovacic (1 bàn) đều không đáng chú trong danh sách tiền vệ ghi bàn ở Premier League vì khả năng uy hiếp của họ là quá ít.
Tiền vệ Ross Barkley đạt được con số cơ bản tốt nhất về tỉ lệ bàn thắng kỳ vọng trong số phút thu đấu là 0,33 xG/90 phút thi đấu. Xếp sau là Mason Mount, tiền vệ trẻ có mùa đầu tiên ở đội Một. Anh đã ghi 6 bàn ở mùa này khi được đá ở cánh trong sơ đồ 4-3-3.
Các bàn thắng của hàng tiền vệ Chelsea có thể ít nhưng trong những mùa gần đây, rất ít đội chơi 4-3-3 có được nhiều bàn thắng từ tuyến này. Lý do để thiết lập đội hình này là sẽ sử dụng hàng công 3 người hoạt động trong 1/3 sân cuối cùng và họ sẽ chịu trách nhiệm ghi bàn chính. Cây đinh ba sung mãn Sadio Mane – Roberto Firmino – Mohamed Salah của Liverpool là một ví dụ hoàn hảo.
Vai trò của Kovacic và Jorginho đã đủ đầy khiến Lampard thấy bối rối với Kante
Trong số các đội đã chơi 4-3-3 từ 10 trận trở lên trong 3 mùa gần nhất, Chelsea, dưới thời Lampard, đứng thứ năm về tỷ lệ xG/90 phút từ hàng tiền vệ. Phía trên họ là cả 3 đội hình của Pep Guardiola và Man United ở mùa 2017/18, một đội hình gợi nhớ đến vai trò của Marouane Fellaini.
Chelsea không phải quá nghèo nàn trong việc tạo ra cơ hội từ hàng tiền vệ nhưng họ chắc chắn đang siết chặt hầu hết những thứ mà họ có. Có lẽ, do đó, chúng ta không nên trách cứ Kante và hàng tiền vệ của Chelsea bởi họ đều phục vụ tốt ý đồ chiến thuật của các HLV. Họ cần nhìn vào những gì sắp đến.
Willian chưa bao giờ là một tay săn bàn sung mãn và anh sẽ bước sang tuổi 32 vào mùa Hè này. Christian Pulisic đã có một mùa giải đầu tiên đầy hứa hẹn tại Stamford Bridge nhưng phải nỗ lực để giữ phong độ. Những gương mặt tươi tắn sắp ra mắt trong kỳ chuyển nhượng sắp tới với Hakim Ziyech. Nhưng Olivier Giroud và Pedro cũng sắp hết hợp đồng và Chelsea cần phải đầu tư hơn nữa.
Chelsea đã chấp nhận giao phó nhiệm vụ ghi bàn chính cho cây đinh ba trên hàng công trong sơ đồ 4-3-3, vậy miếng ghép cuối cùng của Lampard là làm thế nào để thúc đẩy hàng tiền vệ dâng lên để tăng sức uy hiếp hiệu quả hơn. Và điều này khiến Kante bị thất thế bởi anh phải từ bỏ vị trí sở trường.
Một phần lý do cho sự sụt giảm này đơn giản là do có nhiều nhân tố hơn ở hàng tiền vệ. Khi chơi trong tuyến giữa 3 người, Kante ít được chạm bóng hơn so với khi đóng vai trò ưa thích, giảm xuống từ 88 lần chạm xuống 64 lần chạm/90 phút.
Trong khi đó, Kovacic và Jorginho cho thấy khả năng phát triển bóng vượt trội của họ trong việc chuyền bóng. Điều này càng khiến cho vai trò của Kante thêm mờ nhạt. Chelsea không cần Kante thu hồi và chuyền bóng như khi anh ở Leicester nữa bởi họ đã có 2 chân chuyền thượng thặng, đủ để cấp bóng cho hàng công.
Do đó, trong một hàng tiền vệ 3 người cùng với Kovacic và Jorginho, có vẻ như khá rõ ràng rằng các cơ hội của Kante để thể hiện phẩm chất hủy diệt vô song bị giảm đi. Đồng thời, Lampard lại hy vọng Kante sẽ tăng cường khâu ghi bàn có vẻ là sự lạc quan quá mức.
Bán Kante là giải pháp hợp lý hơn là chôn vùi anh trong sơ đồ 4-3-3 thêm 3 năm nữa
Vậy các giải pháp là gì?
Khả năng rõ ràng nhất là nếu Lampard sẽ không xây dựng hệ thống của mình xung quanh Kante thì ông thực sự dư thừa người trong hệ thống của mình. Chelsea có dự trữ tốt ở hàng tiền vệ và sự cạnh tranh cho các vị trí sẽ phát triển hơn nữa khi Ruben Loftus-Cheek – tiền vệ có sở trường ghi bàn và xử lý bóng – đang đợi ngày trở lại.
Không ai biết cửa sổ chuyển nhượng sau đại dịch COVID-19 sẽ như thế nào, mặc dù nhiều người đang nghĩ rằng đó sẽ là một thị trường của một vài người mua. Nếu các vận động hành lang từ những CLB cá mập và những giải đấu lớn buộc UEFA phải tạm treo FFP, thì những CLB có chủ giàu như Chelsea sẽ đắc lợi.
Nhưng nếu Chelsea bán Kante ở thời điểm này có thể hợp lý. Chấn thương đã khiến “quái vật bé nhỏ này” chỉ thi đấu trong 22 trận/42 trận của Chelsea ở mùa này. Và ở tuổi 29, liệu Kante còn có thể tái lập đỉnh cao như những gì đã thể hiện trong giai đoạn 2016-2018?
Tuy nhiên, tài năng và thành tích của Kante vẫn khiến nhiều người đam mê. Hồi tháng 9/2019, có tin Real Madrid đã bày tỏ sự quan tâm đến Kante, trong khi PSG đã ngưỡng mộ cầu thủ này từ lâu.
Chelsea dường như không quá cần tiền mặt, nhưng bất kỳ khoản phí chuyển nhượng khổng lồ nào cũng sẽ giúp Lampard linh hoạt hơn rất nhiều trong việc xây dựng lại một đội bóng trẻ, năng động.
Liverpool đã sử dụng một chiến lược tương tự để đạt được hiệu quả ngoạn mục trong hai năm qua, bằng cách sử dụng cơn gió tiền từ Barcelona, để bán một Phillipe Coutinho vào tháng 1/2018 và dùng tiền đó để đưa đội bóng của họ lên một tầm cao mới.
Nếu vẫn giữ Kante, có thể vị trị hậu vệ phải là một ý tưởng tốt. Kante trước đó đã chơi hậu vệ phải trong sự nghiệp của mình và một động thái ở đó có thể chuyển sang bên trái cho Cesar Azpilicueta, một lựa chọn phòng thủ hợp lý hơn Marcos Alonso và Emerson.
Cuối cùng, khi HLV Lampard đã chọn 4-3-3 là đội hình tối ưu, chắc chắn, những biến động nhân sự trong năm nay ở Chelsea sẽ dựa trên sự sẵn có của cầu thủ phù hợp với sơ đồ này. Nhưng đó lại là mộ huyệt của Kante bởi với anh, một vị trí ở vai trò tiền vệ đánh chặn ngay trước hàng thủ mới là sinh lộ của anh.
Kỳ Lâm
Sanchez dẫn đầu đội hình chuyển nhượng sai lầm của Mourinho
Trong quãng thời gian dẫn dắt Chelsea, Inter Milan hay Manchester United, huấn luyện viên Jose Mourinho không tránh khỏi những sai lầm trong công tác chuyển nhượng.
Chiến lược gia người Bồ Đào Nha sở hữu không ít những chữ ký thất bại trong sự nghiệp cầm quân. Đồ hoạ: Minh Phúc.
Thủ môn Emiliano Viviano (Inter - 2009): HLV Mourinho chiêu mộ Viviano theo thỏa thuận đồng sở hữu với Bologna. Thủ môn này không ra sân lần nào cho Inter. Anh khoác áo Bologna trong cả 2 mùa, 2009/10 và 2010/11, sau đó chuyển sang chơi cho Palermo.
Hậu vệ Khalid Boulahrouz (Chelsea - 2006): Cầu thủ người Hà Lan gia nhập Chelsea từ năm 2006 với giá 10 triệu euro. Boulahrouz nhanh chóng bị HLV Mourinho gạch tên khỏi kế hoạch vì màn trình diễn thất vọng. Sau 20 lần ra sân cho "The Blues", anh bị đẩy sang Seville dưới dạng cho mượn, sau đó bán đứt cho Sevilla vào năm 2008 với giá chỉ khoảng 5 triệu euro.
Hậu vệ Pacco Djilobodji (Chelsea - 2015): Djulobodji là một trong những tân binh được Mourinho mang về ở nhiệm kỳ thứ 2 tại Chelsea. Cầu thủ trị giá 3 triệu euro xuất hiện đúng một lần ở League Cup, sau đó bị thanh lý vào cuối mùa 2015/16 vì vi phạm hợp đồng và không hoàn thành bài kiểm tra thể lực.
Hậu vệ Tal Ben Haim (Chelsea- 2007): Cầu thủ người Israel được HLV Mourinho chiêu mộ để làm phương án dự phòng cho Terry, Carvalho. Sau khi "Người đặc biệt" rời đi, Ben Haim mâu thuẫn với tân thuyền trưởng Avram Grant và ngay lập tức bị loại bỏ chỉ sau một mùa giải tại Stamford Bridge.
Hậu vệ Fabio Coentrao (Real Madrid - 2011): Hè 2011, Real Madrid chi 30 triệu euro phí chuyển nhượng để biến Coentrao thành hậu vệ cánh đắt giá thứ 2 lịch sử. Tại sân Bernabeu, tài năng của cầu thủ người Bồ Đào Nha chưa bao giờ được thừa nhận. Sau 2 lần bị đẩy đi dưới dạng cho mượn, Coentrao bị bán đứt cho Rio Ave vào hè năm 2018.
Tiền vệ Ricardo Quaresma (Inter - 2008): Quaresma cập bến Inter vào năm 2008 và đã trải qua một mùa giải thảm họa với chỉ 1 bàn thắng sau 19 lần ra sân. Đồng hương của Mourinho trụ lại sân Giuseppe Meazza đến năm 2010, sau đó bị đem bán cho Besiktas trong kỳ chuyển nhượng hè.
Tiền vệ Nuri Sahin (Real Madrid - 2011): Tiền vệ người Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Real vào năm 2011 với giá 10 triệu euro nhưng không thể chứng tỏ phẩm chất như khi còn chơi cho Dortmund. Sahin chỉ ra sân 4 lần tại La Liga, sau đó bị đẩy sang Liverpool dưới dạng cho mượn. Cầu thủ sinh năm 1988 may mắn có cơ hội làm lại sự nghiệp khi được trở về Signal Iduna Park vào năm 2012.
Tiền vệ Steve Sidwell (Chelsea - 2007): Sidwell gia nhập Chelsea dưới dạng tự do vào năm 2007. Cầu thủ này hoàn toàn không có cửa cạnh tranh cơ hội ra sân với Lampard, Essien và bị đẩy đi chỉ sau một mùa giải.
Tiền vệ Alexis Sanchez (Man Utd - 2018): Trong kỳ chuyển nhượng đầu năm 2018, Mourinho được Arsenal "bật đèn xanh" nên đã chớp cơ hội để chiêu mộ Alexis Sanchez. MU tưởng như sẽ có truyền nhân xứng đáng cho chiếc áo số 7 nhưng cựu cầu thủ Arsenal trở thành gánh nặng với đóng góp ít ỏi cùng khoản lương lên đến 500.000 bảng mỗi tuần.
Tiền đạo Mateja Kezman (Chelsea - 2004): Kezman được HLV Mourinho chiêu mộ năm 2004 từ PSV với giá 7 triệu euro. Cầu thủ này chỉ ghi 4 bàn sau 25 lần ra sân, để rồi bị bán sang Atletico Madrid vào hè 2005.
Tiền đạo Andriy Shevchenko (Chelsea - 2006): Sau quãng thời gian dài theo đuổi, Chelsea đã có được chữ ký của Shevchenko với giá 33 triệu euro. "Linh dương Đông Âu" chỉ ghi 9 bàn sau 48 trận tại Premier League cho "The Blues", sau đó phải trở về quê nhà đầu quân cho Dynamo Kyiv vào hè 2009.
Sanchez và Shevchenko là hai ngôi sao nổi bật nhất trong đội hình chuyển nhượng sai lầm của Mourinho. Đồ hoạ: Minh Phúc.
Tuấn Nguyên
Cựu chủ tịch Inter: 'Mua Messi không phải là điều bất khả thi' Ông Massimo Moratti, cựu chủ tịch Inter Milan, cho biết đội bóng này luôn khao khát sở hữu chữ ký của Lionel Messi và đây không phải là điều không thể thực hiện. "Mua Messi không phải là điều bất khả thi. Anh ấy gần hết hạn hợp đồng với Barca. Đây là thời điểm Inter có thể đem anh ấy về Giuseppe...