KAI TA-50: Lá bài chiến lược của Hàn Quốc
Với nhiều ưu điểm, máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu cơ hạng nhẹ TA-50 đang trở thành sản phẩm chủ lực của ngành xuất khẩu quốc phòng Hàn Quốc.
Ngày 20.6, Yonhap dẫn lời giới chức không quân Philippines khẳng định Manila sẽ sớm mua 12 chiếc TA-50 (còn gọi là T-50 Golden Eagle) do Hàn Quốc sản xuất.
Trước Philippines, Indonesia cũng đã mua 16 chiếc máy bay loại này. Trước đó nữa, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia từng mua tổng cộng 52 chiếc KT-1, vốn là một phiên bản cũ của TA-50. Đây cũng là loại chiến đấu cơ mà Hàn Quốc trang bị cho không quân nước này.
Thực ra, quyết định trên được Manila đưa ra sau nhiều lần cân đo đong đếm, so sánh thiệt hơn với nhiều loại chiến đấu cơ khác nhằm có được chọn lựa hiệu quả nhất.
Suy tính đó là rất quan trọng trong bối cảnh Philippines nhiều lần tuyên bố nâng cao năng lực quốc phòng giữa lúc đang tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền xung quanh Scarborough. Vì thế, khi được Philippines chọn mua, TA-50 chắc chắn sở hữu không ít ưu điểm nổi bật.
TA-50 đang là đang là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực xuất khẩu quốc phòng của Hàn Quốc – Ảnh: Airliners.net
Video đang HOT
Theo chuyên trang hàng không Aero Flight, TA-50 được phát triển làm máy bay huấn luyện để phi công học cách điều khiển chiến đấu cơ F-16. Vì thế, nó mang nhiều đặc điểm được thửa lại từ F-16.
Từ hồi năm 1992, Hàn Quốc tiến hành chương trình phát triển máy bay mang tên KTX-2. Ba năm sau đó, chương trình này bị tạm ngưng vì khó khăn tài chính rồi được khởi động lại vào năm 1999 và đổi tên thành T-50 Golden Eagle.
Lúc bấy giờ, dự án này được đóng góp bởi tập đoàn Lockheed Martin chiếm 13% cổ phần, Tập đoàn Công nghiệp hàng không – không gian Hàn Quốc (KAI) giữ 17% cổ phần, 70% cổ phần còn lại thuộc về chính phủ Hàn Quốc.
Đến năm 2000, dòng máy bay TA-50 được thiết kế hoàn thiện và chiếc đầu tiên được lắp ráp hoàn thiện trong năm 2001. Hai năm sau, Hàn Quốc lên kế hoạch trang bị 25 chiếc TA-50 cho không quân nước này. Tiếp đến, không quân Hàn Quốc liên tục được bổ sung hàng chục chiếc loại này với nhiều phiên bản khác nhau.
Theo Yonhap, việc phát triển thành công TA-50 giúp Hàn Quốc trở thành nước thứ 12 trên thế giới sản xuất được máy bay siêu thanh. Hiện tại, KAI và Lockheed Martin đang phối hợp để tiếp tục phát triển nhiều phiên bản quốc tế dành cho TA-50 nhằm tăng cường xuất khẩu dòng máy bay này.
Với mức giá từ 25 – 30 triệu USD, TA-50 không đơn thuần là máy bay huấn luyện mà nó còn được đánh giá như chiến đấu cơ đích thực. Loại chiến đấu cơ này đạt tốc độ tối đa lên đến gấp rưỡi vận tốc âm thanh (khoảng 1.800 km/giờ) và có tầm bay đến 1.800 km.
Về trang bị vũ khí, TA-50 được trang bị pháo nhiều nòng loại cỡ 20 mm cùng một số giá treo vũ khí. Với các giá treo này, T-50 Golden Eagle có thể mang theo các loại tên lửa đối không như AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM. Trong đó, tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder có tầm bắn đến 35,4 km đạt tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh. Tên lửa AIM-120 AMRAAM, vốn được trang bị cả cho chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor, thì có tầm bắn xa nhất (tùy theo phiên bản) là 180 km.
Về khả năng tấn công mặt đất, máy bay T-50 Golden Eagle được trang bị tên lửa AGM-65 Maverick có tầm bắn đến 25 km và đủ sức phá hủy những mục tiêu kiên cố như xe tăng. Ngoài ra, dòng máy bay này còn có thể mang theo nhiều loại bom được dẫn đường bằng tia laser nên rất chính xác.
Với nhiều trang bị hiện đại như thế cùng công nghệ quốc phòng từ Mỹ, chiến đấu cơ hạng nhẹ TA-50 được ưa chuộng cũng là điều dễ hiểu.
Theo NLD
'Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc'
Đưa tàu trở lại bãi cạn Scarborough, mời thầu dầu khí ở ngay trong thềm lục địa Việt Nam... cung cách ứng xử của Trung Quốc đang ngày càng nguy hiểm và ngạo mạn.
Bài viết "Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc" (China's Dangerous Arrogance) đăng trên The Diplomat cho rằng việc Trung Quốc tìm cách độc chiếm vùng biển châu Á và đe dọa quyền tự do hàng hải quốc tế đang trở thành vấn đề không chỉ đối với các nước láng giềng.
Theo bài viết, thái độ quyết đoán của Trung Quốc về ngoại giao và quân sự rõ ràng được thúc đẩy bởi sự tự tin thái quá và khiến cho người khác cảm thấy vô cùng lo ngại, đặc biệt về tự do hàng hải.
Thái độ tự tin thái quá của Trung Quốc thường được thể hiện qua những tuyên bố của Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh THX
Sự kết hợp giữa hoạt động hải quân ráo riết và các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc cho thấy chỉ dấu đáng báo động: sự quyết đoán của Trung Quốc về đòi hỏi chủ quyền đang tăng lên nhanh chóng cùng với sự giàu có và nhận thức về quyền lực. Trung Quốc đang đi ngược với ý nguyện của cộng đồng thế giới, khi không chỉ muốn biến tây Thái Bình Dương thành "vùng cấm" đối với các thế lực bên ngoài mà còn coi vùng biển này là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của nước này.
Điều này thể hiện rất rõ ràng trong thái độ của Trung Quốc đối với Biển Đông. Bắc Kinh đã từng ám chỉ Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, giống như các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trên thực tế, Trung Quốc đã dẫm đạp khái niệm chung của cộng đồng quốc tế về tự do hàng hải, hàng không... trong một thế giới toàn cầu hóa. Trung Quốc đã thách thức các nguyên tắc của cộng đồng quốc tế về luật pháp, tự do đi lại và đặt mình ở vào vị thế đối đầu với Mỹ.
Đối với các khu vực nhất định, Trung Quốc hoặc độc quyền thống trị hoặc nói với các nước khác "đừng có can thiệp vào". Trên thực thế, theo quan điểm của Trung Quốc, những khu vực này "không phải là của chung". Trung Quốc coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" nhằm hạn chế cộng đồng thế giới thực thi những quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế.
Bắc Kinh tùy tiện tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông và dành cho mình cái quyền kiểm soát các hoạt động hàng hải và nghiên cứu ở vùng biển này, chứ không chỉ kiểm soát đánh cá và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển trong phạm vi cái gọi là các Khu vực độc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zones) của Trung Quốc. Nếu không bị phản đối, thái độ quyết đoán biến thành ngạo mạn của Trung Quốc sẽ dẫn tới nhiều rủi ro về luật pháp vì luật pháp quốc tế dựa trên những chuẩn mực đã được các nước công nhận.
Trung Quốc coi việc Mỹ hoạt động cái gọi là bên trong chuỗi đảo thứ nhất của nước này là xâm phạm chủ quyền. Bắc Kinh có cách diễn giải "ngược đời" về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như thẩm quyền của nước này trong phạm vi các Khu vực độc quyền kinh tế EZZ, kể cả ở các khu vực đang có tranh chấp.
Sự kết hợp giữa chiến lược pháp lý với lực lượng hải quân của Trung Quốc cho thấy không giống như các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông khác, Trung Quốc hậu thuẫn tuyên bố chủ quyền của họ bằng sức mạnh quân sự.
Theo Báo Đất Việt
"Tàu Hồng Kông đâm tàu Philippines rồi bỏ chạy" Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines (PCG) hôm 25-6 cho biết con tàu đâm một tàu cá Philippines hôm 20-6 phía Bắc bãi cạn Scarborough trên biển Tây Philippines (biển Đông), làm 1 người chết và 4 người mất tích, có thể là tàu Hồng Kông. Một tàu cá Philippines. Ảnh:AP Trước đó, Manila nghi ngờ con tàu nói trên có xuất...