Kà Tum – Món bánh ngon độc nhất vô nhị chỉ An Giang mới có
Với tên gọi vô cùng đặc biệt và hình dáng độc, lạ, bánh Kà Tum có ý nghĩa đủ đầy, trọn vẹn và sung túc. Ngày nay, bánh Kà Tum chỉ xuất hiện trong những dịp lễ lớn của người dân tộc Khmer ở An Giang.
Bánh Kà Tum là đặc sản riêng có ở vùng đất Tri Tôn, An Giang, được lưu truyền từ nhiều đời. Tiếng Việt của bánh Kà Tum có nghĩa là trái lựu. Thoạt nhìn cũng thấy na ná giống với trái lựu thật vì kích thước vuông vuông, tròn tròn lại có bông hoa ở trên đỉnh đầu, ngoài ra vỏ bánh bao kín bánh bên trong và được xỏ dây khi cầm lên tưởng tượng như cái cuốn của trái lựu.
Gọi là bánh Kà Tum vì nhìn nó giống trái lựu, đây là loại bánh rất khó làm, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ trong cách gói nên hiện rất ít người biết làm cũng như gói được một chiếc bánh đẹp.
Hiện nay, số người biết làm bánh Kà Tum không còn nhiều, nên sản lượng bánh làm ra rất hạn chế. Mặc dù các nguyên liệu làm bánh rất dễ tìm như nếp, đậu trắng, dừa (lấy nước cốt), đường cát, muối nhưng cách gói thì không thể phủ nhận là rất khó làm, làm ra được bánh được ví như làm nghệ thật vì phải rất kỳ công.
Gạo nếp sau khi mua về ngâm qua một đêm, sau đó để ráo, tiếp đến là cho đậu trắng nước cốt dừa cùng chút muối và một ít đường trộn đều cho thấm gia vị rồi gói bánh.
Video đang HOT
Chiếc bánh Kà Tum có màu sắc rất đặc biệt, nhìn bề ngoài như một bông hoa.
Đặc biệt ở công đoạn gói bánh, công đoạn này là tốn công sức nhất, từng ô đan trên vỏ bánh làm ra phải đều như những ô trong mặt của Rubik thì mới đẹp. Gói xong rồi xỏ xâu lại mang đi luộc khoảng 50 phút sau đỏ vớt ra ngâm nước lạnh rồi vớt ra lần nữa đem phơi ráo là hoàn thành.
Bánh được treo trên giàn trông thật đẹp mắt và còn bay mùi thơm lừng của nếp hoà quyện với mùi lá thốt nốt nấu lên. Dùng dao cắt bánh ra làm hai là có thể thưởng thức trọn hương vị, đôi lúc nhìn cái bánh mà xuýt xoa vì trông nó đẹp quá nên không nỡ ăn.
Hơn 40 năm gắn bó với chiếc bánh Kà Tum, bà Neáng Phương ở xã Ô Lâm, Tri Tôn (An Giang) là một trong số ít người còn giữ được nghề đến hôm nay.
Bánh Kà Tum đã được đề xuất xác nhận kỷ lục là “Bánh được gói bằng lá thốt nốt cầu kỳ nhất Việt Nam”. Rất nhiều du khách đến tham quan đều yêu thích hương vị của bánh này, họ mua về thưởng thức hay làm quà tặng, một số khác vì mê vẻ đẹp hình dáng của bánh mà mua, thậm chí còn yêu cầu mua thêm những cái vỏ bánh không có ruột để mang về trang trí được lâu hơn.
Nghệ nhân Neáng Phương (ngụ tại ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là người duy nhất giữ được truyền thống gói bánh Kà Tum. Cô Neáng Phương đã có hơn 40 năm gắn liền về nghề gói bánh và đạt được rất nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi, lễ hội. Trong đó, có huy chương vàng cô từng đoạt được trong “Lễ hội bánh dân gian Nam bộ” (2017).
Sau này cô Neáng Phương mở lớp truyền dạy lại cho các con em trong làng và du khách. Cô chia sẻ, có cùng một cách gói, nhưng khi cô truyền đạt cho hơn 20 người, có người 5 -10 phút đã gói được, còn có người loay hoay mãi không gói xong. Trong số hơn 20 người học đó thì chỉ có 2, 3 người gói đạt và đẹp.
Chính vì sự công phu và tỉ mỉ trong cách thắt lá, làm bánh đã tạo nên nét đặc trưng riêng và duy nhất của cô Neáng Phương và người dân Ô Lâm nơi đây.
Đặc sản bún nước kèn Châu Đốc
Về với miền Tây sông nước có quá nhiều món ngon vật lạ đáng để thực khách bốn phương ghé lại thưởng thức. Những món ăn nơi đây thường mang những cái tên rất đơn giản giống như tính cách người dân xứ này vậy, một trong số đó phải kể đến là món bún nước kèn ở Châu Đốc An Giang.
Ở vùng miệt vườn miền Tây khi nhắc đến món bún nước kèn người ta sẽ nghĩ ngay đến món ăn đặc trưng của 2 địa danh miệt thứ là Rạch Giá (Kiên Giang) và Châu Đốc (An Giang). Tuy vậy mọi người có vẻ ưa chuộng hương vị bún nước kèn ở Châu Đốc hơn nên thường nói về nó như một đặc sản ở An Giang.
Từ "kèn" hay "khèn" được vay mượn từ đồng bào người Khmer, mang ý nghĩa "nấu bằng nước cốt dừa".
Bún nước kèn - một món ăn gây ra sự tò mò vì cái tên phát ra âm thanh này. Nghe tên bún nước kèn có phải bạn thấy rất thú vị không? Vậy từ đâu mà có cái tên này?
Thực ra Châu Đốc An Giang là vùng biên giới giáp với Campuchia nên cũng là nơi giao thoa văn hóa, tiếp nhận những nét độc đáo từ bà con Khmer, nhất là trong ẩm thực. Ẩm thực xứ này được được kết hợp hài hòa giữa miền Tây và người Khmer, do đó tạo nên cái đặc trưng mà nơi khác không có được. Món bún nước kèn được gọi tên theo tiếng của đồng bào Khmer có nghĩa là nấu với nước cốt dừa. Đó là lý do tại sao mà có người gọi là bún nước kèn (khèn), bún kèn hoặc cũng có người lại gọi là bún kèn dừa.
Bún kèn là một món ăn đặc sắc, lạ vị của người dân Châu Đốc.
Người ta thường biết đến bún nước kèn như một đặc trưng ẩm thực độc đáo ở Châu Đốc bởi lẽ hương vị béo béo nhưng lại ngọt thanh của cách nấu nơi đây được yêu thích hơn. Ngoài ra bún nước kèn Châu Đốc khác bún nước kèn Kiên Giang ở chỗ nước dùng không bị đặc sệt, có lẽ sẽ hợp lý với cái tiết trời nóng nực ở miền Tây.
Món ăn đọng lại ở cổ họng cái man mát, thanh thanh và beo béo khiến người ta nhớ mãi.
Món ăn này còn độc đáo vì sự kết hợp biến tấu giữa 2 món bún vô cùng nổi tiếng ở miền Tây là bún cá và bún cà ri tạo nên cái lạ rất khó có thể tả rõ trong vị giác.
Nguyên liệu chế biến món này có cả bột nghệ và bột cà ri. Ở Châu Đốc người ta nấu bún kèn có thêm cả tôm khô và đậu phộng. Thoạt nhìn món ăn này có vẻ giống bún cà ri nhưng nguyên liệu chính lại là cốt dừa nên bà con muốn gọi bằng cái tên đặc trưng để thực khách dễ dàng nhận biết hơn.
Tại trung tâm Thành phố Châu Đốc đã có một quán bún nước kèn đã tồn tại và phát triển được khoảng 40 năm bởi hương vị đặc biệt của nó khiến người ăn thật sự phải ghiền.
Chỉ cần 5 phút tráng trứng với loại quả này là có bữa sáng nhanh gọn, đủ chất Món bánh này có thể trở thành bữa ăn sáng cung cấp đủ dinh dưỡng. Không những thực hiện nhanh chóng lại giúp bạn tiết kiệm thời gian. Cách làm bánh trứng bí ngòi Thực hiện Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để thực hiện món bánh trứng bí ngòi. Nguyên liệu gồm 1 quả bí ngòi, 2 quả trứng, 80g bột mì,...