Ka-52K Alligator sát thủ mọi hạm tàu
Báo “ Sao đỏ” ( ) của Quân đội Nga mới đây có bài giới thiệu sâu về trực thăng tấn công Ka-52 Alligator, biến thể là Ka-52K. Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu hoạt động của động cơ Ka-52K phải đạt 500 giờ. Thách thức về tốc độ, độ bền nhưng hiệu quả tác chiến cao đã được nền công nghiệp quốc phòng của Nga đáp ứng.
Trực thăng tiến công Ka-52K Alligator
Ka-52K Alligator “cá sấu” là thế hệ trực thăng tiến công mới nhất của Nga. Nó trang bị các hệ thống điện tử, vũ khí công nghệ cao để tiêu diệt mục tiêu trên biển và trên mặt đất.
Nhìn thấy trước, nhờ trang bị radar tiên tiến
Trực thăng Ka-52 sử dụng 2 động cơ VK-2500 công suất 2.400 mã lực/chiếc. Hệ thống động lực này giúp nó đạt tốc độ tối đa 315 km/h, tốc độ hành trình 260 km/h.
Đáng chú ý nhất là chóp mũi Ka-52K được lắp radar AESA Zhuk-A, đường kính anten 624 mm. Đây là radar mảng pha, quét ngắt quãng, hiện loại radar này đang lắp trên máy bay chiến đấu MiG-35.
Radar này có vùng quét: góc phương vị là 85 độ, quét góc tà từ (âm) 40 độ đến (dương) 56 độ. Nga sẽ cải tiến modul phát-thu sóng, trọng lượng của radar trên máy bay Ka-52K sẽ giảm từ 220kg xuống chỉ còn 80 kg, đồng thời độ rộng của mỗi mô-đun từ 170 mm giảm xuống 50 mm.
Radar Zhuk-A có thể phát hiện tới 120 km đối với mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 5m2. Nó có thể bám 10 mục tiêu trên không cùng lúc và dẫn bắn, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu trong số đó.
Video đang HOT
Trong chế độ không đối đất, radar có thể phát hiện một chiếc xe tăng từ khoảng cách 25 km và một cây cầu từ khoảng cách 120 km. Còn trong trinh sát đối hải, nó phát hiện được một tàu khu trục hải quân từ xa 300 km! Cấu trúc của radar Zhuk-A với tổ hợp kỹ thuật số liên kết mạng “Crossbow-52, cho phép trao đổi thông tin giữa trực thăng này với các phân đội bạn, sở chỉ huy chiến dịch. Ka-52 được trang bị thiết bị dẫn đường hiện đại, có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.
Hỏa lực mạnh
Có radar tốt, nhìn từ xa, thấy trước các hạm tàu, xe tăng nên cơ hội tấn công trước rất cao. Nguồn tin mới từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay, trong năm 2015, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đóng trên bán đảo Kamchatka (Viễn Đông) sẽ được bổ sung 10 trực thăng tấn công Ka-52 Alligator. Rất có thể đó là phiên bản Ka-52K.
Ka-52K sẽ mang theo tên lửa chống hạm tiên tiến như loại Kh-31. Đó là tên lửa hành trình bay sát mặt biển có tầm bắn hơn 100 km, tốc độ siêu âm 1,8 Mach trong giai đoạn đầu, sau đó tăng tốc lên 2,9 Mach (gần 3580km/h). Tên lửa này có đầu đạn nặng gần 100 kg, có khả năng lẩn tránh theo thuật toán bất ngờ. Hệ thống phòng thủ trên tàu chiến đối phương sẽ gặp nhiều khó khăn để đánh chặn tên lửa này. Đáng sợ là Ka-52K còn mang theo tên lửa Kh-35V là tên lửa chống tàu lớn, bay sát mặt biển có tốc độ cận âm (Mach 0,8) khoảng 990km/h. Tên lửa này có tầm bắn xa tới 130 km và mang đầu đạn nặng tới 145 kg.
Nối dài tầm sát thương
Dự kiến, Ka-52K sẽ trang bị cho các tàu Mistral (Nga mua của Pháp). Khi đó Mistral sẽ tăng gấp bội sức mạnh trong tác chiến chống hạm, đổ bộ và tiến đánh sâu trong bờ.
Tàu Mistral có khả năng tuần tra trong khu vực và đường dài đạt 37.000 km trên đại dương. Mỗi tàu đổ bộ Mistral dự kiến sẽ được trang bị ít nhất 8 trực thăng tấn công Ka-52K. Khi tàu Mistral tiến ra đại dương, chắc chắn các nhà tác chiến hải quân đã nhìn rõ việc nối tầm hoạt động cho Ka-52K cùng các tên lửa mang theo thêm xa hơn. Khi đó Ka-52K trở thành “khắc tinh” thực sự của mọi loại hạm tàu, cho dù các tàu này hoạt động ngoài tầm bắn thông thường.
Hải quân Nga còn yêu cầu trực thăng Ka-52K phải trang bị nhiều cảm biến khác nhau và trang bị vũ khí nhiều hơn so với Ka-52 đang trực chiến cho Không quân. Tầm bay xa của Ka-52K cộng với tầm tấn công sát thương của tên lửa dòng Kh (thêm khoảng 100km nữa), khiến cho tàu mẹ có thể yên tâm ngoài vòng tấn công của tên lửa, pháo trên tàu đối phương.
Cũng như các máy bay đỗ trên hạm, cánh quạt của Ka-52K có thể gấp lại được để phù hợp với điều kiện hoạt động trên tàu sân bay. Thân máy bay và các hệ thống khác được tăng cường khả năng chịu ăn mòn do khí hậu biển, nồng độ muối cao.
Ka-52 Alligator cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động với các trực thăng quân sự khác.
Những thông số chính của Ka-52 Alligator: Phi hành đoàn 2 người; Chiều dài thân 14,2 m; Đường kính cánh quạt chính 14,5 m; Sải cánh 7,3 m; Chiều cao 5 m; Trọng lượng cất cánh tối đa 12.200 kg; Khối lượng nhiên liệu mang theo(thùng trong) 1487 kg. Hoạt động bay: Tốc độ tối đa 320 km/h; Phạm vi hoạt động 520 km ; Trần bay 5500 m; Tốc độ vượt lên cao12 m/s .
Báo cho biết: Trong một bài tập chiến thuật tám phút các máy bay trực thăng tấn công Ka-52 đã bị tiêu diệt 82 phần trăm hỏa lực của đối phương.
Đó là nhờ khả năng cơ động độc đáo của “Alligator”. Nó được thiết kế để có thể bay lùi với tốc độ 90 km/h, khi bay ngang lên đến 80 km/h. “Máy bay này tuyệt vời hoạt động trong mọi thời tiết, kể cả tốc độ gió trên đại dương 140 km/h”.
Trong “trận” diễn tập có thực binh, một Ka-52 từ khoảng cách 3 km đã tiêu diệt 1xe tăng giáp thép dày tới 900 mm. Ka-52 có thể bắn một loạt 4 tên lửa trong 30 giây. Pháo 2A42 cỡ đạn 30mm lắp trên KA-52 có thể bắn xa 4000 m. Ở khoảng cách 1.500 m nó sử dụng đạn xuyên giáp, bắn thủng vỏ xe tăng bằng thép dày 15mm ở góc tiếp cận 60 độ.
Bản thân Ka-52 có khung gầm rất chắc chắn, vì phần mũi được tăng cường thép chống biến dạng, dưới chỗ ngồi “bịt” bằng khối vật liệu đặc biệt “dập tắt” xung động khi va chạm mạnh.
Đại Tá JUVO Ryafagat Habibullin, một phi công kỳ cựu nói: Loài “cá sấu” này (Ka-52 Alligator) là một công cụ tấn công cự phách từ trên không. Thật không may cho ai đó gặp phải nó.
Theo PetroTimes
Ấn Độ sắm hàng chục trực thăng tấn công Mỹ
Chính phủ Ấn Độ dự kiến chi 1,4 tỷ USD để sắm trực thăng tấn công AH-64D Apache và CH-47 Chinook của Mỹ. Hợp đồng quân sự được cho là lớn nhất dưới thời Chính phủ của Thủ tướng Modi.
Các nguồn tin cho biết, hợp đồng mua sắm máy trực thăng tấn công AH-64D Apache và CH-47 Chinook đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thảo luận hôm 8/8 tại New Dehli trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của người đứng đầu Lầu Năm Góc.
Các nguồn tin cho biết, Ấn Độ muốn mua thêm 39 trực thăng Apache bên cạnh 22 chiếc đã được hai bên thống nhất. Chi phí ban đầu dự kiến khoảng 1,4 tỷ USD, bao gồm một số trực thăng CH-47 Chinook.
Đáng chú ý, hợp đồng mua sắm trực thăng tấn công là hợp đồng quân sự lớn nhất được Ấn Độ triển khai dưới Thủ tướng Modi, người nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ hồi tháng 5 vừa qua.
Theo kế hoạch, các trực thăng tấn công Apache được trang bị tên lửa Hellfire và Stinger sẽ từng bước thay thế các trực thăng tấn công do Liên Xô sản xuất trong biên chế không quân nước này.
Theo tiết lộ của tờ báo Hindustan Times, Washington còn đề nghị New Dehli "cùng sản xuất và đồng phát triển" tên lửa chống tăng Javelin.
Cũng theo tờ báo này, Ấn Độ có kế hoạch mua vào 3.600 đơn vị loại tên lửa này và 900 dàn phóng. Trị giá hợp đồng khoảng 700 triệu USD.
Mỹ -Ấn đã tăng cường họp tác quân sự trong những năm gần đây cho dù đôi bên còn một số bất đồng về thương mại hay trong lĩnh vực hạt nhân dân sự.
Theo Tri Thức
10 vũ khí "độc" của quân đội Mỹ Ngoài vũ khí laser thế hệ mới có khả năng bắn hạ máy bay của đối phương, Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch trình làng 10 loại vũ khí "siêu độc đáo" để trang bị cho quân đội nước này trong tương lai. Robot mèo hoang Với khả năng di chuyển giống như một thực thể sống, người ta nghĩ rằng...