K-POP phải sẵn sàng già đi
Trong vòng bốn năm tới, các thành viên BTS – nhóm nhạc vừa kỷ niệm tròn 10 năm – sẽ đều là những người đàn ông trên 30 tuổi. Họ không thể trẻ mãi, và K-pop đã sẵn sàng già đi chưa?
Kỷ niệm 10 năm, BTS hứa hẹn sẽ có kỷ niệm 20 năm. Họ đã sẵn sàng già đi? – Ảnh: HYPE
Những ngày qua, người hâm mộ nhóm nhạc BTS kỷ niệm 10 năm thành lập ban nhạc này và chính quyền Seoul còn tạo ra một tấm bản đồ đánh dấu 13 địa điểm nổi bật gắn liền với sự nghiệp của BTS.
Trong khi đó, nếu tra cứu Wikipedia hạng mục K-pop của năm 2013, ta sẽ tìm được một danh sách các nhóm nhạc ra đời cùng năm với BTS mà nay đã không còn hoạt động.
“Chết yểu” và khắc nghiệt
Cụ thể, ít nhất theo ghi nhận của Wikipedia (những nhóm thậm chí không được liệt kê trên Wikipedia hẳn là có tầm ảnh hưởng còn nhỏ hơn), có 24 nhóm nhạc Hàn Quốc được các công ty giải trí thành lập trong năm đó, nhưng hiện nay chỉ còn sáu nhóm vẫn đang hoạt động.
Nghĩa là 75% các nhóm nhạc khác đã tan rã, nhiều nhóm chỉ hoạt động dưới năm năm, thậm chí chết yểu sau một năm vì thua lỗ.
Điều tương tự xảy ra với K-pop vào năm 2016, năm khai sinh của Blackpink, một niềm tự hào khác của K-pop.
Chỉ còn 50% số các nhóm nhạc ra đời cùng năm với Blackpink còn tồn tại, nhưng ta không biết trong vòng ba năm tới Blackpink tròn 10 tuổi thì còn bao nhiêu trong số đó vẫn trụ lại.
Sự kiện kỷ niệm 10 năm hoành tráng của BTS vì vậy cũng là dịp để ta hình dung rõ ràng hơn về một nền công nghiệp âm nhạc khắc nghiệt với vòng đời sản phẩm chớp nhoáng, và bản thân việc BTS vẫn ở đó sau một thập niên, vẫn hứa hẹn về những hoạt động tương lai dù đang tạm nghỉ, đã là một điều đáng khâm phục.
K-pop là một ngành công nghiệp gắn bó với văn hóa thanh xuân và quả thực họ đã thành công sản sinh những biểu tượng rực rỡ của tuổi trẻ thế kỷ 21, không thua gì những huyền thoại thanh xuân như James Dean của thập niên 1950, The Beatles của thập niên 1960 hay Kurt Cobain và Nirvana của thập niên 1990.
Nhưng tuổi trẻ thì chóng qua và một khi đã chọn kinh doanh tuổi trẻ thì nền công nghiệp ấy sẽ có tốc độ thay máu nhân sự chóng mặt.
The Rolling Stones lừng lẫy vẫn còn hoạt động sau 61 năm – Ảnh: Getty
“Kinh doanh tuổi trẻ” có bền?
Phần lớn các thành viên BTS và Blackpink, những người sinh ra cuối thế hệ Y, đã bắt đầu bước vào tuổi 30 hay ngấp nghé 30, và khi đến khán giả thế hệ Z cũng bắt đầu trưởng thành thì K-pop ngay từ giờ đã phải đón đầu đào tạo một thế hệ thần tượng cho thế hệ Alpha sau đó nữa.
Video đang HOT
Chẳng hạn năm ngoái, K-pop giới thiệu nhóm nhạc nữ NewJeans với các thành viên sinh năm 2004 – 2006.
NewJeans vừa phát hành đĩa đơn đầu tay Attention đã thành hiện tượng và các thành viên được mời quảng cáo cho những nhãn hàng xa xỉ, điều mà các ngôi sao khác thường phải phấn đấu trong rất nhiều năm để đạt tới.
Hay mới đây, nhóm nhạc Stray Kids với các thành viên sinh năm 1999 – 2000 có album thứ ba ra mắt ở vị trí số 1 bảng xếp hạng Billboard 200 danh giá.
Album 5-STAR của họ bán được 235.000 bản, con số lớn nhất với một album kể từ sau Midnights của Taylor Swift.
Điều đó cho thấy những tính toán của hệ thống K-pop vẫn đang chuẩn xác, và nỗi lo lắng của giám đốc điều hành HYBE, công ty chủ quản của BTS, rằng: “Tôi sợ một ngày kia, người ta sẽ không còn nghe K-pop nữa”, trước mắt chưa có nguy cơ xảy ra.
Họ vẫn đang tạo ra rất nhiều những ngôi sao mới cho thế hệ tiếp theo, nhưng đúng là trước nay họ vẫn loay hoay với việc phải làm gì với các ngôi sao cũ.
Trong một nền công nghiệp “kinh doanh tuổi trẻ” như thế, những ban nhạc huyền thoại của K-pop một thời như JYJ, DBSK, SNSD, BIG BANG giờ đây đều không có nhiều hoạt động nghệ thuật đáng chú ý. Một khi đạt đến giới hạn tuổi trẻ thì họ tự khắc lui về.
Đây là điểm khác biệt giữa làn sóng K-pop và British Invasion (Cuộc xâm lăng của nước Anh) vào thập niên 1960. Rất nhiều các ban nhạc và nghệ sĩ rock người Anh của thời đó đến bây giờ vẫn lao động nghệ thuật hăng say, không hề bị tuổi già đả bại.
Đó là các ban nhạc lừng lẫy The Rolling Stones, Pink Floyd, The Who, The Animals, những thành viên của Queen. Với nghệ sĩ solo thì có Paul McCartney, Elton John, Robert Plant, Roger Daltry…
Chưa kể, trong tương lai, những thế lực âm nhạc mới như Đông Nam Á hay Trung Đông có thể tạo nên những nguồn năng lượng tươi mới hơn và chính K-pop cùng công thức hoàn hảo của mình cũng có thể trở nên cũ kỹ.
Trong ca khúc kỷ niệm 10 năm của BTS, Take two, với hàm nghĩa lần ghi hình thứ hai, hay chương hai trong sự nghiệp, các thành viên của nhóm nhạc hát: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy trẻ trung như thế khi cùng nhau hát bài hát này. (…) Chúng tôi trẻ trung mãi mãi”.
Nhưng sự thật là theo thời gian, BTS cũng không thể mãi trẻ được, K-pop cũng vậy, và K-pop đã sẵn sàng để già đi chưa?
Những huyền thoại K-pop một thời như JYJ, DBSK, SNSD, BIG BANG đều không còn nhiều hoạt động đáng chú ý, dù mới tầm 30-40 tuổi. Trong khi đó, nhiều ban nhạc và nghệ sĩ rock gạo cội người Anh vẫn đang hoạt động hăng say, dù ra mắt từ thập niên 1960.
Khi thần tượng bị công ty quản lý ngược đãi
Các công ty giải trí Hàn Quốc luôn tìm cách vắt kiệt sức lao động của các thần tượng nhằm thu lợi nhuận.
Khi thần tượng không còn mang lại giá trị, họ sẵn sàng bỏ rơi.
Nhóm nhạc nữ f(x). Ảnh: Top Star News.
Thần tượng đem lại vô số lợi nhuận cho công ty quản lý. Do vậy, một số công ty bất chấp mọi cách để thu lợi từ nghệ sĩ. Họ yêu cầu thần tượng ký những "bản hợp đồng nô lệ" kéo dài tới 13 năm, thậm chí chèn ép, bóc lột sức khỏe của thần tượng.
Các công ty này có xu hướng bỏ rơi thần tượng khi họ không mang lại lợi ích hoặc do công ty muốn tập trung đầu tư cho những nhóm nhạc mới.
Thần tượng bị công ty ngược đãi, tẩy chay
Ngày 23/10, CEO công ty Spire Entertainment bị tố bạo lực thành viên nhóm OMEGA X sau khi buổi biểu diễn của nhóm tại Los Angeles (Mỹ) kết thúc. Video vị CEO to tiếng, dùng vũ lực với nghệ sĩ được đăng trên mạng xã hội nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng.
Sau đó, người này đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc. Cô nói: "Cáo buộc do anti-fan đưa ra. Tôi không ngủ trong nhiều ngày, mệt mỏi đến mức chảy máu mũi. Tôi chỉ thấy khó chịu vì các thành viên không an ủi và chăm sóc tôi. Tôi thường đối xử với họ một cách tử tế". Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra ngờ vực lời giải thích, cho rằng nó quá "qua loa, vòng vo".
Cuối tháng 8, vụ việc nhóm nhạc nữ Loona phải lưu diễn trong tình trạng sức khỏe không ổn định cũng khiến người hâm mộ phẫn nộ. Theo Insight, trong vòng một tháng, các cô gái phải di chuyển và biểu diễn không ngừng nghỉ tại 14 thành phố của nước Mỹ.
Nhóm nhạc nữ Loona bị công ty vắt kiệt sức. Ảnh: Top Star News.
Lịch trình dày đặc khiến các thành viên Loona kiệt sức. Yeojin ngã ngay trên sân khấu, Haseul ngồi hát do vai bị lệch trong khi Choi Ri và Olivia Hye cũng không thể biểu diễn do sức khỏe kém.
Trước tình trạng này, người hâm mộ Loona yêu cầu công ty quản lý Blockberry Creative cho nhóm nhạc khoảng thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, công ty tiếp tục đưa ra thông báo nhóm sẽ tổ chức concert tại Seoul vào tháng 9.
Thành viên Chuu cho biết cô không nhận được bất kỳ thông báo nào về sự kiện sắp diễn ra. Điều này làm dấy lên nghi ngờ nữ ca sĩ bị công ty phân biệt đối xử. Thậm chí, nữ ca sĩ phải tự bỏ tiền để tổ chức buổi họp fan.
Những tài năng bị lãng quên
Ra mắt năm 2009 dưới sự quản lý của SM Entertainment, f(x) được đánh giá là nhóm nhạc nữ tiềm năng khi hội tụ đủ các nhân tố: vocal, visual, rapper và dancer. Tuy nhiên, sự thờ ơ của công ty đại diện khiến f(x) không thể tỏa sáng như kỳ vọng của khán giả.
Trước khi chính thức thông báo rời SM Entertainment, thành viên Amber viết thư tay cho người hâm mộ và giãi bày: "Tôi đã rất kiên trì. Người hâm mộ cũng rất kiên nhẫn. Thế nhưng tôi chẳng thể làm gì khác ngoài việc chờ đợi và liên tục bị từ chối, rồi lại ôm ấp những hy vọng viển vông".
Nữ ca sĩ cho biết cô dành nhiều thời gian để sản xuất các sản phẩm cá nhân, nghĩ concept, viết đề xuất và trình bày kế hoạch quảng cáo. Song, SM Entertainment chỉ đáp lại: "Chúng tôi không có thời gian cho cô".
Nhóm f(x) để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ. Ảnh: Insight.
Nhóm f(x) để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ. Ảnh: Insight.
Nhóm f(x) để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ. Ảnh: Insight.
Trên thực tế, nhóm nữ nhà SM phải chịu nhiều thiệt thòi. Ra mắt năm 2009 nhưng phải đến năm 2016, tên fanclub của nhóm mới được công bố. Ngoài ra, trong khi nhiều nhóm nhạc hậu bối như BlackPink có concert đầu tiên sau 2 năm debut, concert đầu tiên của f(x) được tổ chức khi nhóm đã hoạt động 7 năm.
Một năm sau concert, tất cả hoạt động của f(x) đều bị đóng băng cho đến khi các thành viên lần lượt kết thúc hợp đồng với SM Entertainment. Một số người hâm mộ cho rằng lý do SM không quan tâm tới 5 cô gái là lợi nhuận họ mang lại không như những gì công ty kỳ vọng.
YG Entertainment từng bị người hâm mộ chỉ trích vì không quảng bá cho Lee Hi. Sau sản phẩm Breathe được phát hành năm 2016, nữ ca sĩ không có bất kỳ sản phẩm âm nhạc nào cho đến năm 2019. Đến khi gia nhập công ty quản lý mới - AOMG - vào năm 2020, Lee Hi mới xuất hiện nhiều trên đài truyền hình, các sự kiện, lễ hội về âm nhạc và phát hành nhiều ca khúc hit.
Con đường nào cho thần tượng sau khi "dứt áo"?
Sau khi xung đột nổ ra, nhiều thần tượng lựa chọn chấm dứt hợp đồng với công ty quản lý và tìm một công ty mới.
Năm 2008, 3 thành viên của nhóm nhạc DBSK là Jae Joong, Jun Su và Yoo Chun chấm dứt hợp đồng với SM Entertainment do công ty này đưa ra nhiều điều khoản vô lý, bao gồm việc yêu cầu nhóm ký hợp đồng trong 13 năm và chia lợi nhuận không đồng đều. Sau khi rời SM Entertainment, cả ba ký hợp đồng với JYP Entertainment và thành lập nhóm nhạc mới có tên JYJ.
Nhóm nhạc JYJ. Ảnh: Insight.
Một số khác lựa chọn rẽ hướng sang các lĩnh vực như diễn xuất, nhạc kịch để phát triển. Luna - cựu thành viên nhóm f(x) - thành công với các vở nhạc kịch Legally Blonde, Coyote Ugly, High School Musical... Trong khi đó, Krystal hoạt động tích cực ở mảng phim ảnh.
Theo trang Korea Joongang Daily, sân khấu nhạc kịch là bến đỗ tiềm năng với các thần tượng bởi họ có những kỹ năng phù hợp với yêu cầu của nhạc kịch như ca hát, vũ đạo hay làm chủ sân khấu. Bên cạnh đó, độ nổi tiếng của họ cũng góp phần thu hút khán giả tới rạp hát.
Ca khúc 'Gimme Shelter' của The Rolling Stones: Những nỗi đau không thể khỏa lấp The Rolling Stones sắp đạt tới đỉnh cao sáng tạo vào năm 1969. Ban nhạc đã tung cánh tự do trong bầu trời âm nhạc những năm 1960 và sẽ khép lại thập kỷ trong tư thế nhóm nhạc tiên tiến bậc nhất hành tinh. Ca khúc Gimme Shelter (Cho tôi nơi trú ẩn) được viết cho album Let It Bleed, với sự...