Judo – quyền lực mềm của Putin
Không chỉ là môn thể thao ưa thích, judo còn được sử dụng như một công cụ đối nội, đối ngoại ưa thích của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trên sàn đấu judo. Ảnh: Sputnik
Bất chấp những bê bối về doping gần đây của đội tuyển điền kinh Nga, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) ngày 27/7 đã ra phán quyết cuối cùng cho phép 271 trên tổng số 387 vận động viên dự kiến của nước này được tham gia tranh tài ở sân chơi thể thao lớn nhất hành tinh trong 4 năm qua – Thế vận hội 2016.
Sự việc trên cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Tổng thống Putin trong các định chế thể thao quốc tế quyền lực, và nước Nga dưới thời lãnh đạo của ông đã biến thể thao thành một nhân tố trung tâm về chính sách ngoại giao và gây dựng hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế, theoLiberation.
Bình luận viên Guillaume Gendron nhận định, kể từ khi lên nắm quyền, ông Putin luôn coi những môn thể thao thể hiện sức mạnh nam giới như hockey trên băng, võ thuật như một trong những cột trụ chính trong chính sách tuyên truyền của mình. Trong đó, bộ môn judo chiếm một vị thế đặc biệt. Bởi đây là môn thể thao thời thơ ấu của ông chủ điện Kremlin, cho phép ông tự vệ trong những trận ẩu đả trên đường phố và là môn thể thao được ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô KGB khuyến khích luyện tập.
Ngoài việc rèn luyện sức khỏe, judo đối với người đứng đầu chính quyền Nga còn là một phương tiện thể hiện quyền lực mềm một cách hữu hiệu. Không có môn thể thao nào mà Putin đưa các mục tiêu chính trị và tuyên truyền vào nhiều như vậy. Hiện, môn thể thao thượng võ này vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong các nước hậu Xô viết, và các quốc gia từng là đồng minh của Liên Xô như Cuba, Trung Quốc.
Nhà báo Steven Lee Myers, cựu phóng viên thường trực New York Timestại Moscow đánh giá sự hiện diện của judo trong đời sống chính trị Nga mạnh đến mức có thể hình thành một trật tự xã hội “đẳng cấp judo” trong giới tài phiệt, có sức ảnh hưởng đáng kể trong công tác điều hành chính quyền.
Trật tự này bắt nguồn từ thành phố quê hương của ông Putin là Saint Petersburg, và gần đây biểu hiện rõ nét nhất qua hoạt động của câu lạc bộ judo Yawara-Neva, được thành lập vào năm 1998 bởi một người bạn đồng môn thời thơ ấu của tổng thống Nga là Arkady Rotenberg.
Rotenberg vốn chỉ là một võ sư judo và doanh nhân vô danh dưới thời cựu Tống thống Boris Yeltsine, nay đã trở thành một trong những nhà tài phiệt quyền lực nhất nước Nga, đứng đầu ban lãnh đạo nhà thầu cho Gazprom. Theo ước tích của Forbes năm 2016, tài sản của Rotenberg lên đến 1,26 tỷ USD
Video đang HOT
Chính Rotenberg và em trai ông là Boris (cựu vô địch judo thời Liên Xô) đã được giao đến 15% hợp đồng cho việc tổ chức Thế vận hội mùa đông Sochi 2014, tức khoảng hơn 6,6 tỷ USD.
Một người khác đồng sáng lập câu lạc bộ Yawara-Neva là chính trị gia Shestakov. Năm 1999, khi Putin được chỉ định làm Thủ tướng, Shestakov bất ngờ từ bỏ nghề huấn luyện viên judo ở Saint Petersburg và dấn thân vào con đường chính trị, giúp thành lập đảng Thống nhất mà sau này sáp nhập với hai đảng khác thành đảng Nước Nga thống nhất. Hiện tại Shestakov là một trong những thành viên chủ chốt của đảng Nước Nga công bằng (Fair Russia).
Công cụ đối ngoại
Ông Putin chụp ảnh cùng vận động viên judo Nga giành huy chương vàng tại Olympic London 2012. Ảnh: Reuters
Theo Gendron, không chỉ thể hiện quyền lực mềm trong nội bộ nước Nga, judo còn giúp ông chủ điện Kremlin nâng cao uy tín trong các hoạt động đối ngoại trên trường quốc tế.
Năm 2008, ông Putin đã được Liên đoàn judo quốc tế (IJF) mời làm chủ tịch danh dự, trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên nắm giữ vị trí chủ tịch danh dự của tổ chức này.
Năm 2012, ông được IJF phong là võ sĩ “bát đẳng huyền đai judo”, một cấp bậc mà không phải bất cứ một võ sĩ chuyên nghiệp đẳng cấp nào có thể đạt được. Trong một tuyên bố công khai với báo chí, ông Marius Vizer, chủ tịch IJF từng khẳng định: “Là chủ tịch danh dự của IJF, một võ sư judo và là nguyên thủ của một quốc gia nổi bật, Vladimir Putin chính là vị đại sứ hoàn hảo cho môn thể thao judo”.
Trong chuyến thăm đến Anh lần đầu tiên vào năm 2012, Tổng thống Nga đã bỏ qua các nội dung thi đấu khác, dành cả buổi để theo dõi trận đấu judo giữa một võ sĩ Nga và một võ sĩ Mông Cổ trong khuôn khổ Olympic London 2012, đồng thời thể hiện thái độ rất phấn khích khi “gà nhà” chiến thắng và giành huy chương vàng. Sau chuyến thăm, rất nhiều người dân Anh đã nhắc đến ông Putin như một chính khách yêu thể thao và có tinh thần thượng võ đáng trân trọng.
Trong bối cảnh, các võ sĩ judo của Nga có nguy cơ bị cấm thi đấu tại Olympic 2016, ngày 22/7 Chủ tịch IJF Marius Vizer, cũng là một người bạn đồng môn của Putin đã lên tiếng chỉ trích lời kêu gọi cấm các vận động viên Nga tham gia tranh tài, đồng thời cho rằng “tình hữu nghị cần được thay thế cho thù hận của Chiến tranh Lạnh”.
Ông Vizer nhấn mạnh Nga là một cường quốc về võ judo và đóng vài trò lớn trong lịch sử thể thao thế giới. Việc cấm các vận động viên Nga tham dự Olympic sẽ khiến các cuộc tranh tài trở nên kém hấp dẫn.
Bên cạnh đó, việc Chủ tịch IOC Thomas Bach ủng hộ đoàn vận động viên Nga tại Thế vận hội lần này được cho là xuất phát từ mối quan hệ gần gũi của ông với Chủ tịch liên đoàn judo châu Âu Sergey Soloveychik, một người bạn thân thiết khác của ông Putin.
“Căng thẳng giữa Nga và IOC lên đến đỉnh điểm khi ủy ban này quyết định cấm toàn bộ các vận động viên Nga tham gia Olympic năm nay. Tuy nhiên, đã có sự thay đổi ngoạn mục ở phút chót. Sự việc cho thấy rõ Moscow dưới thời ông Putin đang lấy lại được tầm ảnh hưởng lên định chế thể thao quốc tế này, cũng như trên vũ đài chính trị thế giới nói chung”, Gendron nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trump chính thức nhận đề cử tranh cử tổng thống
Bài phát biểu nhận đề cử của ông Trump chú trọng đối nội hơn đối ngoại.
Tối 21-7 (giờ địa phương), ông Donald Trump chính thức nhận đề cử đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống với đại diện đảng Dân chủ.
"Với sự khiêm nhường và biết ơn, tôi xin chấp nhận đề cử của các bạn trở thành đại diện tranh cử tổng thống Mỹ.
Chúng ta sẽ là một đất nước của sự rộng lượng và bao dung. Chúng ta cũng sẽ là một nước của luật pháp và trật tự".
Ông cũng đề cập đến các cuộc xả súng vào cảnh sát gần đây khi tuyên bố: "Đại hội của chúng ta diễn ra trong bối cảnh đất nước đang bị khủng hoảng".
Ông Trump nhận đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa. Ảnh: AP
Trong bài phát biểu sau đó, ông Trump khẳng định sẽ chấm dứt tội phạm, bạo lực, và nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. "Nhiệm vụ quan trọng nhất của chính phủ là bảo vệ cuộc sống công dân."
Ông Trump cho biết không hài lòng về quyết định chọn bà Hillary Clinton làm ngoại trưởng của Tổng thống Obama. Các chính sách của bà Clinton đã khiến nước Mỹ yếu đuối và nguy hiểm.
Về chính sách đối ngoại, ông Trump chủ trương ngăn chặn nhập cư, đặc biệt ngăn người Hồi giáo vào Mỹ, thương lượng lại các thỏa thuận thương mại quốc tế đồng thời yêu cầu các đồng minh Mỹ ở châu Âu và châu Á chia sẻ chi tiêu quân sự với Mỹ.
Ngày cuối cùng đại hội đảng Cộng hòa có chủ đề "Hãy làm nước Mỹ thống nhất trở lại". Điểm nổi bật được truyền thông nhắc đến nhiều nhất trong bốn ngày đại hội không phải là việc ông Trump được đề cử làm đại diện tổng thống, mà là sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa.
Sự chia rẽ này càng được nhấn mạnh sau bài phát biểu không ủng hộ Trump và kêu gọi cử tri bầu tổng thống theo lương tâm của Nghị sĩ Ted Cruz ngày 20-7.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Bật mí mối quan hệ đặc biệt của Trump với Putin Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump từng ấp ủ nhiều dự án đầu tư vào Nga và thường xuyên dành những lời khen tặng đặc biệt cho ông chủ Điện Kremlin. Tổng thống Nga Putin và ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump. Năm 2013, Donald Trump mang cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tới Nga....