JPMorgan: Chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục nâng giá cổ phiếu
Theo JPMorgan Chase, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được duy trì trong thời gian dài để hỗ trợ kinh tế, theo đó sẽ nâng cao thanh khoản ngân hàng và cả giá cổ phiếu lẫn trái phiếu.
“Nợ nhiều hơn, thanh khoản cao hơn, giá tài sản hồi phục nhiều hơn” là kết luận của chiến lược gia Nikolaos Panigirtzoglou của JPMorgan Chase.
Ông cũng đã dự báo nợ sẽ tăng khoảng 16.000 tỷ USD trong năm nay, nâng tổng mức nợ vay tư nhân và nợ công lên mức cao kỷ lục 200.000 tỷ USD vào cuối năm.
Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm tăng cao hơn, chính sách phù hợp của ngân hàng trung ương và nhiều tiền mặt dư thừa trong hệ thống hơn và phần lớn trong số đó có thể tìm đến kênh đầu tư qua thị trường chứng khoán, theo JPMorgan Chase.
“Tiền mặt nhàn rỗi tăng cao tạo ra một nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ cho các tài sản phi tiền mặt như trái phiếu và cổ phiếu. Với mức lãi suất trái phiếu thấp như hiện tại, hầu hết thanh khoản này cuối cùng sẽ được chuyển vào cổ phiếu do nhu cầu tiết kiệm để phòng ngừa giảm dần theo thời gian”, theo các chiến lược gia của JP Morgan Chase.
Video đang HOT
Biểu đồ thể hiện lượng cung tiền M2 của Mỹ ra thị trường
Sự gia tăng thanh khoản toàn cầu đã diễn ra với tốc độ tăng chóng mặt trong cuộc khủng hoảng Covid-19 so với thời kỳ suy thoái năm 2008. Tổng số tiền được tạo ra có thể vượt quá 15.000 tỷ USD vào giữa năm tới khi việc nới lỏng định lượng tiếp tục ở mức mạnh hơn bình thường, theo các chiến lược gia.
Tại Mỹ, mức cung tiền M2 (bao gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, các tài sản có thanh khoản cao và không phải là tiền mặt) đã tăng 3.000 tỷ USD cho đến nay trong năm nay lên mức 18.400 tỷ USD, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang do Bloomberg tổng hợp.
Giá vàng trong nước tăng hơn nửa triệu đồng mỗi lượng trong tuần qua
Thị trường vàng trong nước vừa trải qua tuần biến động khá mạnh, tăng thêm hơn 500.000 đồng mỗi lượng lên sát mốc 50 triệu đồng/lượng.
Tuần qua vừa chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của cả giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Tính chung cả tuần (từ 29/6 tới 4/7), giá vàng SJC tăng thêm 520.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, và tăng thêm 550.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Hiện giá vàng SJC giao dịch sát mức 50 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng tăng thêm 0,5% trong tuần qua, lên mức 1.774,4 USD/ounce (tương đương mức 49,79 triệu đồng/lượng).
Tuần qua, cả giá vàng trong nước và thế giới đều tăng mạnh. (Ảnh minh họa)
Đúng như dự báo về triển vọng giá vàng mà các chuyên gia Phố Wall (Wall Street) tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Kitco News đưa ra là giá vàng tiếp tục tăng, giá vàng thế giới tuần qua đã trải qua một kỳ tăng giá mạnh.
Hiện giá vàng giao dịch ở mức 1.774,4 USD/ounce. Quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ Vietcombank (1USD = 23.290VND), hiện giá vàng thế giới tương đương mức 49,79 triệu đồng/lượng, song vẫn thấp hơn giá bán vàng SJC 90.000 đồng/lượng.
Diễn biến trên xuất phát từ thị trường quốc tế khi giá vàng thế giới tăng mạnh lên 1.787,8 USD/ounce - mức cao nhất kể từ tháng 10/2012 trong bối cảnh các ca mắc dịch Covid-19 vẫn gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo số liệu của FactSet, trong tuần giao dịch bị rút ngắt do kỳ nghỉ lễ, giá vàng tăng khoảng 0,5%. Marketwatch cho hay, thị trường vàng đóng cửa phiên 3/7, trước khi Mỹ nghỉ Ngày độc lập 4/7.
Trong dài hạn, giá vàng có thể nhận được sự hỗ trợ từ chính sách tiền tệ nới lỏng, sau khi biên bản cuộc họp gần nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nêu lên khả năng nền kinh tế có thể cần sự hỗ trợ từ chính sách tiền tệ rất nới lỏng trong một thời gian.
Giá vàng được dự báo sẽ vẫn theo chiều hướng đi lên. (Ảnh minh họa: KT)
Tại thị trường Việt Nam, mở cửa phiên giao dịch cuối tuần (4/7), giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo đà của thị trường vàng thế giới. Cụ thể, giá vàng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn ở mức 49,50 - 49,88 triệu đồng/lượng. Còn tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá bán lẻ vàng miếng ở ngưỡng 49,50 - 49,70 triệu đồng/lượng
So với mở phiên giao dịch đầu tuần (29/6), giá vàng hiện tăng thêm hơn nửa triệu đồng mỗi lượng. Sáng 29/6, Công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng mua vào ở mức 48,98 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 49,33 triệu đồng/lượng, trong khi đó Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 49,05 - 49,20 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Theo nhận định của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19; căng thẳng Mỹ - Trung và các cuộc biểu tình, bạo loạn tại Mỹ khiến vàng trở thành kênh đầu tư an toàn. Chỉ số giá vàng tháng 6/2020 tăng 1,71% so với tháng trước; tăng 16,81% so với tháng 12/2019 và tăng 30,18% so với cùng kỳ năm trước.
Phòng Kinh doanh Vàng thuộc Tập đoàn VBĐQ DOJI dự báo, giá vàng biến động mạnh theo xu hướng tăng.
Trong bối cảnh giá vàng thế giới leo thang do kết hợp từ nhiều kênh thông tin chính sự, giá vàng trong nước cho thấy đà tăng bứt tốc, mức tăng cao nhất trong vòng 6 năm qua. Nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên, với sự tăng giá mạnh đột biến, nhà đầu tư vàng trong nước nên thận trọng nhận định, nắm bắt kịp xu hướng để có chiến lược đầu tư hiệu quả nhất./.
JPMorgan: Vẫn còn quá sớm để mua cổ phiếu Chiến lược gia của quỹ hiện quản lý 1,9 nghìn tỷ USD đang theo dõi chặt chẽ sức mạnh của thị trường lao động ở Mỹ và châu Âu để biết các dấu hiệu về việc các nền kinh tế sẽ có thể hồi phục nhanh như thế nào sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ. Dữ liệu này có...