Joshua: Teenager vs Superpower – Thiếu niên tuổi 17 thách thức siêu cường đại lục
Với những ai muốn chứng kiến sự phi thường của những người trẻ Hồng Kông, Joshua: Teenager vs Superpower (2017) là bộ phim thích hợp để bắt đầu.
Joshua: Teenager vs Superpower thuật lại quá trình đấu tranh vì lý tưởng tự do và dân chủ của thế hệ trẻ Hồng Kông, những người sinh ra và lớn lên trong một đặc khu Hồng Kông nằm dưới sự quản lí của chính quyền Trung Quốc. Từ Joshua của tên phim chỉ thiếu niên Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), thủ lĩnh trẻ của những phong trào chính trị của lực lượng học sinh – sinh viên tại đây.
Phim tài liệu về hành trình đấu tranh của người trẻ Hồng Kông. Nguồn: The Guardian
Là một bộ phim tài liệu lột tả giai đoạn hỗn loạn của Hồng Kông cách đây chỉ mới 7 năm, tính thời đại là cảm giác đầu tiên bộ phim khơi dậy từ người xem, nhất là đối với những ai đang dõi theo tình hình hiện tại ngày một đang nóng lên ở khu vực này.
Những cuộc biểu tình gần đây càn quét qua Hồng Kông khiến nhiều người bắt đầu chú ý đến mối quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Nhưng trên thực tế, Hồng Kông từ lâu đã dậy sóng về cách Trung Quốc, cụ thể hơn là Đảng Cộng sản Trung Quốc, áp dụng phong cách cai trị mang tính độc tài của họ tại đặc khu này. Và bộ phim tư liệu Joshua: Teenager vs Superpower cho người xem thấy rõ nguyên nhân đằng sau mối bất hòa âm ỉ giữa người dân Hông Kông và chính quyền ở đại lục, cũng như nhắc đến những cột mốc quan trọng thôi thúc tinh thần dân tộc của người Hồng Kông và khát vọng dân chủ chân chính của họ.
Joshua chỉ mới 17 tuổi nhưng đã lãnh đạo phong trào Hồng Kông. Nguồn: The Guardian
Đúng như tên gọi của bộ phim, trung tâm chính của phim là hình ảnh của thiếu niên Joshua Wong/Hoàng Chi Phong. Mọi đoạn khởi đầu-cao trào-kết thúc đều đặt cậu làm trung tâm và khắc họa thế giới quan của thiếu niên tràn đầy nhiệt huyết khi ấy còn ở độ tuổi học sinh cấp 3. Mở rộng hơn nữa là những người trẻ, những học sinh, sinh viên cảm nhận được sự mất dần nhân dạng của mình với tư cách là một người Hồng Kông kể từ khi nơi đây được Anh Quốc trao trả về Trung Quốc năm 1997.
Joshua: Teenager vs Superpower có đầy đủ yếu tố làm nên một bộ phim tài liệu điển hình. Phim chỉ được gói gọn trong thời lượng 1 tiếng 20 phút (tính luôn cả credit). Những nhân vật trong phim đều là những người có thật, không phải diễn viên. Nên họ không hề “diễn” mà chỉ tập trung nói lên những suy nghĩ, nhận định của bản thân. Những cảnh quay của phim không hề sử dụng bất cứ kỹ thuật dựng cảnh nào, kỹ thuật mà các bộ phim tài liệu lịch sử hay sử dụng nếu sự kiện diễn ra trong thời kì chưa tồn tại các thiết bị ghi hình hoặc không những sự kiện muốn nói đến không được ghi lại đầy đủ, mà hoàn toàn là những đoạn video thực tế được quay ngay tại những sự kiện đã diễn ra được khắc họa trong bộ phim này.
Bộ phim dựa trên những footage có thật được quay và biên tập lại. Ảnh: Cinema Clock
Chúng được đạo diễn Joe Picatella cùng với khả năng biên tập sao cho phim có được những pha chuyển cảnh nhịp nhàng mà không không làm xáo trộn sự kiện hay làm ảnh hưởng đến độ chân thật của phim. Bên cạnh đó, ông cũng lồng ghép những đoạn phỏng vấn trục tiếp những chuyên gia có cái nhìn sâu sắc về thực trạng của Hồng Kông lúc bấy giờ và đã theo dõi phong trào của Hoàng Chi Phong từ những ngày đầu tiên. Những phân đoạn này đóng vai trò cung cấp thông tin và những cái nhìn khách quan cho người xem.
Tuy nhiên, ấn tượng sâu sắc nhất mà Joshua: Teenager vs Superpower để lại vẫn là tính hiện thực có sức truyền cảm mạnh mẽ, dai dẳng ngay cả khi bộ phim đã kết thúc. Ở đây, đúng-sai chỉ là một phạm trù tương đối.
Diễn viên trong phim là những người thật nên không hề mang tính diễn. Ảnh: Cinema Clock
Để đảm bảo tính khách quan, một bộ phim tài liệu không thể cưỡng ép hay tuyên truyền một tư tưởng nào đó. Nhiệm vụ của thể loại tài liệu là nói lên sự thật. Do chỉ tập trung quanh thiếu niên Hoàng Chi Phong, nhiều người xem có thể cảm thấy sự thật này trong phim chỉ mang vẻ một chiều. Nhưng điều đó không có nghĩa là lời chia sẻ của Chi Phong không thể khiến người ta suy ngẫm.
Trước mắt người xem, Chi Phong, chỉ mới 17 tuổi, xuất thân trung lưu, không tiền bạc hay quan hệ, đã lên phố kêu gọi người dân phản ký kiến nghị bãi bỏ chương trình giáo dục bắt buộc được coi là mang yếu tố mị dân đến từ chính phủ đại lục, tổ chức biểu tình và cuối cùng là thách thức cả chính phủ. Đây là hình ảnh chắc chắn sẽ thu hút nhiều ý kiến trái chiều của những khán giả xuất thân từ những nền tư tưởng khác nhau. Nhưng đồng thời, hình ảnh Hoàng Chi Phong được phim thể hiện xuyên suốt hơn 1 giờ đồng hố cũng khiến nhiều người phải suy nghĩ. Tại sao một cậu bé có thể làm được những chuyện này? Nguyên nhân nào thôi thúc cậu ấy?
Bộ phim không hề lên gân tuyên truyền, phim truyền tải những sự thật xảy ra ở Hồng Kông. Ảnh: Cinema Clock
Ở Chi Phong và những người bạn của cậu, người ta thấy được sự hiện thân của mối mâu thuẫn luôn tồn tại trong xã hội ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào: tư tưởng, giai cấp, thế hệ, tự do và trật tự. Những mối mâu thuẫn này đều là mục tiêu mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Nhiều nơi chọn cách sống trong hòa thuận, nơi khác lại ra sức chối bỏ những hệ tư tưởng mà họ không đồng tình. Đây là mối mâu thuẫn thúc đẩy người dân sở tại phải lựa chọn con đường cho chính họ. Đối với một nơi có lịch sử và vị thế đặc thù như Hồng Kông, những mâu thuẫn này là điều không thể tránh khỏi. Bộ phim đã đưa cách người trẻ nơi đây lựa chọn đối mặt với chúng. Giờ họ chỉ chờ những cá nhân thuộc thế hệ cha ông lựa chọn cho riêng mình.
Joshua: Teenager vs Superpower chỉ đưa ra ý kiến và chủ thể đại diện cho ý kiến đó. Phim tuyệt đối không tuyên truyền sự hỗn loạn hay kích động sự hỗn loạn ấy. Bộ phim để khán giả phải tự đặt câu hỏi bản thân và cung cấp sự thật đằng sau sự giận dữ, tâm huyết, ý muốn, và nỗi sợ ám ảnh của những cá nhân liên quan đến các sự kiện. Đến cuối cùng, sự quyết định luôn được đặt trong tay những khán giả đã lựa chọn xem phim.
Bộ phim giúp khán giả tự tìm cho câu trả lời cho những sự kiện ở Hồng Kông. Ảnh: New Bloom Magazine
Các bộ phim tài liệu ( Documentary) có khả năng miêu tả chân thực những sự kiện lịch sử và, qua đó, lay động với những cảm xúc chân thật và lời nói sống động. Joshua: Teenager vs Superpower (2017)là một bộ phim như vậy.
Theo moveek
Nhiều thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông bị bắt
Ít nhất 3 thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông đã bị bắt giữ ngay trước đợt xuống đường lớn dự kiến diễn ra trong ngày 31.8.
Hoàng Chi Phong và Chu Đình bị bắt vào sáng 30.8, một ngày trước cuộc biểu tình lớn dự kiến diễn ra tại Hồng Kông Reuters
Tờ South China Morning Post đưa tin các nhà hoạt động Joshua Wong (Hoàng Chi Phong, 23 tuổi) và Agnes Chow (Chu Đình, 23 tuổi) đã bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc tổ chức hội họp trái phép.
Hoàng là tổng bí thư của đảng Demosisto (Hương Cảng chúng chí), một trong những tổ chức đứng sau nhiều cuộc biểu tình tại Hồng Kông những năm gần đây trong khi Chu cũng là thành viên của đảng này.
Theo thông báo của Demosisto, Hoàng bị áp giải lên một chiếc xe hơi vào sáng 30.8 khi đang trên đường đến một trạm tàu điện trong khi Chu bị bắt tại nhà riêng. Cả hai người này đang bị thẩm vấn tại sở cảnh sát quận Loan Tể.
Trước đó, nhà hoạt động Andy Chan (Trần Hạo Thiên, 29 tuổi) cũng bị bắt vào tối 29.8 tại sân bay Hồng Kông vì nghi gây bạo động và tấn công cảnh sát. Trần là người thành lập đảng Dân tộc Hồng Kông và cũng tham gia phong trào biểu tình Chiếm Trung Hoàn hồi năm 2014. Tổ chức của thanh niên này bị cấm hoạt động hồi năm 2018 vì bị coi là "mối đe dọa an ninh quốc gia".
Trung Quốc luân chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông
Trong khi đó, Hoàng Chi Phong bị ngồi tù 6 tháng từ tháng 8.2017 vì tội xâm nhập trái phép trụ sở chính quyền trong đợt biểu tình Chiếm Trung Hoàn năm 2014. Hoàng tiếp tục bị tuyên án 3 tháng tù hồi tháng 1.2018 về tội cản trở người thi hành công vụ trong cùng cuộc biểu tình năm 2014.
Nhân vật đối lập này chỉ ngồi tù 6 ngày và được cho tại ngoại. Hồi giữa tháng 5, một thẩm phán quyết định Hoàng phải quay trở lại trại giam nhưng giảm mức án xuống còn 2 tháng. Đến ngày 17.6, Hoàng Chi Phong được thả sớm nhưng không rõ đó có phải là động thái của chính quyền đối với cuộc biểu tình mới hay theo đúng như quy định về việc cải tạo, theo đó tù nhân cải tạo tốt thường được cho ra tù sau khi thi hành một nửa bản án.
Trần Hạo Thiên, một trong số các thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông, đã bị bắt tối 29.8 Reuters
Ba thủ lĩnh biểu tình bị bắt ngay trước một đợt biểu tình lớn diễn ra tại Hồng Kông vào ngày 31.6, đánh dấu 5 năm kể từ ngày chính quyền đại lục bác bỏ lời kêu gọi hình thức bầu cử phổ thông đầu phiếu cho đặc khu, theo AFP.
CHRF, lực lượng từng tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông thời gian qua, cho hay đã thu hút khoảng 2 triệu người đăng ký tham gia biểu tình ngày 31.8. Tuy nhiên, cảnh sát đã từ chối cấp phép cho cuộc xuống đường này vì lo ngại một số người tham gia có thể có hành vi "phá hoại và bạo lực".
Theo thanhnien
Báo Trung Quốc cáo buộc Hoàng Chi Phong nhận tiền của Mỹ Thời báo Hoàn cầu cảnh báo cho Hoàng Chi Phong tham gia hệ thống chính trị Hong Kong là "đưa ra tín hiệu Hong Kong có thể hợp pháp tiến tới tách khỏi Trung Quốc". Hoàng Chi Phong - được biết đến với vai trò Tổng Thư ký đảng Demosisto ngày 30-10 bị truyền thông Trung Quốc cáo buộc nhận tiền từ Mỹ,...