Jon Krakauer gọi phim ‘Everest’ là nhảm nhí
Tác giả cuốn “Into Thin Air” là một trong những người có mặt tại thảm kịch trên “nóc nhà thế giới” hồi mùa hè 1996.
Sau khi theo dõi bộ phim Everest của đạo diễn Baltasar Kormákur, nhà báo Jon Krakauer tỏ ra không hài lòng với tác phẩm. Ông chính là một thành viên của đoàn leo núi định mệnh do Rob Hall của trại Adventure Consultants dẫn đầu vào tháng 5/1996. Trên màn ảnh, nhân vật Jon Krakauer do diễn viên Michael Kelly thể hiện
Trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times, ông nói: “Bộ phim toàn là những điều nhảm nhí. Một vài cuộc trò chuyện trên phim của tôi đều là hư cấu. Nếu những ai đã xem phim muốn biết sự thật là thế nào, hãy tìm đọc cuốn Into Thin Air”.
Nhà báo Jon Krakauer trong Everest do nam diễn viên Michael Kelly (phải) thể hiện.
Into Thin Air là cuốn sách do chính Joe Krakauer chắp bút, kể lại những trải nghiệm của ông trong bi kịch năm 1996 trên đỉnh Everest. Có tổng cộng tám nhà leo núi đã qua đời khi một cơn bão bất ngờ ập tới “nóc nhà thế giới” vào ngày 10/5/1996. Ngay trong năm 1997, Krakauer bán bản quyền chuyển thể cuốn sách của ông cho Sony để hãng này thực hiện một bộ phim điện ảnh phát sóng trên truyền hình.
Tuy nhiên, ông khá cay đắng khi nhắc đến quyết định năm xưa và cho rằng: “Người ta bảo tôi hãy cứ biến nó thành phim, vì tôi có mất gì đâu? Nhưng tôi nguyền rủa bản thân vì đã làm vậy. Khi bạn đặt bút ký hợp đồng rồi, họ có thể làm bất cứ điều gì với đứa con tinh thần của mình. Nó chẳng đáng với số tiền mà tôi nhận được”.
Trailer bộ phim ‘Everest’
Video đang HOT
Sau khi Joe Krakauer lên tiếng chỉ trích Everest, đạo diễn Baltasar Kormákur phản hồi rằng ông đã nghiên cứu rất kỹ nhiều cuốn sách khác nhau, cũng như toàn bộ các cuộc điện đàm được ghi lại vào ngày 10/5/1996 tại trại Adventure Consultants để thực hiện bộ phim. “Tôi cùng đội ngũ biên kịch cố gắng nhìn mọi chuyện từ một góc nhìn công bằng nhất và không thiên vị ai hết”, nhà làm phim người Iceland bộc bạch.
Theo Zing
Những bộ phim dựa trên chuyện leo núi có thật
"Touching the Void", "North Face", "Cold" hay "Everest" mới đây là những bộ phim mang đề tài leo núi dựa trên những câu chuyện từng xảy ra ngoài đời thực.
Touching the Void (2003): Một trong những bộ phim leo núi hay nhất tái hiện trải nghiệm kinh hoàng của hai nhà thám hiểm khi họ cố trèo lên sườn Tây của ngọn Siula Grande, một phần của dãy Andes trên lãnh thổ Peru. Joe Simpson gặp tai nạn kinh hoàng dẫn đến bị gãy chân trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Simon Yates tìm mọi cách để đưa Simpson xuống dưới nhưng trong tình thế nguy cấp, anh buộc phải bỏ bạn để tự cứu bản thân. Chỉ còn lại một mình trên núi, với cái chân bị thương và không chút đồ ăn, thức uống, nhưng Simpson quyết không đầu hàng số phận.
North Face (2008): Bộ phim của điện ảnh Đức dựa trên sự kiện có thật xảy ra năm 1936 khi hai đội leo núi đặt mình vào cuộc thi chinh phục đỉnh Eiger thuộc dãy Alpes nằm trong địa phận Thụy Sĩ.
Nội dung tập trung chủ yếu vào cuộc chiến sinh tồn của hai nhà leo núi với dụng cụ thô sơ, buộc phải bấu víu vào từng mỏm đá, từng đoạn dây thừng để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ có nội dung mang nhiều nút thắt bất ngờ, North Face còn sở hữu những cảnh quay sống động và khiến người xem mãn nhãn.
The Wildest Dream (2010): Dân leo núi đều biết đến George Mallory, nhân vật được cho là người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest. Cuộc đời ông chứa đựng nhiều vinh quang, nhưng lại kết thúc trong bi kịch khi George Mallory mất tích vĩnh viễn trong băng tuyết trên "nóc nhà thế giới".
The Wildest Dream là bộ phim tài liệu nhằm tưởng nhớ nhà leo núi vĩ đại. Phim có hai tuyến truyện song song: một là cuộc đời Conrad Anker, nhà thám hiểm phát hiện ra xác George Mallory sau 75 năm bị chôn vùi, và hai là những lát cắt cuộc đời của chính Mallory được kể lại qua những bức thư.
Cold (2011): Không phải chuyến leo núi nào cũng diễn ra trong điều kiện thời tiết lý tưởng. Cold đặt ra câu hỏi liệu con người có thể lên tới đỉnh một ngọn núi cao 8000 m vào giữa mùa đông hay không? Tác phẩm tài liệu ngắn được được thực hiện từ máy quay cầm tay nhỏ của Cory Richards, người có chuyến hành trình đáng nhớ trong cuộc đời khi trở thành người Mỹ đầu tiên leo lên đỉnh núi cao 8000 m trong điều kiện thời tiết gió lạnh và băng tuyết liên tục.
127 Hours (2010): Không quá tập trung vào chuyện leo núi, nhưng bộ phim của đạo diễn Danny Boyle và tài tử James Franco cũng có những yếu tố liên quan tới độ cao khi kể lại chuyến đi bộ thám hiểm của nhân vật Aaron Ralston. Bị kẹt lại trong tảng đá ở hẻm núi Utah, anh phải chịu đựng suốt 127 giờ liền cho đến khi quyết định tự cắt bỏ cánh tay mình bằng một con dao cùn nhằm thoát ra ngoài.
Phim dựa trên cuốn hồi ký của chính Aaron Ralston mang tên là 127 Hours: Between a Rock and a Hard Place. Toàn bộ tác phẩm rất chân thực và mãnh liệt. Dù người xem biết trước cái kết, họ vẫn hồi hộp mong chờ thời khắc quyết định đáng sợ của Ralston.
Everest (2015): Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya được cho là ngọn núi cao nhất thế giới (8.848m), nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng. Không ít người khao khát được đặt chân lên "nóc nhà thế giới", bất chấp những thử thách khắc nghiệt tột cùng có thể cướp đi cả sinh mạng. Theo thống kê trong thế kỷ 20, "cứ 4 người leo lên đỉnh Everest thì lại có một người không thể trở về".
Tuy nhiên, năm 1996 được coi là thời khắc đen tối nhất trong lịch sử thám hiểm Everest khi có tới 19 người nằm lại trên núi, bao gồm cả Rob Hall và Scott Fischer - hai nhà leo núi dẫn đường kỳ cựu. Bộ phim năm 2015 xoay quanh thảm kịch mà họ gặp phải khi một cơn bão bất ngờ ập tới Everest vào tháng 5/1996.
Theo Zing
Phim 'Everest': Kỳ vĩ nhưng thiếu cảm xúc Dựa trên sự kiện đau thương năm 1996 trên "nóc nhà thế giới", bộ phim thành công về mặt hình ảnh nhưng chưa tạo được mối liên kết cảm xúc giữa người xem và nhân vật. Với chiều cao 8.848 m, đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất trên Trái đất nếu tính từ mặt nước biển. Đây đồng thời cũng là một...