Johnson & Johnson dự báo doanh thu bán vaccine ngừa COVID-19 sẽ tăng mạnh
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, hãng dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ ngày 25/1 dự báo doanh thu bán vaccine phòng COVID-19 của hãng có thể tăng 46% trong năm nay do nhu cầu vaccine tăng và các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất trở nên khó khăn.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/ TTXVN
J&J ước tính doanh thu từ vaccine phòng COVID-19 trong năm 2022 sẽ vào khoảng từ 3-3,5 tỷ USD, cao hơn so với 2,39 tỷ USD mà hãng này đạt được trong năm 2021. Dự báo, tổng doanh thu năm 2022 của hãng là từ 98,9 – 100,4 tỷ USD.
Dự báo doanh thu của J&J cho năm 2022 được đưa ra trên cơ sở công ty mới hoàn thành báo cáo doanh thu quý IV/2021.
Giám đốc điều hành mới của hãng, Joaquin Duato cho biết ưu tiên hiện nay là “tập trung hơn vào đơn vị sản xuất thiết bị y tế, mảng kinh doanh mang lại doanh thu lớn thứ hai cho hãng.
Mặc dù vaccine của J&J vẫn nằm trong danh sách được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của nước này tháng trước đã khuyến nghị các nhà cung cấp dịch vụ y tế sử dụng vaccine của Moderna và Pfizer-BioNTech thay vì vaccine của J&J do lo ngại nguy cơ gây hiện tượng máu đông hiếm gặp ở phụ nữ trẻ và trung niên. CDC hồi tháng trước cho biết tính đến ngày 31/8/2021, trong khoảng 14 triệu mũi tiêm J&J đã thực hiện.
Nam Phi khai trương cơ sở sản xuất vaccine ngừa COVID-19 thế hệ mới
Ngày 19/1, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và tỷ phú công nghệ y tế gốc Nam Phi Patrick Soon-Shiong, đã khai trương cơ sở sản xuất vaccine thế hệ thứ 2 tại nước này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Johnson & Johnson cho người dân tại Durban, Nam Phi, ngày 24/9/2021. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN
Đây được coi là bước tiến trong kế hoạch hỗ trợ chương trình phòng, chống dịch COVID-19 cho toàn bộ châu Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, cơ sở NantSA nằm ở thị trấn Brackenfell thuộc tỉnh Western Cape, cách thành phố Cape Town 30km, sẽ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ hai. Phát biểu tại lễ khởi động, Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh việc khai trương cơ sở này sẽ giúp châu Phi không còn phải xếp vị trí cuối khi tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19.
Ông Ramaphosa cũng cho biết các sáng kiến, trong đó có Nền tảng vật tư y tế châu Phi, được khởi động trước đó đã đi vào hoạt động nhằm đảm bảo tất cả các nước châu Phi có thể đảm bảo nguồn cung và giá cả phải chăng để ứng phó với đại dịch.
Cùng ngày, Tổng thống Ramaphosa và tỷ phú Soon-Shiong cũng khởi động Liên minh thúc đẩy khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe nâng cao của châu Phi nhằm thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp trị liệu sáng tạo và đảm bảo châu lục này có được sự chuẩn bị tốt cho các đại dịch trong tương lai.
Liên minh đặt mục tiêu sản xuất 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 vào năm 2025 và phát triển các phương pháp điều trị các bệnh, trong đó có ung thư, COVID-19, lao và AIDS.
WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covovax do Ấn Độ sản xuất Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 có tên gọi là Covovax do Ấn Độ sản xuất. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trong thông báo quyết định trên ngày 17/12, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ...