Johnson& Johnson bắt đầu bàn giao vaccine ngừa COVID-19 cho EU
Ngày 12/4, hãng dược Johnson & Johnson của Mỹ đã bắt đầu bàn giao vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia tại Liên minh châu Âu (EU).
Vaccine ngừa bệnh COVID-19 do Hãng Johnson & Johnson sản xuất. Ảnh: AP/TTXVN
Cụ thể, Nghị sĩ châu Âu Peter Liese xác nhận Johnson & Johnson bắt đầu bàn giao vaccine COVID-19 cho EU trong ngày 12/4. Ban đầu, Johnson & Johnson dự kiến bàn giao vaccine cho EU vào đầu tháng 4 nhưng sau đó phải hoãn lịch bàn giao vì gặp một số vấn đề trong khâu sản xuất.
Hồi tháng trước, Ủy viên Công nghiệp của Liên minh châu Âu Thierry Breton cho biết hãng dược Mỹ cam kết bàn giao cho EU 55 triệu liều vaccine trước cuối tháng 6/2021 và thêm 120 triệu liều trong quý III/2021. Theo nghị sĩ Liese, hiện vẫn chưa rõ liệu Johnson & Johnson có đảm bảo thực hiện cam kết đúng lịch trình hay không nhưng trước mắt chắc chắn hãng dược Mỹ sẽ bàn giao 50 triệu liều vaccine cho EU trong quý II/2021.
Tại Ấn Độ, trong bối cảnh khan hiếm vaccine COVID-19 trong nước, một ủy ban chuyên gia của nước này đã chấp thuận sử dụng vaccine Sputnik V của Nga trong trường hợp khẩn cấp.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nếu được Cục quản lý dược phẩm Ấn Độ (DCGI) phê chuẩn, đây sẽ là vaccine COVID-19 thứ ba được cấp phép sử dụng ở Ấn Độ, ngoài vaccine của AstraZeneca và vaccine nội địa của công ty Bharat Biotech.
Sputnik V, có hiệu quả 91,6%, sẽ do công ty dược phẩm Dr. Reddy’s ở Ấn Độ sản xuất. Ngoài hãng này, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), cơ quan đồng phát triển vaccine, đã liên kết với một số công ty dược phẩm của Ấn Độ như Hetero Biopharma, Gland Pharma, Stelis Biopharma và Vichrow Biotech để sản xuất Sputnik V. Cho đến nay, RDIF đã ký các hợp đồng để sản xuất 850 triệu liều Sputnik V.
Dr Reddy’s xin cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine Sputnik-V vào ngày 19/2. Vaccine này đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Venezuela và Belarus. Tại Ấn Độ, thử nghiệm được tiến hành với khoảng 1.600 người từ 18 đến 99 tuổi. Vaccine hai liều Sputnik-V có giá dưới 10 USD/liều trên thị trường quốc tế và dạng khô của vaccine có thể được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.
Hiện tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ đang diễn biến nghiêm trọng trở lại. Ngày 12/4, nước này ghi nhận gần 169.000 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ, mức tăng kỷ lục thứ sáu trong bảy ngày, đưa tổng số người nhiễm trên cả nước lên 13,52 triệu người. Các quan chức chính phủ cho biết Ấn Độ sẽ đưa vào sử dụng thêm 5 loại vaccine phòng COVID-19 nữa từ nay đến tháng 10.
Nghiên cứu: Một liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch mạnh
Nghiên cứu của Đại học Sheffield và Đại học Oxford (Anh) cho thấy một liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch tương tự như khi nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên và có thể bảo vệ những người từng mắc bệnh trước các biến thể của loại virus này.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN
Tháng 12 vừa qua, Anh đã nới rộng giãn cách thời gian giữa các lần tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech từ 3 tuần lên đến 12 tuần. Nhà chức trách nước này tin tưởng vào kết quả phân tích rằng việc tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca có thể tạo ra kháng thể mạnh bảo vệ con người.
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Sheffield và Đại học Oxford, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Miễn dịch SARS-CoV-2 Anh, 99% số người được tiêm 1 liều vaccine của Pfizer/BioNTech cho phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu máu của 237 người, và phát hiện rằng phản ứng của kháng thể và tế bào T ở những người chưa từng mắc COVID-19 giống với những bệnh nhân lây nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên.
Những người từng mắc bệnh có phản ứng miễn dịch mạnh và rộng hơn, với phản ứng tế bào T cao hơn khoảng 6 lần so với những người không bị mắc bệnh. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, việc tăng cường phản ứng kháng thể đã có từ trước có thể cung cấp "lá chắn" chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có cả biến thể đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, được cho là giảm hiệu quả của các vaccine hiện có.
Kết quả này củng cố dữ liệu thực tế trong nghiên cứu của tổ chức SIREN đối với việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Anh, theo đó, tiêm một liều vaccine ngừa COVID-19 có thể ngừa bệnh nặng.
* Trong khi đó, với 52 nhà máy tham gia hoạt động này trên khắp châu lục, châu Âu nên dẫn đầu thế giới về việc sản xuất vaccine ngừa bệnh COVID-19 vào cuối năm nay. Đây là tuyên bố được Ủy viên Thị trường nội địa Liên minh châu Âu (EU) Thierry Breton đưa ra trong bài phát biểu ngày 26/3 tại Tây Ban Nha.
Theo ông Breton, đến mùa hè, khoảng giữa tháng 7, châu Âu cần tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho đủ một lượng người nhất định nhằm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng toàn cầu. Đến cuối năm, châu Âu cần đạt năng lực sản xuất từ 2 - 3 tỷ liều vaccine.
* Trong tuyên bố chung đưa ra cùng ngày, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) khuyến cáo cần đưa thủy thủ, tiếp viên và phi công là danh sách "lao động thiết yếu" và được ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tuyên bố nêu rõ thủy thủ, tiếp viên và phi công là những người có công việc đòi hỏi đi lại xuyên biên giới, do đó, tại một số nước, những người này cần xuất trình giấy chứng nhận họ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 như một điều kiện để được nhập cảnh. Do đó, các tổ chức trên khuyến cáo các nước đưa thủy thủ, tiếp viên và phi công vào danh sách "lao động thiết yếu", được ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh.
* Cùng ngày, hãng tin RIA dẫn lời Đại sứ Iran tại Moskva cho biết nước CH Hồi giáo có kế hoạch bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik V của Nga từ tháng 4 tới.
Tháng 1 vừa qua, Iran đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine Sputnik V trong nước và đã nhận được hơn 400.000 trong tổng số 2 triệu liều vaccine đặt hàng từ Nga.
Ấn Độ sẽ sản xuất 252 triệu liều vaccine Sputnik V theo công nghệ của Nga Việc sản xuất sẽ bắt đầu từ quý 3 tới và các lô vaccine đầu tiên sẽ đưa ra thị trường trong quý 3 năm 2021. Công ty dược Ấn Độ Gland Pharma ngày 16/3 đã ký hợp đồng với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) cho phép sản xuất và cung ứng 252 triệu liều vaccine Sputnik V tại Ấn Độ....