Jitsi: Công cụ hội họp trực tuyến của cộng đồng nguồn mở
Với việc hàng tỷ người phải ở nhà để phòng tránh dịch COVID-19, nhu cầu làm việc trực tuyến đã tăng đột biệt trong thời gian qua.
Một số công cụ trước đây nằm trong gói phần mềm có thu phí như Teams trong Office 365, Hangout trong GG Suite trước nhu cầu tăng đột biến đã cho người dùng miễn phí để hỗ trợ cộng đồng mùa dịch bệnh.
Nếu không quá lo ngại về vấn đề bảo mật và chỉ cần những tính năng mặc định thì nhóm công cụ này đáp ứng tốt nhu cầu của đa số người dùng. Nhưng nếu một công ty, đơn vị có nhu cầu đặc thù hơn, ví dụ như một đài truyền hình cần công cụ để cast hình ảnh nhân vật phục vụ phỏng vấn từ xa thì các phần mềm có sẵn kể trên khó đáp ứng.
Vfossa – Câu lạc bộ phần mềm nguồn mở Việt Nam vừa tiến hành một cuộc họp online, vừa để thử nghiệm phần mềm Jitsi. Đây là bộ phần mềm của Cộng đồng nguồn mở. Jitsi hỗ trợ hội họp trực tuyến trên tất cả các nền tảng MS Windows, MAC OS, iOS, Android.
Các tính năng đáng chú ý của Jitsi gồm: Tổ chức hội họp trực tuyến, không hạn chế số điểm tham gia, chia sẻ màn hình của tất cả các thành viên theo điều phối của người quản trị, trò chuyện riêng qua tính năng Chat, ghi lại nội dung cuộc họp…
Video đang HOT
Cuộc họp trực tuyến của Vfossa với gần 40 điểm tham gia
Cuộc họp được Vfossa thực hiện có gần 40 điểm tham gia, sử dụng máy tính, điện thoại kết nối. Mỗi điểm kết nối chỉ chiếm khoảng 1000 Kb băng thông và có chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt.
“Với bộ phần mềm Jitsi, các yêu cầu của người sử dụng như xây dựng hệ thống dùng riêng, thậm chí đáp ứng nhu cầu đặc thù như cast hình ảnh chất lượng cao của từng cá nhân tham gia hội họp đều có thể làm được. Đấy cũng là thế mạnh của phần mềm nguồn mở, khi các modun đều có thể can thiệp và tối ưu hóa. Đáp ứng nhu cầu của từng doanh nghiệp, đơn vị đơn lẻ và có độ bảo mật tốt nhất”, Trương Anh Tuấn – Giám đốc công ty phần mềm iWay, thành viên Vfossa cho biết.
Hiện nay Vfossa đã thành lập một liên minh bao gồm các công ty thành viên để hỗ trợ các đơn vị triển khai công cụ hội họp, làm việc từ xa dựa trên bộ phần Jitsi. Với phần mềm nguồn mở, các đơn vị triển khai sẽ không mất chi phí mua bản quyền phần mềm, và chỉ mất chi phí tư vấn, cài đặt và hướng dẫn sử dụng.
Việt Phong
Ứng dụng Zoom vào Việt Nam qua nhà phân phối CMS
CMS trở thành đối tác cung cấp bản quyền phần mềm hội họp trực tuyến Zoom, ứng dụng hiện rất phổ biến ở Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Zoom cho phép kết nối và tương tác mạnh mẽ trong các buổi họp
CMS cho biết, từ ngày 22/3 đơn vị này trở thành đối tác cung cấp bản quyền phần mềm hội họp trực tuyến Zoom, góp phần đối phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Được cung cấp bởi công ty công nghệ của Mỹ - Zoom Video Communications, phần mềm Zoom đến nay đã được hơn 170.000 tổ chức trên toàn cầu sử dụng và đánh giá là giải pháp để làm việc, hội họp và học hành từ xa một cách hiệu quả.
Khi dịch bệnh bùng phát, giải pháp hội nghị truyền hình Zoom đã thay đổi văn hóa làm việc, tạo ra môi trường trao đổi trực tuyến ở bất kỳ đâu có máy tính, thiết bị di động với kết nối Internet.
Tại Việt Nam hiện nay, Zoom đã được hàng nghìn trường học, trung tâm giáo dục tìm hiểu, sử dụng để duy trì việc dạy và học cho giáo viên, học sinh sau hơn 2 tháng nghỉ dịch.
Bên cạnh bản miễn phí (thời lượng giới hạn 40 phút), hiện bản pro của Zoom được CMS phân phối với 3 gói là Pro, Business, Enterprise, giúp người dùng tổ chức hội họp, giảng dạy và học tập liên tục tới 24h, khắc phục tình trạng gián đoạn hay ảnh hưởng tới chất lượng hội nghị trực tuyến.
Hội họp trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời vượt qua mùa dịch mà còn là xu hướng tất yếu của tổ chức, doanh nghiệp và đào tạo trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0
Bảo Khánh
VFOSSA họp trực tuyến cùng VAIP và FISU bàn kế hoạch hỗ trợ ngành giáo dục ứng phó COVID-19 VFOSSA đề xuất Bộ TT&TT có thể thử nghiệm và đánh giá các giải pháp tạo môi trường làm việc, hội họp và học tập từ xa trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn kéo dài. Nhiều giải pháp về hội họp và học tập từ xa trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Ngày 27/3 vừa qua, CLB phần mềm tự do...