JICA tài trợ thiết bị y tế chống Covid-19 cho Bệnh viện TW Huế
JICA tài trợ dự án cung cấp trang thiết bị y tế và đào tạo kỹ thuật sử dụng và quản lý thiết bị y tế cho Bệnh viện Trung ương Huế, với tổng giá trị khoảng 200 triệu yên Nhật (gần 42 tỷ đồng).
GS.TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc BVTW Huế, và các cộng sự trong 1 ca hội chẩn điều trị các ca bệnh Covid-19 (Ảnh: baothuathienhue).
Theo thông cáo ngày 1/9, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã bắt đầu triển khai Dự án Hợp tác kỹ thuật “Tăng cường Năng lực cho Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW Huế) trong ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19)”. Dự án được thực hiện trong 8 tháng, kể từ tháng 8/2021, với tổng giá trị khoảng 200 triệu yen Nhật (gần 42 tỷ đồng) do JICA tài trợ.
Dự kiến các thiết bị y tế sẽ được lắp đặt tại BVTW Huế Cơ sở 2, là nơi tiếp nhận điều trị cho những bệnh nhân mắc Covid-19 với triệu chứng nặng.
Video đang HOT
Danh mục thiết bị dự kiến sẽ gồm máy ECMO (tim-phổi nhân tạo), máy thở, máy monitor, xe cứu thương và tủ lạnh âm sâu chuyên dụng bảo quản vắc xin… Dự án cũng sẽ triển khai tập huấn quản lý thiết bị y tế từ xa đối với Bộ phận quản lý thiết bị y tế của BVTW Huế.
Giám đốc BVTW Huế, GS.TS. Phạm Như Hiệp cho biết, công tác khám chữa bệnh tại BVTW Huế luôn trong tình trạng quá tải về trang thiết bị y tế. Do đó, dự án do JICA tài trợ sẽ có tác động lớn và bền vững trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt trong công tác điều trị bệnh nhân Covid 19.
Hiện nay, việc nâng cao năng lực ứng phó của các tỉnh miền Trung đối với làn sóng lây lan của các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 là một vấn đề cấp thiết. BVTW Huế là một trong những bệnh viện tuyến cuối của các tỉnh miền Trung, đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh nhân cũng như đào tạo chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới. Thông qua việc hỗ trợ tăng cường năng lực cho BVTW Huế, JICA kỳ vọng góp phần nâng cao năng lực ứng phó với dịch bệnh tại các tỉnh miền Trung.
Từ năm 1990 tới nay, chính phủ Nhật Bản và JICA đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực nhân viên y tế tại địa phương, thông qua các trung tâm đào tạo trực thuộc ba bệnh viện trọng điểm. Từ năm 2005-2010, bên cạnh việc cung cấp trang thiết bị y tế, xây dựng tòa nhà kỹ thuật cao cho BVTW Huế bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, các dự án Hợp tác Kỹ thuật của JICA đã giúp nâng cao năng lực cho trên 1.000 y, bác sĩ tại BVTW Huế và các bệnh viện tỉnh ở khu vực miền Trung. Tháng 3/2021, để nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh Covid-19, JICA cũng đã cung cấp cho BVTW Huế một số thiết bị vật tư y tế thiết yếu.
Thông cáo ngày 1/9 của JICA cũng nhấn mạnh, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp cùng Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19.
Tại sao xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly ở Thừa Thiên Huế?
Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên nhân đẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo trong các khu cách ly do một số khu chưa nghiêm, còn để công dân tụ tập, không đeo khẩu trang.
Ngày 27/8, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch giai đoạn thứ 4 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Theo Thượng tá Ngô Nam Cường, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, trong giai đoạn thứ 4, có những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh. Đặc biệt biến chủng mới của virus có tốc độ lây lan nhanh, phát tán mạnh và rất nguy hiểm. Trong khi đó, số lượng công dân tỉnh này đang sinh sống, học tập và lao động ở phía Nam trở về rất lớn và ồ ạt.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận hơn 15.000 công dân trở về từ vùng dịch, đã đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức cho tỉnh. Lực lượng quân sự tỉnh đã nhanh chóng triển khai huy động hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ không kể ngày đêm chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo cho các khu cách ly.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã phụ trách kích hoạt 167 khu cách ly ở 3 cấp, tỉnh, huyện, xã. Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ được điều động để thực hiện nhiệm vụ tại các khu cách ly.
Mặc dù số lượng công dân trở về rất lớn và có yếu tố dịch tễ cao, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm rất lớn nhưng với tinh thần và quyết tâm cao, các cán bộ, chiến sĩ đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tổ chức tiếp nhận và cách ly các công dân an toàn.
Các khu cách ly tập trung tại Thừa Thiên Huế đã có tình trạng lây nhiễm chéo thời gian qua.
Tuy nhiên, trước tình hình người dân từ khu cách ly tập trung trở về nhà tự cách ly và phát hiện các ca mắc Covid-19, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Cụ thể, việc quán triệt duy trì các quy định của một số khu cách ly chưa nghiêm túc, còn để công dân tụ tập, không đeo khẩu trang. Do đó đã để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Trong thời gian tới, Thượng tá Ngô Nam Cường yêu cầu cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, xác định đây là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội trong thời bình.
Lực lượng cần dự báo chính xác tình hình, chuẩn bị kịch bản, phương án để sẵn sàng chống dịch ở cấp độ cao hơn, cùng toàn tỉnh đẩy lùi dịch bệnh.
Thêm 14 người Hà Nội, 24 Huế nghi Covid-19 Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 14 ca dương tính nCoV từ 18h ngày 27/8 đến 6h ngày 28/8, trong đó 7 ca cộng đồng và 7 ca tại khu cách ly. Thừa Thiên Huế thêm 24 ca. Những ca này Bộ Y tế chưa công bố, coi như ca nghi nhiễm. Tại Hà Nội , 14 trường hợp gồm 11 người...