JICA Nhật Bản hỗ trợ một loạt dự án dài hơi, giúp Hội An xanh, sạch
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam đã mang đến cho người dân xứ Quảng nhiều dự án hướng đến một môi trường xanh, sạch, đặc biệt là tại đô thị cổ Hội An.
Trong khuôn khổ Những ngày Nhật Bản ở Quảng Nam diễn ra từ ngày 16-19.8 tại TP Hội An đã diễn ra buổi Tọa đàm Giao lưu hữu nghị nhân dân Quảng Nam – Nhật Bản.
Ông Konaka Tetsuo – Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam đã chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình dự án hợp tác giữa JICA với tỉnh Quảng Nam trong những năm qua, đặc biệt là những dự án hợp tác kinh tế quy mô nhỏ được thực hiện bởi các tổ chức/đoàn thể của Nhật Bản.
JICA đã mang nhiều dự án xanh, bền vững đến cho người dân xứ Quảng trong thời gian qua. Ảnh: T.H
Một trong những dự án nổi bật mà JICA đang tiến hành ở tỉnh Quảng Nam là Dự án viện trợ không hoàn lại cải thiện môi trường nước khu vực Chùa Cầu, Hội An – một địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng hiện đang bị ô nhiễm nước khá nghiêm trọng.
Dự án này hỗ trợ cải tạo hệ thống kênh dẫn nước thải và xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 2.000m3/ngày để xử lý nước ô nhiễm tại kênh dẫn tới Chùa Cầu. Tới nay, nhà máy đã gần hoàn thiện, đang lắp đặt hệ thống điện và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10 hoặc tháng 11.2018.
Bên cạnh dự án viện trợ không hoàn lại, JICA cũng tiến hành thực hiện một số dự án hợp tác quy mô nhỏ theo loại hình Hợp tác Đối tác Phát triển, trong đó JICA hỗ trợ ngân sách và ủy thác việc thực hiện cho các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương hoặc trường đại học của Nhật Bản nhằm khuyến khích người dân Nhật Bản tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm – ông Konaka Tetsuo chia sẻ.
Nhà máy xử lý nước thải phố cổ Hội An được JICA tài trợ. Ảnh: T.H
Video đang HOT
Ông Konaka Tetsuo cho biết thêm, dự án điển hình trong loại hình này là Chương trình giảm thiểu khối lượng rác thải theo mô hình Naha tại thành phố Hội An được thành phố Naha thuộc tỉnh Okinawa (Nhật Bản) thực hiện tại tất cả 13 xã phường trên địa bàn thành phố Hội An, dựa trên kinh nghiệm thực hiện mô hình Thành phố Cộng sinh Môi trường của thành phố Naha.
Các chuyên gia của Naha rất giàu kinh nghiệm về giảm thiểu rác thải kinh doanh và kinh nghiệm trong lĩnh vực làm du lịch với mô hình cân nhắc về môi trường, vốn đã trở thành thương hiệu của thành phố Naha.
Mục tiêu chính của dự án là thực thi Kế hoạch triển khai phân loại rác thải sinh hoạt trong thành phố Hội An; Triển khai việc thu gom phân loại đến toàn thành phố; Phát Sổ tay hướng dẫn phân loại rác tại nguồn đến tất cả các hộ gia đình; và Điều tra thành phần rác thải, tiếp thu năng lực giám sát tình trạng phân loại rác.
Thế mạnh kinh tế của tỉnh Quảng Nam là du lịch, các dự án hỗ trợ của JICA thực hiện tại tỉnh Quảng Nam đều tập trung vào phát triển du lịch, một trong những lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam – ông Konaka Tetsuo nói.
Công trình xử lý nước thải ở Hội An được JICA đầu tư nhằm giảm thiểu ô nhiễm mang đến một môi trường xanh, sạch đẹp. Ảnh: T.H
Ông Konaka Tetsuo nói thêm, bên cạnh dự án thành phố sinh thái Hội An còn có dự án dài hơi khác về Hỗ trợ phát triển tiêm lưc nông thôn dưa vao sư chu đông cua công đông dân tộc thiêu sô Cơ Tu huyên Nam Giang do Tổ chức Cưu trơ Phat triên Quôc tê Nhật Bản (FIDR) thực hiện.
Dự án hướng đến phát triển kinh tế địa phương, gìn giữ các giá trị văn hóa có nguy cơ mai một của dân tộc Cơ Tu như dệt vải, các điệu nhảy, món ăn truyền thống…, áp dụng phương pháp săn tìm kho báu (takaramono sagashi) của Nhật Bản trong việc tìm kiếm, khai thác và thương mại hóa các sản phẩm du lịch có giá trị của địa phương.
Bên cạnh đó, JICA còn đầu tư các dự án hỗ trợ làng nghề Quảng Nam phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông qua các hoạt động: Hỗ trợ thiết kế và cải tạo một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm của nghệ nhân; nâng cao năng lực của các nghệ nhân thông qua các buổi hội thảo tập huấn hướng tới sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của khách du lịch.
Tuy các dự án JICA ở tỉnh Quảng Nam không lớn về quy mô, giá trị nhưng đều là những dự án được truyền thêm hơi thở mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững nhờ những cam kết đồng hành phát triển của JICA cùng với quyết tâm và sự chủ động vào cuộc của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua – ông Konaka Tetsuo mong muốn.
Theo Danviet
Bờ kè cứng biển Cửa Đại bị sóng biển "nuốt chửng"
Hàng chục mét bờ kè bằng bê tông ở biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) đã bị sóng lớn "nuốt chửng".
Theo quan sát của PV, tại 2 vị trí nằm giữa 2 khu resort Fusion Alya và Sunrise bị sóng biển tấn công và sạt lở hoàn toàn, đoạn sạt lở ước chừng hơn 10m. Những khối bê tông to sau khi đổ sập đã bị nước biển nhấn chìm và cuốn trôi. Những đợt sóng lớn đang tiếp tục khoét sâu vào các điểm bờ kè, tạo thành hố sâu hoắm bên trong.
Hàng chục mét bờ kè bê tông tại công trình kè chắn sóng biển Cửa Đại đã bị sạt lở nghiêm trọng
Ngoài 2 đoạn bờ kè bị sóng biển "nuốt chửng", trên tuyến kè cứng này vẫn còn một số điểm được gia cố tạm bợ bằng hàng trăm bao cát lớn. Đó là cách khắc phục sự cố vỡ bờ kè xảy ra vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018 của chính quyền địa phương.
Nhiều khối bêtông lớn sau khi đổ sập đã bị nước biển nhấn chìm và cuốn trôi
Ngày 11/4, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch TP Hội An - cho biết, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh vừa qua, tuyến bờ kè bằng bê tông bờ biển Cửa Đại bị sóng đánh vỡ toác nhiều đoạn. Theo ông Hùng, có khoảng 50m bờ kè bị sóng biển đánh hư hỏng.
Về việc sạt lở có ảnh hưởng đến khu dân cư hay các khu nghỉ dưỡng hay không, ông Hùng cho biết, các điểm sạt lở này nằm trên đường ĐT603 không ảnh đến khu dân cư bên trong cũng như các khu nghỉ dưỡng; tuy nhiên có một điểm sạt lở ảnh hưởng đến đường cáp ngầm điện dẫn ra Cù Lao Chàm.
Những đợt sóng bung bọt trắng xóa đang tiếp tục khoét sâu vào các điểm bờ kè, tạo thành hố sâu hoắm vào bên trong
"TP Hội An đã yêu cầu tư vấn thiết kế dùng máy siêu âm và đo hết rồi. Hôm qua, Ban quản lý dự án đã báo cáo phương án ở Sở NN-PTNT tỉnh rồi. Sau khi tỉnh thống nhất thì sẽ sửa ngay trong thời gian sớm nhất có thể. Tất nhiên là trong mùa này chứ không để đến mùa mưa. Dự kiến khái toán khoảng 14 tỉ đồng", ông Hùng nói.
Được biết, công trình kè bờ biển Hội An chống biển xâm thực được đầu tư gần 300 tỷ đồng, được xây dựng tại phường Cẩm An, Cửa Đại, TP Hội An với tổng chiều dài tuyến kè 7.600m. Kè được chia thành 2 đoạn gồm đoạn Cửa Đại dài 3.370m với 224 phân đoạn chính, mỗi phân đoạn dài 15m và 1 phân đoạn lẻ dài 10m; đoạn Cẩm An dài 4.230m với 282 phân đoạn, mỗi phân đoạn dài 15m.
Những bao cát được trấn giữ tạm ở những điểm bờ kè bị sóng đánh sạt
Kết cấu kè bằng tường chắn sóng kết hợp chắn đất bên trong là loại tường bê tông cốt thép, mặt tường giáp biển lượn cong để hắt sóng, mặt trong thẳng đứng, trồng cỏ chống xói lở và trồng dừa chống gió, cát...
Tường chắn sóng kết hợp chắn đất bên trong là loại tường bê tông cốt thép M250, mặt tường giáp biển lượn cong để hắt sóng, mặt trong thẳng đứng. Đỉnh tường rộng 0.7cm. Sau lưng tường bố trí tầng lọc ngược thoát nước thấm và kết cấu chống xói chân kết hợp làm thềm giảm sóng có kết cấu bằng đá đổ Granit khối lớn, đường kính trung bình viên đá 50-60cm...
Công Bính
Theo Dantri
Hội An xây công viên, đài tưởng niệm 32 tỷ đồng Khu công viên - đài tưởng niệm ở TP Hội An có kinh phí đầu tư dự kiến 32 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Ngày 7/8, ông Lê Chơi - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP Hội An (Quảng Nam) cho biết, cơ quan này đang đứng ra kêu gọi đóng góp để xây...